Thứ Ba , 7 Tháng Năm 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / QUYỀN NĂNG CỦA LỜI CHÚA

QUYỀN NĂNG CỦA LỜI CHÚA

Nguyên tác: Share Jesus without fear
Chuyển ngữ: Tường Vi

share

Bình luận về tác phẩm: 

Đây là quyển cẩm nang trình bày những luận cứ và tính phản biện cho  công tác truyền giáo. Nền tảng của nó xuất phát từ Kinh Thánh, đồng thời làm mới lại mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Sự đam mê của Fay là chia sẻ Đấng Christ cho mọi người và anh cố gắng kết nối kinh nghiệm cá nhân của anh với sứ điệp. Quyển sách này đưa ra những bằng chứng về tính khả thi của công tác chứng đạo cá nhân: một người có thể làm chứng cho một người.

E.Glenn Wagner, Ph.D., Mục sư quản nhiệm Hội Thánh Calvary, Charlotte, Bắc Carolina.

 —————-

CHỨNG ĐẠO PHÁP

Năm câu hỏi dùng để chia sẻ về Chúa Jesus
Năm câu hỏi này được sử dụng theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với câu hỏi nào cũng được khi bạn cảm thấy được Chúa hướng dẫn.
1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
2. Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?
3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?
4. Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?
5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

Bạn có thể hỏi câu này: Tôi xin phép được chia sẻ Kinh Thánh với anh (chị)? Nếu người đó đồng ý, bạn mở Kinh Thánh ra và bắt đầu trưng dẫn. Còn nếu họ không đồng ý, bạn không làm gì cả. Nhưng hãy nhớ là bạn không thất bại. Bạn đã vâng phục Chúa, rao giảng Phúc âm, và kết quả tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.

images

QUYỀN NĂNG CỦA LỜI CHÚA

Từ chương đầu tiên đến chương này bạn đã nhận thức là bạn không thể thất bại khi vâng phục Chúa chia sẻ Phúc Âm. Bạn phải học cách biết đưa ra các câu hỏi trong khi trò chuyện. Câu trả lời của người đối diện sẽ giúp bạn xác định Đức Chúa Trời có đang hành động trong đời sống của họ hay không. Khi bạn hỏi: Nhân tiện đây, xin phép được hỏi, nếu điều anh (chị) đang tin không phải là lẽ thật, anh chị có muốn biết lẽ thật là gì? Nếu phản hồi của phía bên kia là tích cực, thì bước kế tiếp bạn phải chia sẻ quyền năng của Lời Đức Chúa Trời.

Quyền năng của Lời Đức Chúa Trời.
Lời Đức Chúa Trời thẩm thấu và thay đổi tấm lòng con người. Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. (Hê-bơ-rơ 4:12)
Bạn còn nhớ con người thật của bạn ra sao trước khi bạn trở thành tín hữu? Vào lúc đó Kinh Thánh hầu như không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã trở nên khác biệt từ khi bạn tiếp nhận Chúa.
Kinh Thánh vốn không thay đổi, nhưng bạn đã thay đổi. Bạn trở nên một tạo vật mới. Kể từ đây quyển sách này trở nên sinh động, đầy ý nghĩa, bất diệt trong đời sống của bạn.
Kinh Thánh bày tỏ: Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng. 1 Cô-rin-tô 2:14
Làm thế nào bạn có thể làm cho người khác hiểu về tình yêu của Đức Chúa Trời? Rõ ràng là bạn không thể làm được. Đây là công việc của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh sẽ hành động xuyên qua Lời của Đức Chúa Trời.

Những nguyên tắc Kinh Thánh
Có 2 nguyên tắc căn bản hành động khi bạn chia sẻ Kinh Thánh. Nguyên tắc thứ nhất xuất phát từ Rô-ma 10:17, “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.”
Nguyên tắc thứ 2 bắt nguồn từ Lu-ca 10:26, “Ngài phán rằng: Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó?” Hay nói một cách khác: Chúa Jesus đang hỏi: Phần Kinh Thánh này nói với ngươi điều gì?
Theo cách này, Chúa Jesus có thể truyền đạt sứ điệp và tránh đi sự tranh cãi. Vì Ngài đã bắt đầu bằng một câu hỏi. Đây là một khuôn mẫu tuyệt vời cho bạn! Bạn có thể đi theo phương cách này khi trình bày Lời Chúa.
“Câu Kinh Thánh này nói gì với anh”, là một câu hỏi. Nó không mang tính phòng thủ hay gây ra tranh luận. Tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe câu trả lời từ người đối diện. Bước tiếp theo là bạn mở Kinh Thánh ra, trình bày nó và trông đợi Lời Chúa hành động. Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ thân hữu của bạn hiểu sâu sắc trong Lời của Chúa hơn bất kỳ một lời giải thích hay bài giảng nào mà bạn chia sẻ.

Khẩu súng ngắn
Trước khi bạn lấy quyển Kinh Thánh khổ lớn ra và chuẩn bị trưng dẫn. Tôi muốn nói điều này:Trong con mắt của người chưa tin Chúa, quyển Kinh Thánh khổ lớn bạn đem ra giống như một khẩu súng thần công. Bạn nên dùng một quyển Kinh Thánh cỡ nhỏ có thể bỏ lọt vào bên trong túi áo của bạn. Trong bề ngoài của nó giống như một cuốn sổ ngân phiếu vậy.

bible-401x277-custom

Sự cam kết của bạn.
Kinh Thánh đại diện cho lời cam kết của bạn. Khi bạn đem nó theo bạn muốn nói rằng bạn đang sống trong sự hành động của Lời Chúa.
Có bao giờ bạn bỏ quên ví tiền ở nhà hay trên xe hơi khi bạn đến nơi làm việc? Có lẽ bạn cảm thấy hụt hẩng, trống vắng và mất mát? Cũng vậy, khi bạn quên, không chia sẻ Kinh Thánh cho thân hữu trong cuộc nói chuyện. Sau đó bạn cũng cảm thấy hụt hẩng, mất mát. Mục vụ chia sẻ Lời Chúa phải là một phần trong cuộc sống của bạn. Và khi bạn không thực hành điều này, bạn sẽ cảm thấy giống như đánh mất, bỏ quên một cái gì.
Những đề kháng đối với Kinh Thánh
Bạn có thể gặp 2 sự phản đối thông thường khi bạn mở Kinh Thánh ra. Thân hữu của bạn có thể nói:
– Có quá nhiều lỗi trong Kinh Thánh.
Bạn có thể đưa quyển Kinh Thánh của bạn cho người đó:
– Anh (chị) có thể chỉ cho tôi xem một lỗi được không?
– Ồ, tôi không thể.
– Tôi cũng không thể. Chúng ta thử mở Rô-ma 3:23

– Có quá nhiều bản dịch.
Khi một ai đó nói với tôi: Có quá nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau. Tôi sẽ đưa ra câu trả lời mà tôi học được từ Trường Kinh Thánh Denver, để có được câu trả lời này tôi đã phải tốn hết một ngàn đô-la. Vì vậy đừng bỏ phí nó. Tôi chỉ đơn giản trả lời: Vâng.
Bạn phải chú ý điều này: Người chưa tin Chúa cho rằng họ biết điều họ đang phát biểu. Và rồi tôi nói với họ:
– Anh đã biết là lời phát biểu của anh hoàn toàn đúng? Có rất nhiều bản dịch Kinh Thánh. Nhưng anh biết là dù cho có nhiều bản dịch, nhưng chúng chỉ có chung một nghĩa?
– Ồ, tôi không biết việc đó.
Khi đó chúng ta đi vào vấn đề:
– Bây giờ hãy đọc Rô-ma 3:23
Chúng ta nên có một nghiên cứu tổng quát về Kinh Thánh. Trong suốt 2000 năm, con người đã khảo sát Kinh Thánh để chứng minh nó đúng hoặc sai. Và thật thú vị là không có ai tìm ra một lỗi nào của quyển sách này. Hãy suy nghĩ xem: Nếu Cha thiên thượng của bạn không thể viết một quyển sách hoàn hảo, thì tại sao bạn lại trông đợi Ngài có thể đem bạn ra khỏi sự chết?
Tôi phải công nhận là nếu có ai tìm ra một lỗi xác thực nào trong bản gốc của Kinh Thánh, đức tin của tôi chắc sẽ bị tổn thương. Cho dù bạn xem xét nó về phương diện lịch sử, tiên tri hay khảo cổ học nó vẫn không có một lỗi nào. Đức Chúa Trời tuyên phán rằng một chấm, một nét có trong Kinh Thánh cũng không bởi ý muốn của con người. Con người không thể viết hay sáng tác nên Kinh Thánh. Thay vì vậy, con người được linh cảm, được hướng dẫn bởi quyền năng Đức Thánh Linh để viết ra Lời vô ngộ của Đức Chúa Trời.

 

(Còn nữa)   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn