Thứ Bảy , 4 Tháng Năm 2024
Home / Tổng hợp / SỰ KHIÊM NHƯỜNG

SỰ KHIÊM NHƯỜNG

Các bài trước:

https://huongdionline.com/2015/09/30/gia-dinh-hanh-phuc/

https://huongdionline.com/2015/10/08/gia-dinh/

https://huongdionline.com/2015/10/12/dieu-ran-quan-trong/

SỰ KHIÊM NHƯỜNG

John Fullerton MacArthur, Jr. (born June 19, 1939) is an American pastor and author known for his internationally syndicated radio program Grace to You. He has been the pastor-teacher of Grace Community Church in Los Angeles, California since February 9, 1969 and also currently is the president of The Master’s College in Newhall, California and The Master’s Seminary in Los Angeles, California.

Theologically, MacArthur is considered a Calvinist, and a strong proponent of expository preaching. He has been acknowledged by Christianity Today as one of the most influential preachers of his time, and was a frequent guest on Larry King Live as a representative of an evangelical Christian perspective.

MacArthur has authored or edited more than 150 books, most notably the MacArthur Study Bible, which has sold more than 1 million copies and received a Gold Medallion Book Award. Other best-selling books include his MacArthur New Testament Commentary Series (more than 1 million copies), Twelve Ordinary Men, (more than 500,000 copies), and the children’s book A Faith to Grow On, which garnered an ECPA Christian Book Award.

https://en.wikipedia.org

View More: http://lukasandsuzy.pass.us/shepconf2014

Kinh Thánh thường xuyên khuyến khích Cơ đốc nhân trở nên người khiêm tốn và phục tùng. Phao-lô cho rằng cuộc sống đầy dẫy Thánh Linh không phải là một cuộc sống tranh giành vị trí hàng đầu; mà là hạ thấp xuống dưới tất cả mọi người. Đó chính xác là những gì Chúa Giêsu đã dạy: “Nếu ai muốn làm đầu, thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người ” (Mác 9:35).  “Vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên. ” (Lu-ca 18:14).

Trong  cộng đồng Cơ đốc, các nguyên tắc của sự vâng phục là điều chỉnh các mối quan hệ. Mỗi cá nhân hãy hi sinh cho những người khác. Đó là điều mà Phao-lô mô tả trong Ê-phê-sô 5:21: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau”, cũng tương tự như Phi-e-rơ nói trong 1 Phi-e-rơ 5:- 5-6:

“Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão. Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên.”

Từ Hy Lạp dịch “submit” là hupotasso (từ hai từ: Hupo, “dưới”, và Lasso, “xếp hàng, để có được thứ tự, hoặc để được sắp xếp). Nó nói về xếp hạng chính mình dưới người khác.  Đây là tính cách mà nên áp dụng cho tất cả các mối quan hệ của chúng ta là những Cơ đốc nhân,: “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Phi-líp 2:3-4).

 Cao hơn cả sự khiêm nhường, đó là ví dụ về cuộc đời Chúa Giêsu Christ – gương mẫu cho chúng ta. Ngài từ chối việc xem  mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Ngài từ trời xuống thế gian này, làm cho chính mình không có danh tiếng, đến trong hình dạng của một con người thấp hèn như một tôi tớ, thậm chí tự hạ mình xuống và chết đau thương trên cây thập tự thay cho tội lỗi chúng ta (Phi-líp 2: 5-8). Trong khi làm như vậy, Ngài đã cho chúng ta một ví dụ điển hình về cách chúng ta bước đi trong đời. (1 Phi-e-rơ 2:21).

Cao hơn cả sự khiêm nhường, đó là ví dụ về cuộc đời Chúa Giêsu Christ – gương mẫu cho chúng ta. Ngài từ chối việc xem mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Ngài từ trời xuống thế gian này, làm cho chính mình không có danh tiếng, đến trong hình dạng của một con người thấp hèn như một tôi tớ, thậm chí tự hạ mình xuống và chết đau thương trên cây thập tự thay cho tội lỗi chúng ta (Phi-líp 2: 5-8). Trong khi làm như vậy, Ngài đã cho chúng ta một ví dụ điển hình về cách chúng ta bước đi trong đời. (1 Phi-e-rơ 2:21).

Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải hạ mình trong tất cả các mối quan hệ của chúng ta với nhau. Đó là cốt lõi để trở nên giống như Đấng Christ, và nó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chi phối các mối quan hệ cá nhân đối với mọi Cơ đốc nhân, là những người nên có nghĩa vụ hi sinh, nhường nhịn cho nhau.

Đừng hiểu lầm hoặc dùng sai nguyên tắc đó. Nó không xóa bỏ sự cần thiết cho lãnh đạo hoặc các nguyên tắc của quản trị. Nó chắc chắn không loại trừ các vị trí chính thức của các tổ chức giám sát trong các thể chế. Trong Hội Thánh, ví dụ, mục sư và trưởng lão nhận lãnh một vai trò mà  Chúa ban cho để lãnh đạo, và Thánh Kinh chỉ thị cho các thành viên nhà thờ “Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, – bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.” (Hêb 13:17). Tương tự như vậy trong gia đình, cha mẹ có một nhiệm vụ rõ ràng mà Chúa ban cho để thực hiện thẩm quyền chỉ đạo và hướng dẫn con cái, và con cái có bổn phận ngược lại là tôn trọng và vâng lời cha mẹ (Xuất 20:12; Châm ngôn 1: 8).

Trong thực tế, như Kinh Thánh dạy rõ ràng, “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định. Cho nên ai chống cự quyền phép, tức là đối địch với mạng lịnh Đức Chúa Trời đã lập; và những kẻ đối địch thì chuốc lấy sự phán xét vào mình.”(Rô-ma 13: 1-2). Vì vậy, các nguyên tắc vâng phục lẫn nhau không có nghĩa là một công thức cho chủ nghĩa bình đẳng tuyệt đối. Vì nếu như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến là không ai có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trong giáo hội, chính phủ, hoặc gia đình.

Sự khẳng định uy quyền và trách nhiệm là cần thiết cho các thể chế quyền lực trong xã hội loài người. Tất nhiên, lớn nhất trong tất cả các cấu trúc xã hội là một quốc gia. Mỗi quốc gia hợp pháp phải có một chính phủ. Không quốc gia nào có thể hoạt động mà không có chính quyền. Chính  Chúa đã thiết kế hoạt động xã hội dưới sự dẫn dắt của chính phủ. Đó là lý do tại sao cả Rô-ma 13 và 1 Phi-e-rơ 2: 13-17 nhắc nhở chúng ta rằng Chúa đã phong các chức vụ cho các viên chức chính quyền. Luật sư,  thống đốc, binh sĩ, cảnh sát, và các thẩm phán đều là cần thiết “để trừng phạt những kẻ ác và trao những lời khen ngợi cho những người làm tốt” (1 Phi-e-rơ 2: 14) . Nếu không có họ, sẽ có tình trạng hỗn loạn, và xã hội không thể tồn tại trong tình trạng hỗn loạn đó.

Tương tự như vậy, ngay cả trong tổ chức nhỏ nhất của con người là gia đình cũng áp dụng cùng một nguyên tắc. Một gia đình không thể tồn tại tình trạng hỗn loạn. Có người phải chịu trách nhiệm kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo tinh thần. Kinh Thánh công nhận điều này, như chúng ta sẽ thấy khi  đào sâu hơn vào Ê-phê-sô 5 và 6.

Khi nói đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong tất cả các tổ chức chính quyền, các nguyên tắc vâng phục lẫn nhau cần phải được thực hiện mỗi khi chúng ta giao tiếp và ứng xử. Ngay cả những người có vị trí trong chính quyền cần phải có Đấng Christ trong mối quan hệ của mình với tất cả những người khác. Một lần nữa, chính Chúa Giê-su Christ là gương mẫu cho các lãnh đạo cần phải làm như thế nào. “Vì Con Người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” (Mác 10:45).

Vâng phục lẫn nhau là nguyên tắc, Ê-phê-sô 5:21: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.” Để minh họa và tiếp tục giải thích làm thế nào các nguyên tắc vâng phục là nghĩa vụ phải làm trong khuôn khổ của các tổ chức, nơi Chúa ban cho chính quyền sự lãnh đạo. Phao-lô quay sang hình thức căn bản nhất của các tổ chức trong xã hội đó là gia đình. Ông minh họa thẩm quyền và sự vâng phục bằng cách giải thích làm thế nào các nguyên tắc áp dụng đối với chính quyền của con người. Trong thực tế, Phao-lô đã giải thích điều đó rất nhiều lần trong Rô-ma 13, và Phi-e-rơ đã bổ túc trong 1 Phi-e-rơ 2: 13-16. Ông cũng  đã giải thích các nguyên tắc vâng phục như thế nào khi hoạt động trong cộng đồng hội thánh trong 1 Ti-mô-thê 2 và 3. Tuy nhiên, ở đây Phao-lô đã  sử dụng các gia đình  là một tổ chức bé nhỏ nhất trong tất cả các tổ chức của con người, để con người thấy được như thế nào là vâng phục lẫn nhau, hầu cho không  đánh mất các ân điển mà Chúa cung ứng để điều chỉnh mọi thể chế của con người.

JOHN MACARTHUR

Translated by Van Phong

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn