Chủ Nhật , 28 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Vâng Lời Đức Chúa Giê-su

Vâng Lời Đức Chúa Giê-su

Bài trước:

Vâng Theo Mọi Lời Chúa Giê-su Đã Truyền

Môn đồ vâng theo mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su

Từ môn đồ có nghĩa là học trò. Từ ngữ này diễn tả một người được đỡ đầu đi theo và học hỏi những lời giáo huấn và dạy dỗ từ người thầy của mình. Từ ngữ này nói về một người tiếp nhận lối sống của thầy mình. Trong thế kỷ đầu tiên, mối quan hệ trong việc môn đồ hóa được dựa trên sự thân mật và vâng lời. Chắc chắn Đức Chúa Giê-su đã phán những lời sau để kết nối hai điều trên với nhau:

Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta. (Giăng 14:15)

Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài. (Giăng 15:10)

j 15

Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. (Giăng 15:14)

Một vài tháng trước, tôi đã dùng bữa trưa cùng một số mục sư và các giáo sư trong Chủng viện Thần học. Tôi đã hỏi họ những câu hỏi mà tôi đã vật lộn với chúng: “Tôi có thật sự tin Đức Chúa Giê-su có nghĩa là tất cả mọi điều mà Ngài phán, và nếu tôi tin thì đời sống của tôi sẽ khác đi thế nào?” Tôi kinh ngạc trước câu trả lời của họ. Một người đã kể với chúng tôi rằng ông vừa mới giảng một bài giảng về sự vâng lời. Một người khác thì thuật lại chuyện ông ấy đã giảng về việc vâng lời Đức Chúa Giê-su như thế nào trong lớp học của ông. Người thứ ba kể rằng một tuần trước đó ông đã chia sẻ sứ điệp về sự vâng lời Đức Chúa Giê-su trong một buổi ăn trưa của các mục sư. “Rất tốt,” tôi đáp, “nhưng các ông có đang thật sự vâng theo mọi điều Đức Chúa Giê-su đã phán, hay là các ông chỉ đang nói về điều đó? Quan ngại của tôi đó là chúng ta rất thường xuyên bị rơi vào cái bẫy hay nói về Cơ Đốc Giáo chân thật nhưng lại không sống theo những điều đó.” Tôi nói tiếp: “Tôi không muốn mắc tội vì chỉ đơn thuần nói về Cơ Đốc Giáo chân thật nhưng lại chưa từng sống theo những điều đó.”

Không riêng tôi cảm thấy thất vọng. Một triết gia người Đan Mạch ở thế kỷ mười chín tên Soren Kierkegaard đã viết:

Vấn đề khá đơn giản. Kinh thánh thật sự dễ hiểu. Nhưng chúng ta, những Cơ Đốc Nhân, là những kẻ bịp bợm đầy xảo quyệt. Chúng ta giả vờ như mình không thể hiểu Kinh Thánh bởi vì chúng ta biết rằng một khi chúng ta hiểu Kinh Thánh, chúng ta buộc phải làm theo. Hãy lấy bất kỳ lời nào trong Tân Ước và quên đi tất cả những điều khác, chỉ tự hứa nguyện với chính mình rằng tôi sẽ làm theo. Có lẽ bạn sẽ phản ứng rằng: thưa Chúa, nếu con làm thế, cả cuộc đời của con sẽ bị hủy hoại.3

Kierkegaard không dừng lại tại đó. Ông viết tiếp rằng:

Các học giả Cơ Đốc là một phát hiện vĩ đại của Giáo Hội để bảo vệ chính họ khỏi những ràng buộc của Kinh Thánh, để đảm bảo rằng chúng ta có thể trở nên những Cơ Đốc Nhân tốt mà không phải đến quá gần với Kinh Thánh… Điều tệ hại là phải rơi vào tay của Đức Chúa Trời hằng sống. Vâng, điều đáng sợ hơn nữa đó là một mình đối diện với Tân Ước.4

Tôi sợ rằng điều đó đã hiện diện trong phần lớn khoảng thời gian bảy năm mà tôi đã có đặc ân được viết sách, giảng dạy, thực hiện các buổi chuyên đề, và giảng những bài giảng về Cơ Đốc Giáo. Song, tôi đã không hoàn toàn sống đạo như những điều các sách Phúc Âm đã đòi hỏi.

Nói về những điều “các sách Phúc Âm đòi hỏi” có thể gây khó chịu. Chúng ta cần phải hiểu rõ về việc: Đức Chúa Trời đòi hỏi vâng lời trọn vẹn những mệnh lệnh của Ngài. Hãy xem những lời phán của Đức Chúa Giê-su sau đây:

Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa,” thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. (Ma-thi-ơ 7:21)

Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. (Ma-thi-ơ 7:24)

David Platt đã nắm bắt tầm quan trọng của những câu Kinh Thánh trên khi phát biểu như sau: “Đầu tiên, từ khi bắt đầu, bạn cần phải cam kết tin vào tất cả mọi điều Đức Chúa Giê-su phán… kế đến bạn cần cam kết vâng theo mọi điều bạn đã nghe. Phúc âm không chỉ đơn thuần thúc giục bạn phải suy ngẫm, nhưng phúc âm đòi hỏi một sự đáp ứng… ‘tôi sẽ phải làm gì?’”5

  1. T. Studd là một trong số những người hùng của tôi. Ông là một người khá giả, tốt nghiệp Đại học Cambridge, ông vô tình trở nên một vận động viên cricket giỏi nhất thế giới trong thời điểm cricket là một trong những môn thể thao phổ biến nhất thế giới. Ông là vận động viên nổi tiếng nhất vào cuối những năm 90. Song, ông đã từ bỏ tất cả để vâng theo tiếng gọi truyền giáo đến Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại một buổi tiệc trưa của các doanh nhân, ông đã kể lại câu chuyện cuộc đời ông đã thay đổi như thế nào khi vâng theo mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su:

“Tôi từng có một tôn giáo khác: săn lùng những lẽ thật được che giấu trong Kinh Thánh một cách đầy nhạy bén, hồi hộp. Tuy nhiên tôi không có sự vâng lời, không có sự hy sinh. Rồi một cơ hội đến. Điều chân thật đã đến với tôi… Những lời nói trở thành tín điều. Những mệnh lệnh của Đấng Christ không chỉ đơn thuần là lời kể lại trong ngày Chủ Nhật, nhưng đó là tiếng hô xung trận để làm theo…”6

Thật vậy, Đại Mạng Lệnh và những mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su chính là “tiếng hô xung trận” để chúng ta làm theo. Bạn có đang vâng theo tiếng hô xung trận của Đức Chúa Giê-su không?

 

Môn đồ hóa có cực đoan không?

Môn đồ hóa không đơn thuần là vấn đề ghi nhớ thông tin. Nhưng môn đồ hóa là thực hành theo một lối sống. Đó là lối sống từ bỏ trọn vẹn để yêu kính Đức Chúa Trời và vâng theo mệnh lệnh của Ngài. Tuy nhiên, môn đồ hóa đã bị bóp nghẹt bởi Giấc Mơ Mỹ (mọi người đều có cơ hội bình đẳng để thành công và thịnh vượng) đến nỗi môn đồ chân thật bị cho là cực đoan và phi hiện thực. Francis Chan đã tuyên bố rằng: “Hiếm có ai suy nghĩ đến việc nghiêm túc tiếp nhận từng lời từng chữ mà Đấng Christ đã phán. Chỉ có những người “cực đoan”, “bất ổn” và “quá nhiệt tình.’”7

Ông viết tiếp rằng: “Những người lãnh đạm cảm động trước những câu chuyện về những người làm các công việc cực đoan cho Đấng Christ, song họ không làm theo những điều đó. Họ cho rằng những hành động như thế là dành cho những Cơ Đốc Nhân “quá khích”, chứ không dành cho những người trung dung. Những người lãnh đạm gọi sự ‘cực đoan’ là điều Đức Chúa Giê-su mong đợi ở các môn đồ của Ngài.”8

Một người bạn của Shane Claiborne đã nói với anh rằng: “Tôi bỏ Cơ Đốc Giáo để đi theo Đức Chúa Giê-su.” Trong cuốn: Cuộc Cách Mạng Không Thể Tránh: Sống như một người cực đoan bình thường (The Irresistible Revolution: Living as an Ordinary Radical), Shane đã viết rằng: “Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quyết định thật sự đi theo Đức Chúa Giê-su.”9 Khi anh và một số ít người bạn của mình bắt đầu cố gắng sống theo điều đó, những người khác đã gọi họ là “những người cực đoan.” Anh viết rằng: “nếu chúng ta hiểu từ cực đoan theo nghĩa là ‘triệt để’ thì tôi nghĩ rằng đó là từ đúng đắn để nói về những điều mà chúng tôi đang làm, đó là: đi đến tận gốc rễ ngọn ngành ý nghĩa của việc trở nên những môn đồ Đấng Christ. Mặc dầu vậy, tôi nghĩ đa số các trường hợp, nếu những điều mà chúng ta đang làm bị cho là cực đoan thì điều đó bày tỏ sự lãnh đạm của Cơ Đốc Giáo Phương Tây nhiều hơn là chỉ về bản chất môn đồ của Đức Chúa Giê-su.”10 Lần cuối cùng bạn bị người khác nói bạn là một “môn đồ cực đoan” của Đức Chúa Giê-su là khi nào?

(Còn nữa)

Dave Earley and Rod Dempsey

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn