Thứ Hai , 6 Tháng Năm 2024
Home / Tổng hợp / SỰ TẬN HIẾN VÀ MÔN ĐỒ

SỰ TẬN HIẾN VÀ MÔN ĐỒ

lu

Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/10/22/uy-quyen-va-mon/

SỰ TẬN HIẾN VÀ MÔN ĐỒ
Lu-ca 14:28-35

“Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười, và rằng: Người nầy khởi công xây, mà không thể làm xong được! Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa. Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.
Muối là giống tốt, nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe!”
Một người là kẻ cắp, đồng thời cũng là môn đồ của Chúa? Một kẻ tham ô, biển thủ cũng có thể làm môn đồ Đấng Christ? Bạn chắc sẽ trả lời: Không bao giờ. Cũng theo cách đặt vấn đề này, tôi muốn nhắm tới những người mà không phải là môn đồ của Chúa Jesus.
Một kẻ cắp là người lấy và sử dụng những thứ của người khác không thuộc về mình. Một người tham ô hay biển thủ không khác lắm so với kẻ cắp, nhưng ở một trình độ tinh vi hơn: anh ta lấy đi những thứ của cơ quan, nhà nước, công ty …. vốn không thuộc về anh ta bằng bằng nhiều mánh khóe.
Một người có thể vừa tham ô, vừa làm môn đồ Đấng Christ? Câu trả lời rõ ràng là không.
“Nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.” (Lu-ca 14:33). Trừ phi một người từ bỏ mọi sự mình có, người đó không phải là môn đồ Đấng Christ.

Chúa Jesus quan tâm đến sự kiện một người tham ô, biển thủ trở nên môn đồ. Nhưng trong một phương diện Ngài không chấp nhận một người vẫn còn tham ô trở thành môn đồ. Chúng ta hãy nhìn vấn đề này dưới lăng kính của Kinh Thánh. Một sự thật là Đức Chúa Trời sáng tạo vạn vật trên đất và tất cả đều thuộc về Ngài. Không một người nào có thể tranh cãi về thẩm quyền sở hữu của Chúa, bởi vì Chúa sáng tạo nên thế giới bằng lời của Ngài. “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài” (Côl. 1:16). Trong buổi bình minh sáng tạo Chúa giao uy quyền quản trị cho tổ phụ loài người. Tuy nhiên điều này có nghĩa là Chúa không từ bỏ uy quyền tối cao của Ngài, nhưng Ngài mong đợi con người nhận thức uy quyền của Ngài vượt trên tất cả mọi quyền bính của thế giới.

meeting_of_abraham_and_melchizadek
Từ rất sớm trong thời các tổ phụ đầu tiên, con người đã biết Đức Chúa Trời là chủ của tất cả mọi sự, và họ dâng một phần mười về cho Ngài. Chúng ta đọc trong Sáng thế ký 14:20, “Áp-ram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.” Như vậy trước khi luật pháp được ban ra từ núi Si-nai, Áp-ra-ham đã thực hành việc dâng một phần mười. Ông nhận thức Mên-chi-xê-đéc là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chí cao – một người trung gian giữa Chúa và ông, vì vậy ông đã dâng hiến về cho thầy tế lễ này. Trong một ý nghĩa xa hơn, Áp-ra-ham dâng hiến không phải vì ông tôn trọng thầy tế lễ Mên-chi-xê-đéc, nhưng là ông tôn trọng Đức Chúa Trời mà thầy tế lễ này đang phục vụ.
Sau khi Áp-ram đánh bại Kết-rô-Lao-me và các vua đồng minh, ông ý thức được rằng chiến thắng của ông đến từ Đức Chúa Trời, vì vậy những chiến lợi phẩm ông lấy được trong cuộc chiến, ông phải dâng trở lại cho Đức Chúa Trời. Ông nhìn nhận Đức Chúa Trời là chủ sở hữu trên những tài vật ông có được.
Sự dâng hiến một phần mười được phát triển rõ ràng hơn sau khi Môi-se nhận lãnh luật pháp trên núi Si-nai. Cựu ước đã bày tỏ đầy đủ nguyên tắc các phần mười cho chúng ta. Một phần mười là thuế bắt buộc đối với tuyển dân Israel. Xa hơn nữa chúng ta phải thấy rằng không chỉ một phần mười nhưng là ba phần mười được đòi hỏi nơi tuyển dân Israel.
Phần mười đầu tiên được nói đến trong Dân số ký 18:21-24, “Còn về con cháu Lê-vi, nầy ta đã ban cho làm cơ nghiệp, mọi thuế một phần mười của Y-sơ-ra-ên làm lương về công việc mình làm trong hội mạc. Dân Y-sơ-ra-ên chớ lại gần hội mạc nữa, e phải mắc tội và chết chăng. Nhưng ấy là người Lê-vi sẽ làm công việc của hội mạc; bằng có phạm tội, thì tự mang lấy; chúng nó sẽ không có phần cơ nghiệp giữa dân Y-sơ-ra-ên; ấy sẽ là một lệ định đời đời trải qua các thế đại. Vì ta đã ban cho người Lê-vi làm cơ nghiệp, những thuế một phần mười của dân Y-sơ-ra-ên dâng giơ lên cho Đức Giê-hô-va. Bởi cớ đó, ta đã phán về họ rằng: Họ sẽ không có cơ nghiệp giữa dân Y-sơ-ra-ên.” Một phần mười thêm nữa được đòi hỏi trong Lê-vi ký 27: 30-33, “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật gieo hay là hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Giê-hô-va; ấy là một vật thánh, biệt riêng ra cho Đức Giê-hô-va. Nếu ai muốn chuộc lại vật chi về một phần mười của mình, thì phải phụ thêm một phần năm. Còn về một phần mười của bầy bò hay là chiên, tức là mọi vật chi đi ngang dưới gậy, con thứ mười sẽ là thánh, biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va. Họ không nên phân biệt con tốt hay là con xấu, và cũng không nên đổi. Nếu đổi, thì con thú bị đổi, và con đổi, cả hai đều biệt riêng ra thánh: không phép chuộc nó lại.”
Hai phần Kinh thánh trên diễn tả, phần mười đầu tiên là dành cho người Lê-vi. Phần mười này cũng được nhìn nhận như là phần mười dành cho Đức Giê-hô-va. Nó là phần mười dùng để hỗ trợ người Lê-vi trong chức vụ của họ tại đền tạm. Như vậy tất cả sản vật, hoa lợi sinh ra từ đất và những bầy đàn súc vật đều phải dâng về cho Đức Giê-hô-va và người Lê-vi. Tuyển dân phải hiểu rằng tất cả những gì họ có là thuộc về Đức Chúa Trời.
Phần mười thứ hai được nói đến trong Phục truyền luật lệ ký. Phần mười thứ nhất được tính theo chu kỳ hàng năm, và phần mười thứ hai cũng vậy. Có một phần mười nhắc nhở tuyển dân phải giữ trong kỳ lễ hằng năm dâng lên cho Chúa. Trong Phục. 14:22-26, “Mỗi năm ngươi chớ quên đóng thuế một phần mười về huê lợi của giống mình gieo, mà đồng ruộng mình sanh sản. Tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, trong nơi Ngài sẽ chọn đặng để danh Ngài ở, ngươi phải ăn vật thuế một phần mười về ngũ cốc, rượu, dầu, và con đầu lòng của bầy bò hay chiên của ngươi, hầu cho ngươi tập hằng kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã ban phước cho, nếu đường đi lấy làm xa quá cho ngươi, đến đỗi không thế đem nộp của thuế một phần mười ấy được, – vì chỗ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi chọn để đặt danh Ngài, cách xa ngươi, – thì bấy giờ, ngươi hãy đổi thuế một phần mười đó ra bạc, cầm bạc nầy trong tay, đi đến nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã chọn, rồi đưa bạc ấy đổi lấy mọi thức chi mình ước ao, hoặc bò hay chiên, hoặc rượu hay là đồ uống say, tức là mọi món chi mình muốn. Ngươi phải ăn nó tại đó, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vui vẻ với gia quyến mình.”
Đức Chúa Trời đã lập nên 7 kỳ lễ trong năm mà tuyển dân phải tuân giữ. Trong những kỳ lễ này, tuyển dân phải tuân thủ theo các trình tự mà Chúa đã ban lời hướng dẫn. Đức Chúa Trời đòi hỏi mỗi người Israel phải để riêng ra phần mười thứ hai. Như vậy tổng số sẽ là 20% mà mỗi năm một người phải dâng lên cho Đức Chúa Trời.
Nhưng đó chưa phải là tất cả các phần mười. Khi đọc lại Phục truyền 14:28-29, “Cuối hạn ba năm, ngươi phải lấy một phần mười của huê lợi năm ấy ra, chứa tại trong thành mình. Bấy giờ, người Lê-vi, vốn không có phần chi, cũng chẳng hưởng cơ nghiệp chi chung với ngươi, luôn với người khách, kẻ mồ côi, và người góa bụa ở trong thành ngươi, sẽ đều đến ăn cho no nê, hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho mọi công việc tay ngươi đã làm. ở trong thành ngươi, sẽ đều đến ăn cho no nê, hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho mọi công việc tay ngươi đã làm.” Phần mười thứ ba này là phần mười dành cho người nghèo, người góa bụa, kẻ mồ côi, khách lạ. Đây chính là phúc lợi an sinh xã hội mà tuyển dân phải thực hiện. Điều này cho thấy rằng Chúa quan tâm đến tất cả mọi người.
Như vậy chúng ta thấy rằng trong năm thứ nhất và năm thứ hai tuyển dâng phải dâng lên cho Chúa 20% và đến năm thứ ba thuế một phần mười tăng lên là 30%. Nhưng chuyện này vẫn chưa kết thúc ở đó. Chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời còn đòi hỏi các của dâng khác bên cạnh một phần mười. Các của dâng này là tình nguyện và nó nhắc cho người Israel biết rằng những gì họ có vốn đến từ Chúa, và họ phải dâng lại cho Ngài với tấm lòng cảm tạ biết ơn. Tuyển dân tuân giữ luật Môi-se đều biết rằng ít nhất họ phải dâng về cho Chúa ba mươi phần trăm tổng lợi tức hằng năm.

i_belong_to_jesus
Lịch sử tuyển dân đã trải qua một thời kỳ ảm đạm khi họ bị đế quốc Ba-by-lôn bắt làm phu tù. Các tiên tri trong vòng tuyển dân vẫn làm chức vụ của mình. Và người Israel biết rằng họ phải tuân giữ việc dâng hiến các phần mười, vì mọi vật họ có đều thuộc về Đức Chúa Trời.
Đến thời tiên tri Ma-la-chi, tuyển dân phớt lờ việc dâng hiến, vì vậy họ bị quở trách, “Từ những ngày tổ phụ các ngươi, các ngươi đã xây bỏ luật lệ ta và không vâng giữ. Hãy trở lại cùng ta, thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Nhưng các ngươi nói rằng: Bởi đâu chúng tôi sẽ trở lại? Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao? Mà các ngươi ăn trộm ta. Các ngươi nói rằng; Chúng tôi ăn trộm Chúa ở đâu? Các ngươi đã ăn trộm trong các phần mười và trong các của dâng.” (Mal. 3:7-8) Hậu quả của điều này là: “Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy cả nước, đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng! Ta sẽ vì các ngươi ngăn cấm kẻ cắn nuốt, nó sẽ không phá hại bông trái của đất các ngươi; và những cây nho các ngươi trong đồng ruộng cũng sẽ không rụng trái trước khi đến mùa, Đức Giê-hô-va phán vậy. Mọi nước sẽ xưng các ngươi là có phước, vì các ngươi sẽ là đất vui thích, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Mal. 3:9-12). Phần Kinh thánh này nêu lên chính xác thực trạng của tuyển dân lúc đó.

ma
Chúng ta tìm thấy một bài học trong câu 13, “Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đã lấy lời ngang trái nghịch cùng ta. Nhưng các ngươi nói rằng: Chúng tôi có nói gì nghịch cùng Ngài?” Ở đây tuyển dân đã từ bỏ quyền cai trị của Đức Chúa Trời trên lối sống của họ. Họ đã biển thủ tiền bạc trong các phần mười và của dâng mà đáng lẽ ra nó vốn thuộc về Chúa. Vì thế Đức Giê-hô-va có ý phán: các người đã đối nghịch cùng ta, và bằng chứng là đã giữ lại (biển thủ) các phần mười.
Khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài học này trong Tân Ước. Chúng ta thấy tuyển dân vẫn còn tuân giữ luật về các phần mười, cụ thể là 30% trên tổng thu nhập của họ, cộng vào đó họ còn phải đóng các loại thuế khác cho chính quyền La-mã. Tất cả những điều này trở thành gánh nặng cho họ. Thế nhưng họ không từ chối các phần mười trả về cho Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc trong Ma-thi-ơ 23:23, “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia.” Sự trung tín về một phần mười của người Pha-ri-si là một thực tế, nhưng những người này cần phải điềù chỉnh những điều khác quan trọng hơn. Bây giờ có một câu hỏi đặt ra cho những người đã biết Chúa Jesus là Vua và là Cứu Chúa: “Các bạn dâng bao nhiêu cho Đấng Christ? Các bạn đang mệt mỏi về các gánh nặng này?” Chúng ta hãy nghe Chúa phán, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mat. 11:28). Một câu hỏi khác dành cho những người muốn trở thành môn đồ của Chúa: “Sau khi trừ đi các khoản thu về thuế, thì các bạn có trách nhiệm thế nào về 30% tổng lợi tức mà các bạn phải dâng về cho Đức Chúa Trời?” Hãy nhớ lại lời Chúa phán trong Lu-ca 14:33, “Nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.” Cần phải hiểu rõ lời dạy của Chúa ở đây. Đức Chúa Trời không cưỡng ép bạn phải dâng một phần mười, hai phần mười hay ba phần mười. Ngài cũng không yêu cầu một người Israel phải dâng nộp ba mươi phần trăm lợi tức về cho nhà Chúa cộng với các khoản đóng thuế cho chính quyền La-mã thì mới được làm môn đồ Đấng Christ. Đức Chúa Trời không đòi hỏi một người nào đó trở nên môn đồ cho đến khi anh ta hiểu rằng Chủ Sở Hữu mọi vật toàn quyền kiểm soát từng đồng xu người ấy có.

jesusisboss

 

J. Dwight Pentecost

Trích từ: DESIGN FOR DISCIPLESHIP

Translated by Huong Linh
(Còn nữa)   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn