Thứ Hai , 6 Tháng Năm 2024
Home / Tổng hợp / GIÁNG SINH VUI VẺ?

GIÁNG SINH VUI VẺ?

 

Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình“.

(Mat 10:34-36)

Đây là một trong những lời dạy của Chúa Jesus gây ấn tượng rất mạnh trong tâm trí vào những năm đầu tiên tôi bắt đầu tiếp xúc với Kinh Thánh.
Những ông thầy giảng thường nói rằng Chúa Jesus đến đem sự bình an, nhưng rõ ràng trong phần Kinh Thánh trên, Chúa đem đến điều ngược lại. Vậy thì sự thực ở đâu trong những lời Chúa dạy?
Khi còn là thanh niên tôi đã bị gia đình từ bỏ (phân rẽ con trai với cha) vì một lý do rất bình thường: tôi là một Cơ đốc nhân. Vào thời điểm đó một số anh chị em khác cũng bị như vậy.
Hãy lắng nghe một tác giả Cơ đốc chia sẻ kinh nghiệm của ông:

merry 1

Mùa hè năm 1861, bà Frances vợ của Henry Wadsworth Longfellow đã chết bi thảm trong một vụ hỏa hoạn. Và Giáng Sinh đầu tiên không có cô ấy, ông đã viết trong nhật ký: “Những ngày lễ buồn rầu không tả nổi!” Năm sau cũng không vui hơn, ông viết: “Bọn trẻ chúc “Giáng Sinh vui vẻ!” nhưng điều đó không còn dành cho tôi nữa”.

Năm 1863, khi cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ leo thang, con trai của Longfellow gia nhập quân đội trái với mong muốn của cha mình và bị thương nặng. Vào ngày Giáng Sinh năm ấy, khi tiếng chuông nhà thờ báo hiệu một Giáng Sinh đau thương nữa lại đến, Longfellow lại đặt bút viết bài thơ: “Tôi đã nghe thấy tiếng chuông rung lên trong ngày Giáng Sinh”.

Bài thơ bắt đầu vui tươi, trữ tình nhưng sau đó lại vụt tối. Hình ảnh dữ dội ở đoạn thơ thứ tư hầu như không phù hợp với một bài ca Giáng Sinh. Tiếng súng ầm ầm ghê rợn, nhạo báng thông điệp hòa bình. Ở đoạn thứ năm và thứ sáu, Longfellow gần như cô độc. Ông viết: “Tựa động đất làm rung chuyển các tầng lục địa”. Nhà thơ gần như bỏ cuộc: “Và trong tuyệt vọng tôi cúi đầu, tôi nói: Chẳng có sự bình an trên đất”.

Nhưng sau đó, từ trong vực sâu của ngày Giáng Sinh ảm đạm ấy, Longfellow đã nghe âm vang không thể diễn tả thành lời của hy vọng. Và ông đã viết đoạn thơ thứ bảy.

Sau đó tiếng chuông càng lớn hơn và thâm trầm hơn: “Chúa không chết, Ngài cũng chẳng hề ngủ! Điều ác sẽ thua, điều thiện sẽ thắng, cùng hòa bình trên đất, ân ban cho con người!”

Chiến tranh diễn ra ác liệt và kí ức về những bi kịch của bản thân ông cũng vậy, nhưng nó không thể chấm dứt Giáng Sinh. Chúa Cứu Thế đã giáng sinh! Ngài hứa “sẽ làm mới lại tất cả muôn vật” (Khải Huyền 21: 5).

Em-ma-nu-ên—Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta!

odb.org

Chúa đến

Ngài đã chết để chúng ta được sống
Bạn có thể trải nghiệm những đau thương mất mát
Nhưng điều đó
Không là gì cả
Trước tình yêu quá cao vời
của Đấng đã hy sinh
Chính Ngài

cho bạn cho tôi

https://huongdionline.com/2015/12/18/y-nghia/

Ngài từ nơi cao ngự xuống
Con từ vực thẳm đi lên
Ngài giàu cao sang vinh hiển
Con vũng bùn lấm nghèo hèn

Ngài Cha nhân lành chờ đợi
Con về năm tháng đi hoang
Ôi tình phụ tử thiêng liêng
Vạn lần con không hiểu hết

Ngài ôm con ghì thật chặt
Con nghe hơi ấm yêu thương
Từ nay trong vòng tay Chúa
Mùa Xuân đã mất lại về

Chúa đến chuồng chiên máng cỏ
Con về nhà cửa tiện nghi
Chúa giàu bỏ đi tất cả
Cho con mọi thứ con cần

Ôi tình Chúa cao sâu quá
Dù con dệt cả đất trời
Thành những bài thơ diễm tuyệt
Cũng không nói hết yêu thương
của Ngài dành cho con đó

(Tường Vi)

2F_Button_background copy

C. H. Spurgeon đã nói:
Chúa Jêsus lúc nào cũng là giàu có, vinh hiển, được tôn cao; nhưng dầu Ngài vốn giàu, mà vì anh em, Ngài đã tự làm nghèo. Người tín hữu giàu có sẽ không thật sự tương giao với anh em nghèo khó của mình nếu chưa dùng của cải của người ấy để giúp đỡ những nỗi thiếu thốn của họ (định luật nầy được áp dụng cho đầu cũng như cho các chi thể như nhau), cũng vậy, Ðức Chúa Trời không thể nào thông công được với chúng ta nếu Ngài chưa chia sẻ cho chúng ta sự giàu có dư dật của Ngài, chưa làm nên nghèo để chúng ta trở thành giàu có.Nếu Ngài cứ ngự trên ngôi quang vinh và chúng ta cứ tiếp tục trong cảnh hoang tàn của sự sa ngã và không nhận được sự cứu rỗi của Ngài, thì sự tương giao giữa hai đàng sẽ không thể nào có được.
Do đó, muốn có tương giao, người bà con giàu có phải tặng phần sản nghiệp của mình cho bà con nghèo khó kia. Cứu Chúa công bình phải tặng cho người anh em phạm tội chính sự trọn vẹn của Ngài, và chúng ta là những kẻ vừa nghèo vừa phạm tội, phải tiếp nhận ân điển càng thêm ân điển của sự đầy dẫy Ngài. Như vậy trong việc ban cho và nhận lãnh, một người phải từ nơi cao tuyệt đỉnh đi xuống, và người kia phải từ các vực sâu đi lên, và như thế mới có thể ôm choàng lấy nhau trong mối thông công thành thật và hết lòng.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn