Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / Viện đào tạo môn đồ / Sách giáo khoa / TIN LÀNH CHO NGƯỜI PHẬT GIÁO

TIN LÀNH CHO NGƯỜI PHẬT GIÁO

TIN LÀNH
CHO NGƯỜI PHẬT GIÁO 

tinlanh

DẪN NHẬP
Khảo cứu Phật giáo là một việc khó, vì không biết dựa vào đâu mà nói cho đủ. Phật giáo không có kinh điển rõ ràng, tín đồ chia thành hàng ngàn tông phái với những giáo lý đối chọi nhau. Nhất là không có tư tưởng rường cột nào được giải đáp dứt khoát. Tất cả các sách kinh điển Phật giáo có hàng ngàn năm sau khi Phật Thích Ca viên tịch. Vì thế, tất cả những điều về lịch sử cũng như về giáo lý của Phật giáo không chắc gì là của Phật Thích Ca. Trong quyển “Phật giáo tinh hoa” có nói:
“Theo nhà Phật thì không nên núp theo bóng ai để cầu Đạo, vì chỉ có những hiểu biết gì do mình tìm ra mới thật là hiểu biết mà thôi.”. “Người học Phật trước hết phải biết tư tưởng theo mình, không nên nô lệ bất cứ một kẻ nào khác, hay một học thuyết, đạo đức, luân lý nào cả.”
Phật dạy rằng: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu phật tánh” (Mỗi chúng sinh đều có tánh Phật). Vậy thì không nên đi cầu Phật ở ngoài, mà chỉ nên cầu Phật ở nơi mình. Nếu chúng ta quan niệm như vậy thì mỗi phật tử là một “Phật giáo”, vậy thì thật là khó hiểu.

buddhist-temple

KHÁI NIỆM VỀ PHẬT GIÁO
Về mặt giáo lý, Phật giáo trước hết kêu gọi sự đại hùng – đại lực. “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” nghĩa là cá nhân muốn tìm giải thoát thì không nên ỷ lại vào một uy lực nào ngoài mình để cứu rỗi được mình. Những kẻ giàu song ỷ lại, không thể nào đi đến giải thoát. Điều quan trọng nhất mà Phật không ngớt căn dặn: “Các bậc Như Lai chỉ làm có cái việc là chỉ đường thôi. Mỗi người phải tự mình đi đến, chứ không ai đi thế cho ai được cả.”
Kinh Viên Giác nói: “Các lời dạy của Kinh sách chẳng qua như ngón tay để chỉ mặt trăng. Nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết cái để chỉ mặt trăng ấy chẳng phải là mặt trăng. Hết thảy bao nhiêu lời nói của Như Lai khải thị Bồ Tát đều cũng như thế cả.”
Đại Thừa Kim Cang kinh cũng nói: “Nhược di sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, xin được tạm dịch là “Nhược bằng kẻ nào dùng hình tượng, dùng các thứ âm sắc là người đi theo tà đạo thì không bao giờ gặp được Như Lai”.
Với chủ thuyết đó, Phật tử sẽ không còn tánh ỷ lại thần quyền, ỷ lại bất cứu một tha lực nào để cầu sự cứu rỗi, mà chính mình là Đấng Thượng Đế của mình chứ không có một Thượng Đế nào ngoài mình cả (PGTH).
Trái với sự tin tưởng của nhiều người, Đức Phật chẳng bao giờ tự xưng là có thần tánh. Đức Phật theo chủ nghĩa bất khả tri luận về vấn đề Thượng Đế có hiện hữu hay không. Phật còn nhấn mạnh rằng: Nếu Thượng Đế hiện hữu, Ngài cũng không thể nào giúp được cho một ai giác ngộ. Mỗi người phải tự giác ngộ lấy. Đạo Phật còn dạy phải trừ diệt những quan niệm về Thượng Đế, linh hồn, thiên đàng, hỏa ngục… vì những tư tưởng đó vô ích, chỉ đem đến sự lo lắng, sợ hãi, và như vậy là đem đến đau khổ, con đường duy nhất của Phật giáo là Diệt Khổ.
Cần quan sát sơ lược bối cảnh xã hội và tôn giáo Ấn Độ đương thời Phật Thích Ca, để hiểu được nguyên nhân hình thành các quan niệm trên.

A. Tứ Diệu Đế
Đây có thể gọi là tất cả tinh hoa của Phật giáo nguyên thủy đã được Đức Phật thuyết pháp tại Bénarê.
1. Khổ Thánh Đế: Đời là khổ.
2. Tập Thánh Đế: Nguồn gốc sinh ra khổ là ước vọng, là thèm muốn.
3. Diệt Thánh Đế: Vậy thì muốn hết khổ, tiêu diệt cái khổ thì phải diệt lòng ham muốn, gọi là diệt khổ.
4. Đạo Thánh Đế: Con đường đưa đến diệt được khổ, dẫn đến giải thoát là con đường bát chánh (Bát Chánh Đạo).

B. Niết Bàn
Đã thấy rõ căn nguyên sự khổ thì ta cứ lần lượt diệt hết các nhân quả ấy. Nếu nhờ noi theo Bát Chánh Đạo để được giác ngộ và thắng hơn dục vọng, người ta sẽ đạt được cái gọi là Niết Bàn. Đó là sự hư vô hoàn toàn, sự việc cũng giống như một ngọn đèn bị tắt đi vậy.
Niết Bàn là mục tiêu tối hậu của Phật giáo. Niết Bàn không phải là một nơi chốn, không phải là một cõi Thiên Đàng như nhiều người tưởng. Nhưng nó là một cõi chân giác, một trạng thái siêu siêu về mặt tâm thức.
Niết Bàn là phiên âm do tiếng Phạn bởi từ Nirvána, do động từ Nirvâti, có nghĩa là: dập tắt đi. Đó là một tình trạng mà trong đó, ý tưởng và cảm xúc không còn nữa, và ta có ý thức rằng những dục vọng đã bị tiêu diệt. Vậy, Niết Bàn chỉ là một tình trạng của tâm hồn đã thoát cõi vô minh mê lầm để vào cõi giác, chứ không phải là một cõi hạnh phúc nào như cõi Thiên Đàng. Nó kết liễu kiếp luân hồi và nghiệp báo. Và khi con người đó chết đi, thì tan biến vào vũ trụ.
Vậy chúng ta có thể định nghĩa Niết Bàn là cõi không-gì-cả, hay là không-không-gì-cả, không đến nỗi cái Không cũng không có luôn. Từ trước và sau khi đức Thích Ca nhập Niết Bàn thì Phật Giáo cũng không có bất cứ một ai tự nhận mình đã nhập Niết Bàn như Đức Thích Ca. Vì thế Niết Bàn là một trạng thái tâm hồn mà chưa ai kinh nghiệm được, vì thế không ai có thể biết Niết Bàn là gì cả ngoài những tưởng tượng và những định nghĩa văn tự tạm bợ. Tới đây chúng ta có thể thấy cái mâu thuẫn lớn nhất trong Phật Giáo là con người phải tự mình cố gắng hết sức mình để đạt tới cái mà mình chưa biết chắc cũng như chưa ai biết cái đó là cái gì.

C. Ngũ Giới Cấm (Nhơn Thừa)
Nếu giữ được các giới này thì đạt được Tiểu Thừa.
Giới
Ý nghĩa
1. Nhất viết bất sát sanh
Một lả không được sát sanh
2. Nhị viết bất đạo
Hai là không tin tà đạo
3. Tam viết bất dâm
Ba là không dâm dục
4. Tứ viết bất vọng ngôn
Bốn là không được nói bậy, hỗn xược
5. Ngũ viết bất ẩm tửu
Năm là không uống rượu
Phật giáo Đại Thừa không chấp vào các giới luật, xem các giới luật là vô ngã. Đại thừa quan niệm tu hành có thể cần giới luật mà cũng có thể không cần đến giới luật.

D. Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Kinh dạy 10 điều làm lành)
Là mười điều lành thuộc về ba điểm: Tư tưởng, Hành vi và Ngôn ngữ

Ý nghĩa
1. Tư tưởng
Không tham

Không sân

Không si
2. Ngôn ngữ
Không nói dối

Không đặt điều

Không lật lưỡng hai lời

Không nói điều hung ác
3. Hành vi
Không sát sinh

Không trộm cắp

Không tà dâm

E. Bồ Tát Thừa (Lục Độ)
Tự giác nhi giác tha, tức là sáu phép Ba-la-mật (độ qua bên kia bờ giác)
Giác
Ý nghĩa
Bố thí Ba-la-mật
Tài thí, pháp thí, vô úy thí
Trì giới Ba-la-mật

Nhẫn nhục Ba-la-mật
Nhịn nhục
Tinh tấn Ba-la-mật

Thiết định Ba-la-mật

Trí huệ Ba-la-mật
Trung thành
Trong Phật giáo có 84000 phép tu. Trên đây chỉ là con số tượng trưng.
Tất cả ngôn ngữ Phật Học trên đây đều được viết đúng hết. Nhưng các định nghĩa văn tự trong Phật Giáo chỉ là tương đối về mặt văn tự mà thôi. Cái chân nghĩa thì phi văn tự, phi ngôn ngữ (vô ngôn tịch tịnh) là cái mà chưa ai biết gì cả, vì thế, người ta phải tu hàng tỷ kiếp mới có thể biết được.
Phật Giáo cho rằng con trâu cũng sẽ thành Phật, con vi trùng cũng sẽ thành Phật, (mọi loài đều sẽ thành Phật nếu biết tu đúng cách), nhưng dĩ nhiên con người là loài dễ thành Phật nhất (theo giáo lý Phật Giáo). Dễ thành Phật nhất nhưng có thể phải tu hàng tỷ kiếp, hoặc vô số kiếp thì mới có thể thành Phật được. Chính vì thế mà rất khó thành Phật, và trong lịch sử nhân loại và lịch sử Phật Giáo thì chỉ có một Đức Thích Ca là người đã thành Phật mà thôi. Còn vô số các vị Phật khác không phải là người sinh ra trên thế gian nầy. Tên của họ được biết đến là nhờ Đức Thích Ca biết họ và nói về họ chứ loài người thì chưa ai biết.

Giải Quyết Các Vấn Đề
A. Sự Dị Biệt Giữa Phật Thích Ca và Chúa Jesus
Đời sống của Phật Thích Ca được chia làm ba giai đoạn:
Thái tử: Ðức Phật giáng sinh vào năm 623 BC tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) khoảng 15 cây số, nay là xứ Ruminidhehi, thuộc quản hạt Aouth, phía Tây Nam xứ Népal và phía Ðông Rapti. Song thân Ngài là Quốc vương Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Màyà (Ma Da). Thuộc dòng dõi Sakya (Thích Ca), Vua Suddhodana trị vì một vương quốc nằm ở ven sườn dãy núi cao ngất trời – Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) – nằm phía Ðông-Bắc Ấn Ðộ, thủ phủ là Kapilavastu, nay là Népal. Ðịa điểm thủ phủ này nay được nhận ra là Bhulya trong quận Basti, cách Bengal 3 cây số nằm vào hướng Tây-Bắc nhà ga xe lửa Babuan.
Tăng sĩ Gotama: Có bốn giai đoạn
Tu khắc khổ
Khất sĩ
Tu thiền
Giác ngộ
Thích Ca Mâu Ni hành đạo.

Sự không rõ ràng trong vấn đề lịch sử của Đức Phật:
Đại Hội Phật Giáo Thế Giới họp tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952 đã thống nhất:
Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 trước TL, nhập niết bàn năm 554 trước CN.
Phật lịch được tính từ năm Đức Phật nhập niết bàn: 554 trước CN.
Đến Đại Hội Phật Giáo thế giới họp tại Phnom Penh (Kampuchia) thống nhất ngày đản sinh của Đức Phật là ngày Rằm tháng Tư âm lịch.
Theo Phật Giáo Bắc Tông: Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh ngày mồng 8-4, xuất gia đêm mồng 8-2, thành đạo ngày 8-12, nhập niết bàn ngày 15-2 âm lịch. Thái tử xuất gia năm 19 tuổi, 5 năm tìm thầy học đạo, 6 năm khổ hạnh trong rừng già, 49 ngày tự tu thiền định, thành đạo năm 30 tuổi. Hóa độ trong 49 năm.
Theo Phật Giáo Nam Tông: lấy ngày Rằm tháng Tư để kỷ niệm ba đại lễ: Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn. Thái tử xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi. Hóa độ trong 45 năm.

COAhYE

Thời gian Chúa Cứu Thế Jesus tại thế có thể chia làm 5 giai đoạn:
Lời tiên tri dự ngôn: xảy ra vào thời gian khoảng 600 năm trước Chúa Jesus giáng thế. Tiên tri Isaiah được mặc khải bởi Đức Chúa Trời, nói tiên tri về Sự Giáng Sinh của Chúa Jesus, về cuộc đời Ngài và về sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá cũng như việc Ngài chiến thắng sự chết, sống lại sau 3 ngày.
Dự ngôn sự giáng sinh của Chúa Jesus: (I-sa 9:1-7 BDM)
Dự ngôn về những gì Chúa Jesus sẽ làm cho loài người: (I-sa 11 BDM)
Dự ngôn về sự chết của Chúa Jesus: (I-sa 53 BDM)
Chúa Jesus giáng sinh
Chúa Jesus hoàn thành nhiệm vụ của một người con đối với cha mẹ mình nơi trần gian trong 30 năm.
Chúa Jesus hoàn thành công việc của Đức Chúa Trời trong 3 năm : Chúa Jesus ra đi rao truyền Phúc Âm cứu rỗi của Đức Chúa Trời, tức là lời và ý định của Thượng Đế dành cho con người.
Chúa Jesus chết, sống lại sau 3 ngày. Sau đó, Chúa Jesus thăng thiên về trời.

Tóm lại, chúng ta dễ dàng  so sánh như sau:
Jesus Chirst và Phật Thích Ca
So Sánh Chung
Sanh ra cách ngẫu nhiên: Phật Thích Ca
Trước khi sanh ra đã có lời tiên tri: Jesus Chirst
Thông minh và tài giỏi nhờ được dạy dỗ: Phật Thích Ca
Thông minh, quán triệt không do ai dạy dỗ: Jesus Chirst
Không nói được tiên tri: Phật Thích Ca
Nói tiên tri về nhiều việc: Jesus Chirst
Dùng sức riêng tạo bùa phép hữu hạn: Phật Thích Ca
Quyền phép vốn có và vô song: Jesus Chirst
Già thì tịch diệt: Phật Thích Ca
Chết trên Thập Tự Giá, sau ba ngày sống lại: Jesus Chirst
Phẩm Tính
1. Đại hùng đại lực: thắng người đã là một chuyện khó, nhưng Đức Phật thắng được chính mình, thắng được những dục vọng thấp hèn của chính bản thân mình, đây là điều khó hơn rất nhiều.
“22 Ngài không hề phạm tội, và nơi miệng Ngài không hề có lời dối trá nào.” (1 Phê-rơ 2:22 Bản dịch mới (BDM))

Ngoài khả năng “Đại hùng đại lực” của Đức Phật, Jesus Christ còn có khả năng: chữa bệnh và làm phép lạ (xem thêm 4 sách Phúc Âm), … mà quan trọng nhất là Chúa Jesus chiến thắng sự chết (Chúa chết, sau 3 ngày thì Ngài sống lại và thăng thiên, đúng như lời dự báo gần 600 năm trước khi Ngài giáng thế của tiên tri Isaiah – xem thêm I-sa 9:1-7 BDM).
2. Đại từ đại bi: Đức Phật có lòng từ bi vô lượng mà đi tìm con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh, chứ không vì quyền lợi hạn hẹp của riêng mình hay gia đình giòng họ hoặc quốc gia mình
Đức Chúa Trời đã không tiếc chính con trai một của mình, đem huyết vô tội đổ ra để cứu chuộc tội lỗi của cả nhân loại, để nhân loại biết Ngài là Cha, là Chúa, và trở về cùng sống hạnh phúc với Ngài:

“16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nhận Đấng ấy sẽ không bị hư mất, mà được sự sống vĩnh phúc.” (Giăng 3:16 BDM)
3. Đại hỷ đại xả: Đức Phật quyết tâm từ bỏ cuộc sống đầy sung sướng trong cung vàng điện ngọc, từ bỏ địa vị đầy quyền uy để mà dấn thân vào con đường cực kỳ gian khổ tìm ra chân lý giải thoát chúng sinh khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Jesus không cần phải đi tìm Chân lý bởi vì chính Ngài là Chân lý. Ngài từ bỏ ngôi cao sang vinh hiển ở thiên quốc, xuống thế gian để cứu vớt kẻ có tội.

“6 Đức Jesus đáp: ‘Ta chính là Con Đường, Chân Lý và Nguồn Sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được’.” (Giăng 14:6 BDM)

B. Lời Tiên Tri Của Đức Phật So Với Kinh Thánh
Sách “Phật Tòng Nguyên Lý”, trích quyển Từ Điển Thành Ngữ Danh Nhân Thế Giới; mục Phật học, Phật giáo, được ghi lại trong sách Tiếp Pháp của Trương Văn Tảng, trang 22, do Đại Bộ Tam Kỳ xuất bản có chép:
“Khi Phật Thích Ca sắp sửa nhập Niết Bàn, thì đệ tử của Ngài là Ananda rơi lụy mà hỏi rằng:
– Bẩm tôn sư, khi Ngài nhập Niết Bàn, thì ai sẽ dạy bảo chúng con?
Phật Thích Ca đáp:
1. “Ta đây không phải là vị Phật đầu tiên, cũng không phải là vị Phật cuối cùng…”

Chúa Jesus là Đấng đầu tiên và là cuối cùng, là Đấng hằng sống.

“8 Chúa là Đức Chúa Trời phán: ‘Ta là Anpha và Omêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng.’….
17 … ‘Con đừng sợ! Ta là Đầu Tiên và Cuối Cùng, 18 là Đấng hằng sống; Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và Âm Phủ.’ (Khải Huyền 1: 8; 17; 18 BDM)
2. “… Nhưng ngày giờ hầu đến, sẽ có một Đấng khác xuất hiện cứu đời…”
Chúa Jesus đến để tìm và cứu những kẻ bị hư mất.

“10 Vì con người đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất.” (Luca 19:10 BDM)
“21 Nàng sẽ sinh một trai, hãy đặt tên là Jesus, vì Ngài sẽ cứu dân tộc mình thoát khỏi tội lỗi.” (Mathiơ 1:21 BDM)
“28 Vậy Chúa Cứu Thế đã hy sinh một lần để xóa bỏ tội lỗi của nhiều người. Ngài sẽ xuất hiện lần thứ nhì, không phải để gánh tội lỗi nữa, nhưng để cứu rỗi những người trông đợi Ngài.” (Hê-bơ-rơ 9:28 BDM)
3. “… Đó là Đấng độc nhất vô song…”
Chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung bảo.

“5 Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Gian giữa Đức Chúa Trời và nhân loại, là Chúa Cứu Thế Jesus, cũng là người.” (I Ti-mô-thê 2:9 BDM)
“12 Không có sự cứu rỗi trong một ai a khác cả, vì dưới trời không có Danh nào khác được ban cho loài người để chúng ta phải nhờ Danh ấy mà được cứu.” (Công vụ 4:12 BDM)
“22 Hỡi tất cả mọi người ở tận cùng quả đất, hãy quay lại cùng Ta để được cứu rỗi, vì Ta là Đức Chúa Trời, không có Đấng nào khác.” (I-sa 45:22 BDM)
“39 Hãy nhìn xem, chính ta là Đức Chúa Trời, ngoài Ta ra, không có thần nào khác. Ta khiến chết, Ta bảo tồn mạng sống, Ta đánh bị thương và Ta cũng chữa lành, nào có ai giải thoát khỏi tay Ta.” (Phục Truyền 4:39; 6:4 BDM)

* Chú thích thêm
a (Công vụ 4:12 BDM): kể cả các thần linh hay giáo chủ
4. “…Đó là Đấng cực kỳ cao thượng và Đấng chủ tể của các thần thánh và loài người…”
Mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất phải quì xuống khi nghe Danh Jesus.

“10 Để khi nghe đến danh của Đức Chúa Jesus, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất đều phải quỳ xuống, 11 Và mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Jesus là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha.” (Philíp 2:10,11 BDM)
“16 Trên áo và trên đùi Ngài có ghi danh hiệu:
VUA CỦA CÁC VUA và CHÚA CỦA CÁC CHÚA.” (Khải Huyền 19:16 BDM)
5. “… Đấng đó sẽ dạy dỗ các con một mối đạo vinh diệu buổi sơ khai …”
Ban đầu (buổi sơ khai), Đức Chúa Trời dựng nên trời đất, muôn vật bởi Chúa Jesus làm nên.

“1 Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất.” (Sáng Thế 1:1 BDM)
“3 Tất cả đều được Ngài sáng tạo. Không gì hiện hữu mà không do Ngài. 4 Trong Ngài có nguồn sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.” (Giăng 1:3,4 BDM)
6. “… Vinh diệu buổi thịnh hành …”
Bây giờ hãy đến tin nhận Chúa Jesus thì tội được tha, linh hồn được cứu và đời sống được đổi mới.

Xem thêm: Giăng 3:36, Roma 8:1, IICorinto 5:17 , 1.Phierơ 1:23

images (1)

Chúa Jesus thay đổi lòng dạ con ngưòi chứ không phải tu sửa.
“26 Ta sẽ ban cho các ngươi một tấm lòng mới và đặt một thần linh mới trong các ngươi; ta sẽ bỏ đi tấm lòng bằng đá khỏi xác thịt các ngươi và ban cho các ngươi tấm lòng bằng thịt.” (Ê-xê-chi-ên 36:26 BDM)

7. “… Vinh diệu buổi kết thúc…”
Ngài Chúa tái lâm, mọi người sẽ sống lại. Con cái Chúa được ở trong thành thánh, được sống đời đời với Chúa.

“13 Thưa anh chị em, chúng tôi không muốn để anh chị em đau buồn như những người khác không có hy vọng. 14 Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những người đã ngủ trong Đức Giê-su về cùng Ngài. 15 Vậy, theo lời Chúa dạy, chúng tôi nói cho anh chị em biết điều này: Chúng ta là những người đang sống mà còn lại khi Chúa quang lâm, chúng ta sẽ không đi trước những người đã ‘ngủ’. 16 Vì khi mệnh lệnh ban ra cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên thì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống. Bấy giờ những người chết trong Chúa Cứu Thế sẽ sống lại trước hết, 17 rồi đến chúng ta là những người đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây để nghênh tiếp Chúa trên không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi. 18 thế thì, anh chị em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 BDM)
“4 Tôi thấy các ngai và những người ngồi trên ngai được ban cho quyền xét xử. Tôi cũng thấy linh hồn những người đã bị chém đầu vì làm chứng về Đức Jesus và vì Lời Đức Chúa Trời, cùng linh hồn của những người không chịu thờ lạy con thú và thần tượng nó, không nhận dấu ấn của nó trên trán hoặc trên tay. Họ đều sống lại và trị vì với Chúa Cứu Thế suốt một ngàn năm. 5 Những người chết khác chưa được sống lại cho đến khi hết hạn một ngàn năm. Đây là sự sống lại thứ nhất.
….
1 Rồi thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước hằng sống trong như pha lê chảy ra từ ngai Đức Chúa Trời và ngai Chiên Con, 2 chảy giữa đại lộ của thành phố. Hai bên bờ sông trồng cây hằng sống ra trái hai mùa, mỗi tháng một lần kết quả, lá cây dùng chữa bệnh cho các dân tộc. 3 Tại đó sẽ không còn nghe lời nguyền rủa. Ngai Đức Chúa Trời và ngai Chiên Con sẽ đặt trong thành; các đầy tớ Chúa sẽ phụng vụ Ngài. 4 Họ sẽ được thấy mặt Ngài và Danh Ngài được ghi trên trán họ. 5 Đêm tối không còn nữa. Họ sẽ không cần đèn hay ánh sáng mặt trời vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng họ và họ sẽ trị vì cho đến đời đời.” (Khải Huyền 20:4,5 ; 22:1-5 BDM)

* Xem thêm Khải Huyền đoạn 21 BDM.
8. “…Chính Đấng đó đã sống một đời sống hoàn toàn thánh khiết.”
Chúa Jesus là Đấng vô tội.
“15 vì chúng ta không có một vị thượng tế chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng vị thượng tế này đã chịu cám dỗ đủ mọi mặt cũng như chúng ta song không hề phạm tội.” (Hê-bơ-rơ 4:15 BDM)
“22 Ngài không hề phạm tội, và nơi miệng Ngài không hề có lời dối trá nào.” (1 Phê-rơ 2:22 BDM)
“19 Khi Phi-lát đương ngồi xử án, vợ ông sai người đến nói: “Đừng đụng đến người công chính đó vì hôm nay tôi bị khổ sở nhiều trong giấc chiêm bao về người đó.” (Mathiơ 27:19 BDM)
“14 Các ngươi giải nộp người này cho ta như một kẻ xúi dân nổi loạn, nhưng điều tra trước mặt các ngươi, ta chẳng thấy người này phạm tội ác nào như lời các ngươi tố cáo. 15 Vua Hê-rốt cũng thế, vì đã giao trả người về cho ta. Vậy, người này không làm gì đáng chết cả, 16 nên ta sẽ đánh đòn rồi thả ra.” (Luca 23:14-16 BDM).

C. Phật Giáo Là Vô Thần
Đây là khuyết điểm lớn nhất của Phật giáo. Trước 1975, một số các vị thượng tọa Việt Nam xác nhận Phật giáo là Vô Thần.
Nếu là vô thần thì không nên gọi là tôn giáo, là Đạo được. Vì tôn giáo là phải có Thần Minh (giáo chủ).
Phật giáo nói nhiều về các định luật – như luật Karma, Nghiệp báo – nhưng lại không nói đến Đấng tạo ra và thi hành luật. Vậy là vô nghĩa. Ví dụ: nếu có luật “Trộm cắp bị ở tù” nhưng lại không có cơ quan hành pháp thì lấy ai thi hành luật?
Tín ngưỡng là bản năng của mỗi con người. Nhiều Phật tử khi đối diện với nghịch cảnh đã bối rối vì không biết kêu cầu ai. (Nhưng thật ra, khi bí quá họ vẫn kêu cầu). Nhưng với Cơ Đốc Nhân thì khác: Họ có Đức Chúa Trời là Cha, là Giáo sư lớn và cũng là Bạn thân thiết của họ. Thánh Kinh chép rằng:
“9 Loài người bị áp bức nặng nề và kêu than, họ kêu cứu khỏi tay kẻ quyền thế. 10 Nhưng không ai hỏi: ‘Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng tôi, ở đâu? Chính Ngài khiến bài ca trổi lên trong đêm tối..’” (Gióp 35:9-10 BDM)
“Vì kẻ khốn cùng bị bóc lột, người thiếu thốn rên siết. Chính Ta sẽ đứng dậy, Chúa phán: Ta sẽ đặt người nơi an toàn, là nơi người mong muốn.” (Thánh Thi 12:5 BDM)
* Xem thêm Thánh Thi 91:15 BDM

Vấn nạn được Pascal đưa ra: “Nếu không có Đức Chúa Trời thì sao?”. Đức Chúa Trời đã trả lời câu hỏi ấy:
“14 Chúng nói với Đức Chúa Trời: ‘Xin lìa xa chúng tôi; Chúng tôi không muốn học biết đường lối Ngài! 15 Đấng Toàn Năng là gì mà chúng tôi phải phụng thờ? Cầu khẩn Ngài có lợi gì cho chúng tôi?’” (Gióp 21:14-15 BDM)
“1 Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: Không có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều thối nát, làm những điều ghê tởm. Không có ai làm điều thiện.” (Thánh Thi 14:1 BDM)

Hầu hết những xứ tín ngưỡng Phật giáo như Ấn Độ, Tích Lan, Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Campuchia … đều kém phước, nghèo đói và thất học… Còn các nước theo Cơ Đốc Giáo thì lại văn minh, giàu mạnh.

D. Phật Giáo Không Chịu Nhìn Nhận Những Chân Lý Khách Quan
Những chân lý khách quan ở đây muốn nói đến những chân lý bên ngoài chúng ta, không tùy thuộc vào chúng ta. Phật giáo quan niệm rằng: “Phật giáo là vô trụ, vô tướng”. Phật giáo tự nhận mình là một học thuyết không có chủ thuyết, một giáo lý không có giáo điều, một tôn giáo không có giáo chủ. Có thể thấy, do bối cảnh lịch sử đương thời nên Phật Thích Ca đưa ra một chủ thuyết nhân bản, nhân tính và nhân chủ để phục hồi bản vị của con người. Nhưng, chúng ta phải biết tại sao chúng ta tin đó mới là điều tối quan trọng.
Ví dụ: Một người y tá cho bệnh nhân của mình uống lầm thuốc, nhưng anh ta vẫn tin rằng mình đã cho uống đúng thuốc. Niềm tin của người này tuy vững chắc nhưng lại sai lệch.

E. Vô Ngã
Phật giáo cho rằng mọi vật là vô thường, còn cái thân ta thì vô ngã. Cái mà ta quen gọi là Ta chỉ là giả tưởng chứ không có thật (Phiếm Thần).
Nếu vậy thì Phật giáo nói đến diệt khổ là phi lý, vì nhận thấy rằng có ai khổ đâu để mà diệt? Có tội đâu mà khổ? Đã không có cái Ngã thì lấy gì mà thành Phật? Lấy ai mà nhập Niết Bàn? Cần gì phải tu chứng, phải đạo đức, phải ăn năn sám hối?
Phật Thích Ca có nói:
“Chung thân hành thiện, thiện nhi bất túc. Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư.” Tạm dịch là “Một đời hành thiện tích đức, đức vẫn chưa đủ. Một ngày làm ác, ác đã dư rồi.”
Hay là :“Nhất niệm sân si khởi, năng thiêu thiên vạn công đức chi lâm”. Tạm dịch là “Chỉ cần một ý niệm sân si khởi phát thôi cũng đủ làm thiêu rụi hàng vạn rừng công đức”. Nếu câu này là đúng thì con người không bao giờ tu thành Phật được. Vì tu tới muôn vạn kiếp công đức mà chỉ cần một ý niệm sân si khởi lên trong lòng thì cũng đã đủ thiêu rụi muôn vạn kiếp công đức rồi, còn gì nữa đâu mà thành Phật? Đây là một điểm mâu thuẫn vĩ đại hạng nhất của Phật Giáo.
Trong thực tế, là con người, không ai làm lành trọn vẹn được. Sau thời Phật Thích Ca tịch diệt thì không thấy có ai nên danh thành Phật cả. Người ta chỉ thấy hệ thống Phật giáo hạ lần xuống Bồ Tát, rồi La hán, rồi Thinh văn, rồi Duyên giác, cuối cùng là hòa thượng, thầy tu.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng nỗ lực tự cứu mình thật quá mong manh và vô cùng khó khăn để thực hiện. Đức Chúa Trời là Đấng biết được điều đó, Ngài biết rằng con người không thể tự cứu mình được. Ngài có chương trình cứu rỗi cho chúng ta, thông qua huyết cứu chuộc của Đức Chúa Jesus Christ.

F. Nghiệp Báo và Luân Hồi
Phật giáo dạy rằng “Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sinh nhục.”
Đây là điều mâu thuẫn với luật nghiệp báo. Vì nếu nghiệp báo của 84.000 con vi trùng kia phải chết thì người uống chúng nó vào bụng cũng chẳng có tội vạ gì, và dĩ nhiên chẳng có toà án nào xử tội kẻ “ăn thịt vi trùng” do hành động uống nước gây ra! Ngày xưa Đức Phật cũng đã uống biết bao nhiêu nước? Ngày nay ai là người chuyên ăn chay mà không uống nước để tránh ăn thịt vi trùng? Giáo lý nầy đang diễn tả một đạo lý không có thật, thì đó là một giáo lý giả tưởng và đầy mâu thuẫn mà thôi.
Kinh Thánh dạy cụ thể hơn nhiều về nguồn gốc của tội lỗi. Tại sao con người đã phạm tội? Con người đã phạm tội đối với ai trước tiên? Ai là người có đủ tư cách định tội loài người và cũng có đủ tư cách tha tội cho loài người. Đây là một giáo lý quan trọng mà chỉ có Thánh Kinh là quyển sách dạy rõ ràng nhất mà thôi, vì Thánh Kinh là Lời mặc khải thành văn của Đức Chúa Trời hằng sống ban cho nhân loại sau khi tổ tiên nhân loại đã phạm tội với Ngài. Trong khi đó Phật Kinh là kinh nghiệm và tri thức của một số người được ghi lại. Và dĩ nhiên tri thức và kinh nghiệm của loài người thì luôn luôn có giới hạn và cũng luôn luôn có sai lầm.

Vấn đề chúng ta cần giải quyết: Ai là người có hiểu biết và cảm giác về kiếp trước? Phải giải thích thế nào về sự gia tăng tội ác với nạn nhân mãn và sự tuyệt chủng của một số loài thực vật??
Đức Chúa Trời đã giải thích rằng:
“9 Như áng mây tan ra và biến mất, người đã xuống âm phủ không thể trở về dương gian; 10 Người không thể trở về nhà mình nữa, nơi người ở cũng không nhận ra người.” (Gióp 7:9-10 BDM)
Giáo lý Phật nói rằng: Sự thèm khát được đạt đến niết bàn cũng là tội, vì còn tham dục. Đây là điều mâu thuẫn với chính những người tu đạo, bởi vì ai đi tu mà chẳng muốn được vào Niết Bàn?

G. Quy Y Tam Bảo
1. Quy Phật: Bất quy y Thiên, Thần, quỷ, vật
2. Quy Pháp: Bất quy y ngoại đạo, tà giáo.
3. Quy Tăng: Bất quy y tôn hữu, ác đảng.

* Vậy thì:
Cầu Trời, khẩn Phật, thờ lạy các thần linh khác như Thần Tài, ông Táo, ông Địa, cúng cô hồn … đều là phạm Quy Phật.
Bộ Kinh Lương Hoàng Sấm của ông Lương Võ Đế; kinh Huỳnh Định, Thủy Sấm, kinh Nhơn quả … là những ngụy kinh và ngoại kinh. Việc xem tướng, xem bói, đốt giấy tiền vàng bạc, nói chữ Nho, Nho giáo, Khổng giáo, …. đều là phạm Quy Pháp.
Việc chia bè đảng giữa hàng tăng lữ (Thượng Tọa bộ bảo thủ; Đại chúng bộ canh tân) là phạm Quy Tăng

H. Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm có rất nhiều hình tướng: có lúc đàn ông, lúc đàn bà, lúc tu sĩ, lúc Thiên Đại tướng quân, Thiên long dạ xoa, quỉ, rồng …. Khi truyền sang Tây Tạng bởi phái Mật Tông thì là hình đàn ông. Đến khi sang Trung hoa thì trở nên đàn bà, lại ở tại Nam Hải, để chúng sinh kêu cầu cho gần, nên còn gọi là Phật Bà hay là Nam Hải Quan Âm. Sang đến Việt Nam thì trở nên một cô gái rất đẹp, theo truyền thuyết về nàng Diệu Thiện, con gái của Diệu Trang, xuất gia đi tu ở Chùa Bạch Tước. Khi vua cha biết, bèn lấy lửa đốt chùa, bà Quan Âm (Diệu Thiện) chết thiêu trên tòa hoa sen. Sau, cả chồng là Thiện Sỹ và con cũng chết và thành Phật. Với người Chàm, họ tạc tượng Quan Âm mặc xà rông, cởi trần, khoe bộ ngực to.
Phải chăng những điều trên chỉ là bịa đặt và hoang đường. Đức Chúa Trời đã nói gì về điều này: xem Công Vụ 17:22-25 BDM và Rôma 1:18-23 BDM. Đây chỉ là một hình thức “vô úy thí” (không có lý lẽ nào để chứng tỏ điều mình tin là chắc chắn) trong giáo lý Phật giáo.
Tất cả các điều trên chỉ dành cho những Phật tử trình độ tiểu thừa mà thôi. Đại thừa không kể đến các vị này.

buddh_lead-920x535
Kết Luận
Nói chung, Phật giáo là một tôn giáo đề nghị con người phải tự làm lấy. Nói theo một ý nghĩa, Phật giáo giống như những huấn luyện viên bơi lội dạy cho một người sắp bị chết chìm rằng hãy tự tập bơi để có thể tự cứu mình. Hay như một thầy thuốc bảo bệnh nhân rằng: “Bệnh anh nặng lắm, nguy hiểm cho tánh mạng, cần phải giải phẩu. Nè, dao mổ đây. Anh hãy tự học cách mổ để tự mổ lấy.”. Nhưng đó là lời khuyên của bác sỹ (ngoại nhân); còn anh là bịnh nhân thì phải tự nghiên cứu coi lời khuyên bác sỹ nói có đúng hay không rồi sẽ tự chữa
Tin Lành là người cứu sống những kẻ đang hoạn nạn. Tin Lành là những gì Đức Chúa Trời đã làm xong cho con người, để tìm kiếm con người, giải cứu con người và đã xuống với họ để giúp đỡ họ. Phật giáo chỉ là vấn đề con người tự tìm đường và tự chiến đấu để tự giải thoát. Phật giáo dạy “phải làm”, thì chẳng có gì chắc chắn là bạn làm sẽ có kết quả cả (tính chất “vô úy thí” trong Phật pháp). Bạn làm đến bao giờ thì mới biết là đủ số việc lành để được cứu rỗi. Chắc chắn là bạn chẳng bao giờ biết được và cũng không thể nào biết được. Đây là điểm dị biệt sâu xa giữa hai tôn giáo.
Sau khi bạn đọc xong quyển tài liệu nhỏ này, bạn có thể tự nhận thức rằng Tin Lành hay Phật giáo, ai mới có thể BẢO ĐẢM rằng bạn sẽ được cứu rỗi. Nếu bạn có ý muốn tìm hiểu thêm về đạo Tin Lành, xin hãy đến những nhà thờ gần nơi bạn đang sống, để có thể biết được thông tin chi tiết hơn. Nguyện Đức Chúa Trời soi sáng tâm hồn bạn, để bạn hiểu được rõ ràng vấn đề này.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn