Chủ Nhật , 28 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Bảy Đặc Điểm Của Lòng Thương Xót

Bảy Đặc Điểm Của Lòng Thương Xót

Mục Sư Rick Warrenjames-3-17
“Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình.” (Gia-cơ 3:17)

Lòng thương xót giống như một viên kim cương, có nhiều mặt.  Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bảy khía cạnh của lòng thương xót, vì tôi bảo đảm rằng nếu bạn học để là người biết thương xót, các mối quan hệ của bạn sẽ được biến đổi.

1. Lòng thương xót là kiên nhẫn đối với những thói tật của người khác.
Làm thế nào để bạn có thể kiên nhẫn hơn với con cái, người phối ngẫu, hoặc bạn bè?  Kinh Thánh dạy trong Gia-cơ 3:17: “Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình.” Bạn càng khôn ngoan bao nhiêu, bạn càng kiên nhẫn và nhân từ bấy nhiêu.

2. Thương xót là giúp đỡ bất cứ ai quanh bạn đang bị tổn thương.
Bạn không thể yêu người lân cận như mình nếu bạn không biết thương xót.  Châm ngôn 3:27 chép: “Chớ từ chối làm lành cho kẻ nào xứng đáng, Miễn là tay con có quyền làm điều ấy.” Nhưng Chúa không chỉ đơn thuần nhìn xem việc bạn làm.  Ngài đang quan sát thái độ của bạn. “Ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm.” (Rô-ma 12:8)

3. Thương xót là cho người khác có cơ hội sửa đổi.          
Khi một người nào đó làm chúng ta tổn thương, chúng ta thường muốn trả đũa hoặc “đoạn tuyệt” với họ.  Nhưng Kinh Thánh dạy: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.  Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” (Ê-phê-sô 4:31-32)

4. Thương xót là đối xử tốt với người làm tổn thương bạn.
Thương xót là cho người khác những gì họ cần, chứ không phải những gì họ xứng đáng nhận. Tại sao chúng ta phải làm như vậy?  Vì đó là điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn: “Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng.  Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ.  Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót.” (Lu-ca 6:35-36)

5. Thương xót là tử tế với người chống đối bạn.
Bạn phải quan tâm đến việc đưa được người đến với Chúa hơn là thắng một cuộc tranh luận. Giu-đe 1:22-23 chép: “Hãy trách phạt những kẻ nầy, là kẻ trù trừ, hãy cứu vớt những kẻ kia, rút họ ra khỏi lửa; còn đối với kẻ khác, hãy có lòng thương lẫn với sợ, ghét cả đến cái áo bị xác thịt làm ô uế.”

6. Thương xót là bắc nhịp cầu yêu thương cho những người bị bỏ rơi.
Đây là điều mà tôi gọi là thương xót có chủ ý, vì bạn cố tình xây dựng tình bạn với những người không có bạn bè, hoặc những người không được chấp nhận nơi làm việc hay trong xã hội.

Khi những người Pha-ri-si đặt câu hỏi tại sao Chúa Jesus ngồi cùng bàn với những người thâu thuế, và những người bị xã hội ruồng bỏ, Chúa đáp: “Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ.  Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.” (Ma-thi-ơ 9:13)

7. Thương xót là coi trọng các mối quan hệ hơn luật lệ.
Rô-ma 10:13 chép: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.” Nếu bạn muốn bày tỏ lòng nhân từ, hãy đặt con người lên trên cách xử sự.  Đặt nhu cầu của họ lên trên những thủ tục.  Đặt quan hệ lên trên những quy định.  Chọn yêu thương hơn là luật pháp.

Thảo luận

Trong xu thế văn hóa hiện nay, tại sao người ta thường dễ quan tâm đến việc thắng một cuộc tranh luận hơn là đem được người đến với Chúa?

Nếu thương xót là coi trọng mối quan hệ hơn luật lệ, bạn cần phải thay đổi gì trong cách cư xử với đồng nghiệp?  Với con cái?

Bạn định bày tỏ lòng thương xót như thế nào đối với những người bị tổn thương chung quanh bạn trong tuần này?
rick

Can You Change What You’re Feeling
By Rick Warren

“Your attitude should be the kind that was shown us by Jesus Christ.” (Philippians 2:5 TLB)

If you want to succeed in life, you must learn how to master your moods. When you have emotion that isn’t getting you where you want to go, you’ve got two options: You either change it, or you channel it.

Sometimes you need to change what you’re feeling.

Some emotions are so destructive, so damaging, so hurtful, so non-effective, the only thing you can do is change it. You’ve got to change what you’re feeling.

Philippians 2:5 says, “Your attitude should be the kind that was shown us by Jesus Christ” (TLB).

Your attitude includes your emotions, so what you’re feeling should be the same as that of Jesus. You need to ask yourself, “How would Jesus feel in this situation? Would Jesus get irritated with this waitress? No. Would Jesus yell at that person? No. Would Jesus be up all night, wringing his hands and worrying that it isn’t going to work out? No. Would Jesus be fearful? No.”

Then, you instantly dismiss any feeling that doesn’t make you more like Jesus. If Jesus wouldn’t respond to your wife with that emotion, then you shouldn’t, either. You drop that attitude, and you figure out what Jesus would do instead.

Sometimes you need to channel what you’re feeling.

When my son, Matthew, died, I entered into the deepest possible grief you can imagine. But my wife and I decided from the first moment that we were going to channel that grief for good and use our pain to help other people. That’s one of the reasons we host the annual conference on mental illness at Saddleback Church. I’m not about to waste a hurt I go through. I’m going to use it for good.

Your greatest ministry will not come out of your strengths and successes. Your greatest ministry could come out of your deepest pain.

What pain in your life are you using for good? If you have been in so much pain you didn’t even want to talk about it, then you need to learn to manage your emotions. You need to name the emotion, challenge it, and channel it if you’re not going to change it. Then, you use it for good.

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn