Thứ Bảy , 4 Tháng Năm 2024
Home / Tổng hợp / TÔI ĐÃ GIỮ MƯỜI ĐIỀU RĂN?

TÔI ĐÃ GIỮ MƯỜI ĐIỀU RĂN?

 

pass

Tấm vé thông hành

Con người thuộc mọi thế hệ đều có một ý niệm mơ hồ về điều này. Sự tha thứ không bao giờ là rẻ tiền cả: nó đắt giá, và vì thế họ phải làm điều gì đó để trả giá mua nó. Trong một nghĩa rất thực, mọi tôn giáo đều bắt nguồn và đồng nhất ở điểm này. Con người phải làm điều gì đó, phải đạt được điều nào đó để chuộc lại lỗi lầm của họ, để khiến Đức Chúa Trời Toàn Năng ban ân điển cho họ. Khắp thế giới, mọi thế hệ, con người đã cố gắng để mua lấy tấm vé vào thiên đàng. Trên thực tế, có người nói rằng: “Tôi là một người tốt. Tôi đã làm hết sức. Rõ ràng như vậy là đủ?” Những công việc đó có thể theo cách máy móc như bánh xe cầu nguyện của người Tây Tạng – bánh xe kinh luân, hoặc theo cách của thuyết duy linh là thờ cúng tổ tiên, hoặc cách của người Cộng Sản là cung kính trước di ảnh Lê-nin, hoặc theo cách của Hồi Giáo là hành hương đến thánh địa Méc-ca. Ngoài ra còn có những cách thức đến từ Đông Phương như Bát Chính Đạo, hoặc sự hành xác để được đầu thai sang kiếp khác tốt hơn. Hoặc cũng có thể theo cách của người Phương Tây như nỗ lực nhiều hơn, cư xử tử tế, không bao giờ làm điều gì gây hại, cố gắng hết sức (và ai có thể làm hơn thế?)

Những nỗ lực để xác lập tên tuổi chính mình như trên lại phổ biến một cách khác thường trong nhà thờ. “Tôi đã được Báp-têm, được nhận lễ Thêm Sức (Confirmed), và lập gia đình trong Hội Thánh – và tôi cũng cho con đi học Trường Chúa Nhật. Tôi tham dự lễ Giáng Sinh – nghĩa là Giáng Sinh sẽ mất đi ý nghĩa nếu không đến nhà thờ và hát những bài thành ca, đúng không?” Theo những cách trên, chúng ta đang trả những phần phí bảo hiểm  nhỏ cho những gì chúng ta hy vọng  giành được  một chính sách bảo hiểm  lớn của nước thiên đàng!

Nhưng mặc cho quan điểm này có được yêu thích như thế nào, cho dù nó thịnh hành khắp thế giới, trong mỗi một hệ thống tôn giáo và cũng trong những người không theo tôn giáo, con đường này sẽ dẫn đến sự chết. Quan niệm này hoàn toàn lầm lạc. Tôi sẽ giải thích tại sao.

Một quan niệm nông cạn. Nó cho phép chúng ta dựa vào việc làm chứ không phải là thái độ. Nó thiển cận và bề ngoài một cách đáng ngại. Liệu quan điểm này sẽ làm hài lòng bất kỳ cha mẹ nào giàu lòng yêu thương nếu con của họ giữ gìn phòng ngủ và giày dép gọn gàng, sạch sẽ nhưng lại không bao giờ dành cho họ thời gian và một nụ hôn? Tất nhiên là họ sẽ không hài lòng. Nhưng chúng ta lại nghĩ rằng Cha trên trời sẽ tràn ngập niềm vui tiếp rước chúng ta khi chúng ta thậm chí còn không nói “Hello” với Ngài trong những năm trên đất mà lại tự mãn tuyên bố: “Tôi đã làm rất nhiều điều tốt. Tôi đã làm hết sức có thể. Không ai có thể làm hơn thế được?”

Nhưng chúng ta lại nghĩ rằng Cha trên trời sẽ tràn ngập niềm vui tiếp rước chúng ta khi chúng ta thậm chí còn không nói “Hello” với Ngài trong những năm trên đất mà lại tự mãn tuyên bố: “Tôi đã làm rất nhiều điều tốt. Tôi đã làm hết sức có thể. Không ai có thể làm hơn thế được?”

Hãy nghe Đức Chúa Giê-su phân tích về tình trạng của con người. Không hề có bề ngoài, thiển cận hoặc nông cạn. Ngài nói rằng: “vì từ bên trong, vì từ tâm hồn con người mà ra những ác tưởng, gian dâm, trộm cắp, sát nhân, ngoại tình, tham lam, độc ác, lừa dối, phóng đãng, ganh ghét, phỉ báng, kiêu căng, ngông cuồng” (Mác 7:21, 22). Dĩ nhiên chúng ta biết phải làm điều tốt. Nhưng điều đó không làm thay đổi bản tính tự nhiên trong con người chúng ta. Chúa Giê-su dạy: “Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay…” (Lu ca 11:13).  Bạn không thể bỏ đi khối u ung thư bằng cách trang điểm thật nhiều và chạy đi giúp đỡ người khác. Bạn cần có một cuộc phẫu thuật. Làm việc lành đơn thuần chỉ xua đi lớp bụi đóng dưới tấm thảm. Nó là một biện pháp khắc phục rất nông cạn cho tình trạng của con người. Giáo sư Butterfield, nhà sử học nổi tiếng đã viết: “Điều cốt yếu đó là không được tin vào bản chất của con người. Niềm tin đó thật sự tai hại.”

Nếu từ chối lẽ thật về sự yếu đuối của con người, bạn sẽ luôn cảm thấy bối rối khi nghe những mẫu tin tức buổi tối nói về sự đồi bại của con người; bạn sẽ luôn bị khó xử về nạn phân biệt chủng tộc xảy ra ở khắp mọi nơi, về tình trạng bóc lột những người cô thế, về những người mạnh đàn áp những người yếu đuối, và về sự thất thường trong những hành động của bạn. Một người vô thần nổi tiếng cải đạo sang Cơ Đốc Giáo đã nói như sau: “Từ chối lẽ thật về tình trạng tội lỗi của con người, như những người theo chủ nghĩa duy lý cánh tả đang làm, là đồng nghĩa với việc thả nạn nhân vào sự lạc quan nông cạn, khiến họ tin rằng thời kỳ ngàn năm bình an không còn xa nữa và chờ đợi được giới thiệu bởi một cộng đồng được chữa trị bằng phân tâm học. Bởi vì chối bỏ lẽ thật về  tội lỗi, những người cánh tả chúng ta luôn cảm thấy thất vọng.” Giáo sư C. E. M Joad đã viết như vậy sau cả một đời tự thuyết phục mình rằng ông là một người tốt từ trong tâm, và nếu ông là người tốt, ông sẽ không gặp nguy hại gì.

Sự thật là những việc tốt không thể thay thế cho chính con người chúng ta. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Giê-su đã quở trách mạnh mẽ  những người Pha-ri-si ngoan đạo, sống tốt bề ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể khoác vẻ bề ngoài tốt lành và ngoan đạo, nhưng lúc nào cũng cố tình lờ đi căn bệnh ở bên trong. Đức Chúa Giê-su Christ đòi hỏi một giải pháp triệt để hơn.

Một quan niệm không thể thực hiện được. Bạn và tôi không thể đến được thiên đàng nhờ vào việc lành bởi một lý do đơn giản: chúng không đủ tốt đối với Đức Chúa Trời.

“Cái gì?” bạn hỏi. “Tôi là một người tốt. Tôi đã giữ Mười Điều Răn.” Thật chứ? Tôi tự hỏi. Có thật bạn đã giữ điều răn thứ nhất trong Mười Điều Răn, đó là tôn Chúa lên vị trí thứ nhất trong đời sống bạn? Tôi thì không. Đức Chúa Giê-su phán rằng điều đó có nghĩa là yêu Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng, tâm trí, linh hồn và sức lực. Tôi tuyệt đối đã không bắt đầu giữ điều răn thứ nhất và lớn nhất đó. Tôi đã vi phạm điều răn đó mỗi ngày. Và đó không phải là một điểm khởi đầu đáng khích lệ khi tôi đối diện với Chúa để nói rằng tôi đã làm hết sức có thể và không thể nào làm tốt hơn được nữa.

Tôi nhìn xuống những điều răn tiếp theo. Tôi không được làm ảnh tượng về Đức Chúa Trời. Vâng, dĩ nhiên tôi không tạc tượng. Nhưng tôi có ý định nói rằng: “Tôi không thể tin vào một Đức Chúa Trời là Đấng như thế này…” hoặc “Đức Chúa Trời mà tôi tin là Đấng như thế kia…” Tôi đã suy nghĩ về Ngài theo hình ảnh của tôi, thay vì ngừng lại để tìm hiểu Ngài đã bày tỏ chính Ngài qua Kinh Thánh như thế nào.

images

Tôi không được lấy danh Đức Chúa Trời làm chơi? Tôi vi phạm điều đó mỗi ngày mà không nhận ra. Giữ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh, một ngày trong bảy ngày biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời, gia đình và nghỉ ngơi? Xin đừng khiến tôi phải cười. Hiếu kính cha mẹ? Không đời nào. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã chống đối cha mẹ bằng mọi cách. Khi tôi lập gia đình, tôi ít quan tâm đến cha mẹ. Khi họ về già, tôi đưa họ vào viện dưỡng lão. Tôn kính họ là thế đấy!

Tôi cảm thấy khá hơn khi đọc đến điều răn cấm giết người. Tôi chưa hề phạm tội đó bao giờ. Nhưng chờ đã: chẳng phải Đức Chúa Giê-su đã từng phán về một người ghét anh em mình thì cũng đáng kinh tởm trước mặt Đức Chúa Trời giống như người chọn trút cơn giận của mình qua hành động giết người hay sao?

Điều răn về tội ngoại tình cũng tương tự như vậy. Tôi có thể chưa từng tham dự vào một bữa tiệc trao đổi vợ như những người khác từng tham gia. Thế nhưng còn những buổi khiêu vũ khi tâm trí tôi đã đi xa hơn trong những suy tưởng sai trật thì sao? Vậy còn những ý tưởng đầy dục vọng dậy lên trong đầu khi tôi nhìn một người phụ nữ đẹp? Vâng, Đức Chúa Giê-su đã đúng khi Ngài đặt những ý tưởng xấu xa ấy ngang bằng với sự yếu đuối trong bản chất con người dẫn đến hành động ngoại tình.

“Ngươi chớ trộm cướp.” Nhưng tôi e rằng tôi đã phạm điều này. Trộm đồ trong cửa hàng khi không ai nhìn thấy, trộm một chuyến đi miễn phí khi người bán vé xe buýt không để ý, trộm của Sở thu thuế bằng cách kê khai thu nhập không hoàn toàn chính xác; Vâng, nó đã xảy ra. Đối với điều răn không làm chứng dối chống lại người lân cận, đó là những gì mà tờ báo Ngày Chủ Nhật bán. Một bản tin bê bối, một chút phóng đại, một mẫu tin ai đó bị mưu sát, hoặc lăng-xê cho ai hơn người khác. Điều răn cuối cùng về sự ham muốn của cải của người khác, chống lại sự thèm muốn vô độ những gì không phải thuộc về mình – con người, cả xã hội của chúng ta đều được xây dựng trên sự thèm muốn! Bạn thèm muốn chiếc xe của người bên cạnh, vợ, máy giặt, tủ lạnh, ti-vi màu và những thứ khác của anh ta. Đừng làm bộ; cuộc sống được xây dựng trên sự thèm muốn. Vậy thì, xin bạn đừng quay đi và hãy nói cho tôi biết rằng bạn đã giữ đủ Mười Điều Răn và là một người đủ tuyệt vời, một người mà Đức Chúa Trời sẽ tự hào vì đã biết bạn. Bạn đã đánh mất số phận của mình. Và tôi cũng vậy.

Tác giả: MICHAEL GREEN

Translated by Vinh Hien

Bài trước: https://huongdionline.com/2016/05/22/toi-da-lam-het-suc/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn