Thứ Sáu , 26 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Ba Ngôi Hiệp Một

Ba Ngôi Hiệp Một

Tham khảo một bài song ngữ của website
https://gotquestions.org

Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời Ba ngôi?
Điều khó nhất về khái niệm Cơ Đốc nhân về Đức Chúa Trời Ba ngôi là không có cách giải thích tương xứng. Đức Chúa Trời Ba ngôi là một khái niệm mà không bất kỳ một con người để hiểu biết đầy đủ, khoan nói đến việc giải thích. Đức Chúa Trời vĩ đại hơn chúng ta vô cùng. Do đó chúng ta không nên đòi hỏi có thể hiểu biết đầy đủ về Ngài. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng dạy rằng chỉ có một Đức Chúa Trời. Dù cho chúng ta có thể hiểu một số thực tế về mối liên hệ khác nhau trong mỗi thân vị của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, nhưng xét cho cùng thì lý trí của con người không thể lĩnh hội được. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Giáo Lý Ba Ngôi là sai hay không dựa trên lời dạy của Kinh thánh.

Giáo Lý Ba Ngôi nói rằng có một Đức Chúa Trời tồn tại trong ba Thân Vị. Khi học Kinh Thánh hãy giữ trong trí mình rằng từ “Đức Chúa Trời Ba ngôi” không sử dụng trong Kinh Thánh. Đây là một thuật ngữ mà được sử dụng để cố gắng diễn tả Đức Chúa Trời Ba Ngôi – Ba Thân Vị cùng hiện hữu, vĩnh cữu tạo nên Đức Chúa Trời. Xin hiểu cho đây không phải là cách chỉ về ba Đức Chúa Trời. Tầm quan trọng của “Giáo Lý Ba Ngôi” là khái niệm mà nó thể hiện, và khái niệm này có trong Kinh Thánh. Những điều sau đây là điều mà Lời Chúa nói về giáo lý Ba Ngôi.

1. Có một Đức Chúa Trời (Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4; 1 Cô-rinh-tô 8:4; Ga-la-ti 3:20; I Ti-mô-thê 2:5).

2. Đức Chúa Trời Ba ngôi gồm có ba Thân Vị (Sáng Thế Ký 1:1; 1:26; 3:22; 11:7; Ê-sai 6:8; 48:16; 61:1; Ma-thi-ơ 3:16-17; Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14). Trong Sáng Thế Ký 1:1 danh từ Ê-lô-him số nhiều được sử dụng. Trong Sáng Thế Ký 1:26; 3:22; 11:7 và Ê-sai 6:8, đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” được sử dụng. Từ “Ê-Lô-Him” và đại từ “chúng ta” là số nhiều, nghĩa là đơn vị số đếm nhiều hơn hai trong tiếng Hê-bơ-rơ. Mặc dù đây không hẳn là lập luận về Giáo Lý Ba Ngôi, nhưng nó hàm ý về số nhiều trong Đức Chúa Trời. Từ Hê-bơ-rơ nói về Đức Chúa Trời, Ê-lô-him hoàn toàn tương thích với Giáo Lý Ba Ngôi.

Trong Ê-sai 48:16 và 61:1, Đức Chúa Con có liên hệ đến Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Linh. So sánh Ê-sai 61:1 với Lu-ca 4:14-19 để thấy chính Đức Chúa Con đang nói. Ma-thi-ơ 3:16-17 diễn tả sự kiện phép Báp-têm của Chúa Giê-xu. Điều chúng ta thấy ở trong phân đoạn này là Đức Chúa Thánh Linh của Đức Chúa Cha giáng xuống Đức Chúa Con trong lúc Đức Chúa Cha công bố sự hài lòng về Đức Chúa Con. Ma-thi-ơ 28:19 và II Cô-rinh-tô 13:14 là minh họa về ba Thân Vị phân biệt trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.

3. Các Thân Vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời được phân biệt từng trong nhiều phân đoạn Kinh Thánh. Trong Cựu Ước từ “CHÚA” phân biệt với từ “Chúa” (Sáng thế ký 19:24; Ô-sê 1:4) CHÚA có Đức Chúa Con (Thi Thiên 2:7, 12; Châm ngôn 30:2-4) Đức Chúa Thánh Linh được phân biệt với “CHÚA” (Dân số ký 27:18) và Đức Chúa Trời (Thi Thiên 51:10-12) Đức Chúa Con được phân biệt với Đức Chúa Cha (Thi Thiên 45:6-7; Hê-bơ-rơ 1:8-9). Trong Tân Ước, Chúa Giê-xu nói với Đức Chúa Cha về việc xin sai Đấng giúp đỡ là Đức Chúa Thánh Linh (Giăng 14:16-17). Điều này cho thấy Chúa Giê-xu không xem chính Ngài là Đức Chúa Cha hay là Chúa Thánh Linh. Cũng xem xét tất cả các câu khác trong sách Phúc Âm, Chúa Giê-xu nói với Đức Chúa Cha. Có phải Ngài tự nói với chính mình không? Không. Ngài nói với một Thân Vị khác trong Ba ngôi – Đức Chúa Cha.

4. Mỗi Thân Vị trong Ba ngôi là Đức Chúa Trời: Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời (Giăng 6:27; Rô-ma 1:7; I Phi-e-rơ 1:2.). Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời (Giăng 1:1, 14; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 2:9; Hê-bơ-rơ 1:8; I Giăng 5:20). Đức Chúa Thánh Linh là Đức Chúa Trời (Công Vụ 5:3-4, I Cô-rinh-tô 3:16).

5. Sự lệ thuộc trong Ba ngôi Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Thánh Linh lệ thuộc với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Đức Chúa Con lệ thuộc với Đức Chúa Cha, đây là mối liên hệ nội tại và không làm chối bỏ thần tánh của bất kỳ thân vị nào trong Ba ngôi. Đây là đơn giản lĩnh vực tâm trí bị hữu hạn trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời vô hạn. Nói về về Đức Chúa Con, xem Lu-ca 22:42; Giăng 5:36; Giăng 20:21 và I Giăng 4:14. Nói về Đức Chúa Thánh Linh, xem Giăng 14:16; 14:26; 15:26; 16:7 và đặc biệc Giăng 16:13-14.

6. Công tác của từng Thân Vị trong Ba ngôi là khác biệt. Đức Chúa Cha là nguồn tối thượng hay là căn nguyên của Vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Khải Huyền 4:11); mặc khải thiên thượng (Khải Huyền 1:1); sự cứu rỗi (Giăng 3:16-17). Những công Chúa Giê-xu nhập thể (Giăng 5:17 và 14:10). Đức Chúa Cha khởi đầu tất cả các công tác này.

Đức Chúa Con là Thân Vị mà qua đó Đức Chúa Cha làm các công tác như sau: Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Giăng 1:3; Cô-lô-se 1:16-17) 2); mặc khải thiên thượng ( Giăng 1:1; Ma-thi-ơ 11:27; Giăng 16:12-15; Khải Huyền 1:1); và sự cứu rỗi ( II Cô-rinh-tô 5:19; Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 4:42). Đức Chúa Cha làm tất cả các công tác này qua Đức Chúa Con, như là tác nhân của Ngài.

Đức Chúa Thánh Linh là phương tiện mà Đức Chúa Cha thực hiện các công tác như sau: Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ ( Sáng thế ký 1:2; Gióp 26:13; Thi Thiên 104:30); mặc khải thiên thượng ( Giăng 16:12-15; Ê-phê-sô 3:5; II Phi-e-rơ 1:21); sự cứu rỗi (Giăng 3:6; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:2); các công tác của Chúa Giê-xu ( Ê-sai 61:1; Công vụ 10:38). Bởi vậy Đức Chúa Cha làm tất cả các công tác này bởi quyền năng Đức Chúa Thánh Linh.

Có nhiều nỗ lực để minh họa về Giáo Lý Ba Ngôi. Tuy nhiên, không một minh họa phổ biến nào hoàn toàn chính xác: quả trứng (hay trái táo) thất bại vì trong đó những thành phần vỏ, lòng trắng, lòng đỏ không phải là quả trứng, cũng như là vỏ, phần thịt, và hạt của quả táo là thành phần của quả táo, không phải là quả táo. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Linh không phải là các phần của Đức Chúa Trời nhưng mỗi Thân Vị là Đức Chúa Trời. Nước là minh họa tốt hơn, nhưng vẫn chưa đủ diễn tả thỏa đáng về Giáo Lý Ba ngôi. Nước có các hình thức chất lỏng, hơi và chất rắn. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Linh không phải là hình thức của Đức Chúa Trời nhưng mỗi thân vị là Đức Chúa Trời. Như thế những minh họa cho chúng ta một bức tranh về Giáo Lý Ba ngôi, nhưng bức tranh không hoàn toàn chính xác. Đức Chúa Trời vô hạn không thể diễn tả đầy đủ bằng sự giải thích hữu hạn.

Giáo Lý Ba Ngôi là vấn đề gây chia rẽ trong lịch sử của hội thánh Cơ Đốc. Mặc dù trọng tâm của giáo lý hiện diện trong Kinh Thánh, nhưng những vấn đề xung quanh thì không được trình bày rõ ràng. Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời. Đó là giáo lý phù hợp với Kinh Thánh. Ngoài việc đó ra, thì những vấn đề khác, ở giới hạn nào đó, là có thể đưa ra tranh luận, vì nó không phải là vấn đề thiết yếu.

Thay vì tập trung vào việc giải thích Giáo Lý Ba Ngôi bằng lý trí hữu hạn, thì tốt hơn là tập trung vào sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và bản chất vô hạn cao cả của Ngài. “Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài?” (Rô-ma 11:33-34).
What does the Bible teach about the Trinity?
The most difficult thing about the Christian concept of the Trinity is that there is no way to perfectly and completely understand it. The Trinity is a concept that is impossible for any human being to fully understand, let alone explain. God is infinitely greater than we are; therefore, we should not expect to be able to fully understand Him. The Bible teaches that the Father is God, that Jesus is God, and that the Holy Spirit is God. The Bible also teaches that there is only one God. Though we can understand some facts about the relationship of the different Persons of the Trinity to one another, ultimately, it is incomprehensible to the human mind. However, this does not mean the Trinity is not true or that it is not based on the teachings of the Bible.
The Trinity is one God existing in three Persons. Understand that this is not in any way suggesting three Gods. Keep in mind when studying this subject that the word “Trinity” is not found in Scripture. This is a term that is used to attempt to describe the triune God—three coexistent, co-eternal Persons who are God. Of real importance is that the concept represented by the word “Trinity” does exist in Scripture. The following is what God’s Word says about the Trinity:

1) There is one God (Deuteronomy 6:4; 1 Corinthians 8:4; Galatians 3:20; 1 Timothy 2:5).

2) The Trinity consists of three Persons (Genesis 1:1, 26; 3:22; 11:7; Isaiah 6:8, 48:16, 61:1; Matthew 3:16-17, 28:19; 2 Corinthians 13:14). In Genesis 1:1, the Hebrew plural noun “Elohim” is used. In Genesis 1:26, 3:22, 11:7 and Isaiah 6:8, the plural pronoun for “us” is used. The word “Elohim” and the pronoun “us” are plural forms, definitely referring in the Hebrew language to more than two. While this is not an explicit argument for the Trinity, it does denote the aspect of plurality in God. The Hebrew word for “God,” “Elohim,” definitely allows for the Trinity.

In Isaiah 48:16 and 61:1, the Son is speaking while making reference to the Father and the Holy Spirit. Compare Isaiah 61:1 to Luke 4:14-19 to see that it is the Son speaking. Matthew 3:16-17 describes the event of Jesus’ baptism. Seen in this passage is God the Holy Spirit descending on God the Son while God the Father proclaims His pleasure in the Son. Matthew 28:19 and 2 Corinthians 13:14 are examples of three distinct Persons in the Trinity.

3) The members of the Trinity are distinguished one from another in various passages. In the Old Testament, “LORD” is distinguished from “Lord” (Genesis 19:24; Hosea 1:4). The LORD has a Son (Psalm 2:7, 12; Proverbs 30:2-4). The Spirit is distinguished from the “LORD” (Numbers 27:18) and from “God” (Psalm 51:10-12). God the Son is distinguished from God the Father (Psalm 45:6-7; Hebrews 1:8-9). In the New Testament, Jesus speaks to the Father about sending a Helper, the Holy Spirit (John 14:16-17). This shows that Jesus did not consider Himself to be the Father or the Holy Spirit. Consider also all the other times in the Gospels where Jesus speaks to the Father. Was He speaking to Himself? No. He spoke to another Person in the Trinity—the Father.

4) Each member of the Trinity is God. The Father is God (John 6:27; Romans 1:7; 1 Peter 1:2). The Son is God (John 1:1, 14; Romans 9:5; Colossians 2:9; Hebrews 1:8; 1 John 5:20). The Holy Spirit is God (Acts 5:3-4; 1 Corinthians 3:16).

5) There is subordination within the Trinity. Scripture shows that the Holy Spirit is subordinate to the Father and the Son, and the Son is subordinate to the Father. This is an internal relationship and does not deny the deity of any Person of the Trinity. This is simply an area which our finite minds cannot understand concerning the infinite God. Concerning the Son see Luke 22:42, John 5:36, John 20:21, and 1 John 4:14. Concerning the Holy Spirit see John 14:16, 14:26, 15:26, 16:7, and especially John 16:13-14.

6) The individual members of the Trinity have different tasks. The Father is the ultimate source or cause of the universe (1 Corinthians 8:6; Revelation 4:11); divine revelation (Revelation 1:1); salvation (John 3:16-17); and Jesus’ human works (John 5:17; 14:10). The Father initiates all of these things.

The Son is the agent through whom the Father does the following works: the creation and maintenance of the universe (1 Corinthians 8:6; John 1:3; Colossians 1:16-17); divine revelation (John 1:1, 16:12-15; Matthew 11:27; Revelation 1:1); and salvation (2 Corinthians 5:19; Matthew 1:21; John 4:42). The Father does all these things through the Son, who functions as His agent.

The Holy Spirit is the means by whom the Father does the following works: creation and maintenance of the universe (Genesis 1:2; Job 26:13; Psalm 104:30); divine revelation (John 16:12-15; Ephesians 3:5; 2 Peter 1:21); salvation (John 3:6; Titus 3:5; 1 Peter 1:2); and Jesus’ works (Isaiah 61:1; Acts 10:38). Thus, the Father does all these things by the power of the Holy Spirit.

There have been many attempts to develop illustrations of the Trinity. However, none of the popular illustrations are completely accurate. The egg (or apple) fails in that the shell, white, and yolk are parts of the egg, not the egg in themselves, just as the skin, flesh, and seeds of the apple are parts of it, not the apple itself. The Father, Son, and Holy Spirit are not parts of God; each of them is God. The water illustration is somewhat better, but it still fails to adequately describe the Trinity. Liquid, vapor, and ice are forms of water. The Father, Son, and Holy Spirit are not forms of God, each of them is God. So, while these illustrations may give us a picture of the Trinity, the picture is not entirely accurate. An infinite God cannot be fully described by a finite illustration.

The doctrine of the Trinity has been a divisive issue throughout the entire history of the Christian church. While the core aspects of the Trinity are clearly presented in God’s Word, some of the side issues are not as explicitly clear. The Father is God, the Son is God, and the Holy Spirit is God—but there is only one God. That is the biblical doctrine of the Trinity. Beyond that, the issues are, to a certain extent, debatable and non-essential. Rather than attempting to fully define the Trinity with our finite human minds, we would be better served by focusing on the fact of God’s greatness and His infinitely higher nature. “Oh, the depth of the riches of the wisdom and knowledge of God! How unsearchable his judgments, and his paths beyond tracing out! Who has known the mind of the Lord? Or who has been his counselor?” (Romans 11:33-34).

:

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn