Thứ Bảy , 27 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Kiểm Soát Lịch Làm Việc Của Bạn

Kiểm Soát Lịch Làm Việc Của Bạn

Lựa Chọn Của Bạn Kiểm Soát Lịch Làm Việc Của Bạn
Mục Sư Rick Warren

“Vì mỗi người đều phải mang gánh riêng của mình.” (Ga-la-ti 6:5 – BDM)

Những điều bạn chọn lựa có tác động mạnh hơn hoàn cảnh của bạn. Có thể bạn không thích cuộc sống phức tạp mà bạn đã và đang sống.  Nhưng trừ một số ngoại lệ, không ai ép buộc bạn phải duy trì một cuộc sống phức tạp.

Bạn có khả năng làm cho cuộc sống mình trở nên đơn giản.  Thực tế là Chúa muốn chúng ta chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình và cẩn thận lựa chọn cách sử dụng thời gian của mình như thế nào.

Bạn chỉ có đủ thời gian để làm những việc theo ý Chúa trong khi bạn còn sống trên đất.  Bạn được ban cho chỉ vừa đủ thời gian để hoàn thành mục đích của mình.  Khi bạn cố gắng làm nhiều việc hơn là kế hoạch của Chúa dành cho bạn thì không có gì khó hiểu khi bạn thấy mình luôn không có đủ thời gian hay bị căng thẳng khi làm theo lịch trình của mình.

Lời cầu nguyện của tôi dành cho bạn là bạn sẽ giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thỏa lòng khi chỉ làm những việc theo kế hoạch của Chúa muốn bạn làm mà thôi.

Thảo luận

Liệt kê những hoạt động và trách nhiệm khiến bạn căng thẳng.  Cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ bạn xác định những việc nào trong thời khóa biểu của bạn mà Chúa không dành cho bạn.

Bạn tin rằng Chúa muốn bạn tập trung thời gian và sức lực của bạn vào đâu?

Bạn cần chọn lựa điều gì để giúp bạn tập trung nhiều hơn vào những việc theo kế hoạch của Chúa dành cho bạn?


Làm Thế Nào Để Giúp Một Người Nào Đó Tìm Được Hy Vọng Và Sự Chữa Lành, Phần 1

“Do đó, Ngài có thể cứu rỗi hoàn toàn những người nhờ Ngài mà đến với Đức Chúa Trời vì Ngài hằng sống để cầu thay cho họ.” (Hê-bơ-rơ 7:25 – BDM)

Không có người nào mà Chúa Jesus không thể giúp đỡ.

Tôi tin rằng các nhóm nhỏ là một phần quan trọng trong việc giúp đỡ những người ở trong tình trạng vô vọng tìm được sự chữa lành.  Một trong những điều tôi thích nhất khi ở trong một nhóm nhỏ là bạn có thể cầu nguyện cho những trường hợp vô vọng của nhau.  Chúng ta có thể dựa vào đức tin của người khác khi chúng ta bắt đầu nghi ngờ.

Trong Lu-ca đoạn 5, có một nhóm người đem người bạn bị bại của mình đến với Chúa Jesus. Đây là một câu chuyện tuyệt vời kể về một nhóm bạn đã đem một người đang cần sự chữa lành đến dưới chân của Chúa Jesus.  Trong câu chuyện này, chúng ta nhìn thấy 7 đặc điểm của một nhóm nhỏ mà Chúa muốn sử dụng để đem sự chữa lành đến với người khác.  Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem 3 trong số 7 đặc điểm đó, và ngày mai chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm còn lại.

Lòng trắc ẩn: Người đàn ông này được chữa lành vì có những người bạn quan tâm đến anh. Điểm khởi đầu trong mọi việc của chúng ta là sự quan tâm đến những người đang gặp khó khăn, đau đớn hay tổn thương. Rô-ma 15:2 chép: “Mỗi người trong chúng ta hãy làm hài lòng người lân cận để giúp ích và xây dựng họ.” (BDM). Chúa dùng những người này vì họ cảm thông với nhu cầu của bạn mình. Và Ngài sẽ dùng chúng ta khi chúng ta không chỉ mãi lo cho nhu cầu của riêng mình và bắt đầu quan tâm đến người khác nhiều hơn là quan tâm đến chính mình.

Đức tin: Những người này tin rằng Chúa có thể chữa lành cho người bạn của họ, hãy xem Lu-ca 5:20: “Ngài thấy đức tin của họ, nên bảo: ‘Này con, tội lỗi con đã được tha rồi!’” (BDM). Không phải đức tin của người bại, nhưng chính là đức tin của những người bạn đã cứu anh.  Bao nhiêu người bị tê liệt không thể tin vào Đức Chúa Trời mà bạn biết? Đó là khi chúng ta phải tin “giùm” cho họ.

Sự can thiệp: Những người bạn này không chỉ cầu nguyện cho bạn mình, mà họ còn hành động nữa.  Chỉ cầu nguyện cho người đang bị tổn thương và mắc kẹt trong tội lỗi không thôi thì chưa đủ.  Chúng ta cần phải hành động.  Chúa Jesus nói trong Lu-ca 14:23: “Con hãy đi ra các đường và các ngõ bên bờ rào ép mời người vào đầy nhà ta!” Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh cho chép về những người đem người khác đến với Chúa Jesus.  Mọi người không chỉ là người ra đi chinh phục linh hồn, mà còn là những người đem người khác đến với sự chữa lành của Chúa Jesus.

Thảo luận

Cảm giác tuyệt vọng là như thế nào?

Bạn có tin rằng không có người nào mà Chúa Jesus không thể giúp đỡ hay không?  Bạn có sẵn sàng đem những người đang ở trong tâm trạng hay hoàn cảnh tuyệt vọng đến với Chúa Jesus không?

Bạn đã cầu nguyện cho người bạn nào đang bị tổn thương? Bạn có thể làm gì để can thiệp và giúp người đó được chữa lành?

Làm Thế Nào Để Giúp Một Người Nào Đó Tìm Được Hy Vọng Và Sự Chữa Lành, Phần 2

“Chớ nản chí trong việc làm điều lành, vì nếu không chểnh mảng thì đến đúng kỳ chúng ta sẽ gặt.” (Ga-la-ti 6:9 – BDM)

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng ai đó là một trường hợp tuyệt vọng, vô phương cứu chữa? Cảm thấy rằng người đó sẽ không bao giờ có thể đến với Đấng Christ?  Có thể đó là một người bà con nghiện rượu, người cha nghiện ma túy, hay một người hàng xóm đang bị lệ thuộc – một người mang một thương tổn hay một thói quen khiến họ không thể nhận biết Chúa.

Nhưng không có người nào mà Chúa Jesus không thể giúp đỡ!

Ngày hôm qua, tôi đã nói về tầm quan trọng của nhóm nhỏ trong việc giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng để họ nhận được sự chữa lành.  Từ câu chuyện trong Lu-ca 5 về một nhóm người đem người bạn bị bại đến với Chúa Jesus để được chữa lành, chúng ta đã học được 3 đặc điểm của một nhóm nhỏ Chúa muốn dùng để chữa lành cho những người mà những người khác xem là “vô vọng”. Hôm nay chúng ta sẽ xem tiếp 4 đặc điểm còn lại:

Sự kiên trì: Khi cố gắng đem Phúc âm đến với những người trong gia đình, bạn bè và người quen, chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác nản lòng.  Nhưng chúng ta không thể bỏ cuộc! Những người bạn trong Lu-ca 5 đã không để cho những khó khăn làm cho họ nản chí.  Đám đông giữa họ và Chúa Jesus không thành vấn đề với họ. Ga-la-ti 6:9 chép: “Chớ nản chí trong việc làm điều lành, vì nếu không chểnh mảng thì đến đúng kỳ chúng ta sẽ gặt.”

Sự đổi mới: Những người bạn này đã dám làm một điều gì đó khác biệt.  Họ khá sáng tạo để lên trên mái nhà và xé toạc ra để đưa người bạn bị bại đến với Chúa Jesus.  Hãy tượng tượng cảnh tượng mà họ đã tạo ra.  Hầu việc Chúa là một công việc phức tạp vì nó liên quan đến con người. Những nhóm nhỏ không sẵn sàng bước ra khỏi chỗ cũ của mình thì sẽ không sẵn sàng đối diện với những phức tạp để trở thành công cụ chữa lành của Chúa.

Sự hợp tác: Rõ ràng, những người này đã cùng làm việc với nhau để đem người bạn đến với Chúa Jesus.  Đó là một công việc nặng nề mà một người không thể làm một mình. Tương tự, nhóm nhỏ cũng vậy. Người ta có thể đến với Chúa nhanh hơn khi nhóm nhỏ làm việc trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Một cộng đồng biết hỗ trợ, thông cảm lẫn nhau là những chứng nhân mạnh mẽ cho Chúa.

Sự hy sinh: Có bao giờ bạn thắc mắc ai đã trả tiền cho mái nhà sau khi nó được phá ra để đưa người bại xuống gặp Chúa Jesus trong câu chuyện này chưa?  Tôi nghĩ nhóm bạn này đã làm việc đó.  Họ không mở mái nhà ra rồi bỏ đó để cho người khác sửa.  Có thể đó là thời gian, tiền bạc, công sức hay bất cứ điều gì, luôn luôn có một cái giá phải trả để có thể đem một người đến với Đấng Christ. Lu-ca 16:9 có chép:  Sử dụng của cải thế gian của bạn để mang lại lợi ích cho người khác và kết bạn. Sau đó, khi tài sản trần thế của bạn không còn nữa, họ sẽ chào đón bạn đến  ngôi nhà đời đời “Use your worldly resources to benefit others and make friends. Then, when your earthly possessions are gone, they will welcome you to an eternal home”(BDM). Nhóm nhỏ cần phải sẵn sàng hy sinh nếu họ muốn trở thành những công cụ đem sự chữa lành của Chúa đến cho mọi người trên thế giới.

Thảo luận

Hãy kể về thời điểm khi mà chức vụ của bạn gặp rắc rối và bạn muốn bỏ cuộc.

Những thành viên trong nhóm nhỏ có thể khích lệ lẫn nhau bằng cách nào khi họ bị nản lòng trước những khó khăn?

Ai là những người trong cuộc đời bạn mà bạn đã làm chứng hay cầu nguyện xin Chúa cứu người đó?  Nhóm nhỏ của bạn có thể giúp bạn như thế nào trong việc làm chứng cho những người này?

How to Help Someone Find Hope and Healing, Part 2
By Rick Warren“Let us not become weary in doing good, for at the proper time we will reap a harvest if we do not give up.” (Galatians 6:9 NIV)

Have you ever felt that somebody was a hopeless case? That he or she was never going to come to Christ? Maybe it was an alcoholic relative, a drug-addicted parent, or a co-dependent neighbor — someone with a hurt, habit, or hang-up that kept him from knowing God.

But no one is outside Jesus’ reach!

Yesterday I talked about the importance of small groups in helping “hopeless” people find healing. From the story in Luke 5 of the group of men bringing their paralyzed friend to Jesus to be healed, we learned three characteristics of a small group that God uses to heal people who others might consider hopeless. Today we’re going to look at four more:

Persistence: We all get discouraged as we try to reach our family, friends, and acquaintances with the Gospel. But we can’t give up! The friends in Luke 5 didn’t let difficulties discourage them. It didn’t matter that crowds were between them and Jesus. Galatians 6:9 says, “Let us not become weary in doing good, for at the proper time we will reap a harvest if we do not give up.”

Innovation: These friends dared to do something different. It’s pretty innovative to get up on a roof and tear it apart to get a guy to Jesus. Imagine the mess they made! Ministry is messy because it involves people. Small groups that won’t step out of the box won’t be willing to be messy enough to be instruments of healing.

Cooperation: Obviously, these men worked together to bring their friend to Jesus. It was too big of a job for one guy. It’s the same way with small groups. People come to Christ faster when they do it in the context of a supportive small group. A supportive community is a powerful witness to God.

Sacrifice: Have you ever wondered who paid for the roof in this story? I think the group of friends did. They wouldn’t just tear it up and leave it for someone else to fix. Whether it’s time, money, effort, or whatever, there is always a cost to bringing someone to Christ. Luke 16:9 says, “Use your worldly resources to benefit others and make friends. Then, when your earthly possessions are gone, they will welcome you to an eternal home” (NLT, second edition). Small groups must be willing to make sacrifices if they’re going to be agents of healing in the world.

This devotional © 2016 by Rick Warren. All rights reserved. Used by permission.

Talk It Over
Describe a time when your ministry got messy and you wanted to give up.

What are some ways small group members can encourage each other when they are discouraged by difficulties?

Who are the people in your life that you have witnessed to or prayed for God to save? How can your small group help you in your witness to these friends?

 

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn