Chủ Nhật , 5 Tháng Năm 2024
Home / Trang Chủ / ĐẤNG TỐI THƯỢNG LÀ AI?

ĐẤNG TỐI THƯỢNG LÀ AI?

images (1)

Là một người quan tâm nghiên cứu các tín ngưỡng của người Việt Nam, tôi không quên được bài báo ”Diệu Pháp Mạn-đà-la Tây Tạng” của nhà báo Việt Nam nổi tiếng Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đăng trên báo Bút Việt tại Dallas ngày 1 tháng 10 năm 1999.

Mở đầu bài báo,  ông Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã giới thiệu: ”Vì một chuyện tình cờ may mắn, tôi đã được gặp Đại sư Lạt Ma Khen Rinpoche, Viện Trưởng Sera Mey. Đại sư cùng các vị Lạt Ma đệ tử 11 người hiện đang đi thuyết pháp ở nhiều nơi trên đất Mỹ… Đại sư Khen Rinpoche tên là Sermey Khenpo Lobsang Jamyang. Chữ Rinpoche là chữ Tây Tạng chỉ người tái sinh được tìm thấy. Khen Rinpoche có nghĩa là Viện Trưởng một Viện lớn. Sera Mey là một trong hai viện chính của Đại Học Tu Viện Sera, được thành lập ở Tây Tạng năm 1421. Cho đến năm 1959 Viện Sera Mey là nơi tu học của gần 5 000 tu sĩ. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, các tu sĩ tạm rời về Buxa, một vùng hoang vắng ở miền Đông Ấn Độ, lúc đó chỉ còn 170 tu sĩ. Năm 1970, các tu sĩ rời về Mysore, miền Nam Ấn Độ và tái lập Sera Mey ở đây. Hiện nay Sera Mey có khoảng 1 500 tu sĩ.”

Lời giới thiệu như trên cho tôi thấy địa vị quan trọng và thẩm quyền về Phật Pháp của vị Đại sư Tây Tạng. Tiếng nói của vị Đại sư nầy có thể xem là tiếng nói của nhiều người theo Phật Giáo ngày nay. Bài báo nầy đã giúp tôi hiểu thêm được tín ngưỡng Phật Giáo cách cụ thể nhưng cũng để lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Tôi không hiểu được sự mầu nhiệm của Diệu Pháp Mạn-đà-la Tây Tạng cũng như của triết lý Phật Giáo trong cái nhìn của nhà báo, nhưng đối với tôi ba câu hỏi và ba câu trả lời sau đây trong bài báo đã khêu gợi cho tôi mối  quan tâm tìm hiểu. Tôi muốn mời bạn cùng tôi tìm cho ra chân lý.

Thứ nhất, niềm tin của Phật Giáo Việt Nam không khác Phật Giáo Tây Tạng.

images (2)

Nhà báo hỏi: “Phật Giáo Tây Tạng có khác gì với Phật Giáo Việt Nam không?”

Đại sư lắc đầu cười nói: “Không khác (No different)”.

Nhà báo: Tôi nói Phật Giáo Việt Nam đại đa số là Phật Giáo Đại Thừa. Đại sư gật đầu nói Phật Giáo Tây Tạng cũng là Đại Thừa (Mahayana).”

 

Thứ hai, Phật Giáo tin sự thực hữu của Đấng Tối Thượng.

Nhà báo hỏi: “Có một vị nào tối thượng trên vũ trụ không?”

Đại sư trả lời: “Có, có.”

Nhà báo hỏi tiếp: “Có phải đó là Đức Phật không?”

Vị Đại sư Tây Tạng nghiêm nét mặt lắc đầu: “Không phải, không phải.” Rồi người lại cười và hạ bàn tay ra hiệu: “Đức Phật còn ở dưới.”

Thứ ba,  Phật Giáo tin chết không phải là hết.

Nhà báo xin phép đổi đề tài và chuyển sang câu hỏi: “Sau cái chết có sự sống hay không? (Life after death?).”

Đại sư đáp nhẹ nhàng một chữ “Reborn (Tái sinh)”.

Nhà báo hỏi: “Có phải đó là Reincarnation không?”

Đại sư lắc đầu xua tay: “Không phải, không phải… Reincarnation là cho những bậc cao hơn.”

Nhà báo giải thích: Reincarnation trong tiếng Anh có nghĩa là hồn tái nhập vào một cơ thể khác, còn Reborn là đầu thai sang một kiếp khác.

Nhà báo tiếp: ”Tôi hỏi gặng tại sao người ta tái sinh (reborn), mà không nhớ tiền kiếp của mình?”

Đại sư cười lớn co hai tay lại nhắm mắt, cong lưng, bắt chước bào thai nằm trong bụng mẹ, rồi nói: “Mất 9 tháng 10 ngày như vậy thì bất cứ cái gì cũng phải quên hết nữa là tiền kiếp. Đó là lúc vô tri vô giác.”

Trên đây là phần trích đăng nguyên văn bài báo về Phật Giáo của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.

Những câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng.

Đọc xong bài báo, mặc dầu không thoả mãn với những câu trả lời, nhưng lòng tôi cảm phục nhà báo Việt Nam cùng vị Đại sư Tây Tạng đã hết sức thẳng thắng, rõ ràng và chân thành trong câu hỏi lẫn câu trả lời. Tôi tin rằng những câu hỏi của nhà báo cũng là câu hỏi mà nhiều người đi tìm chân lý đang quan tâm. Giống như nhiều người Việt Nam khác, phải chăng người Phật Giáo tin có Đấng Tối Thượng nhưng không biết Đấng Tối Thượng là ai? Nếu Đấng Tối Thượng không phải là Đức Phật, vậy thì ai là Đấng Tối Thượng?

Dù bạn là người đang theo Phật Giáo, dù bạn đang theo hay chưa theo một tôn giáo nào khác, thiết tưởng câu hỏi, “Có Đấng Tối Thượng không?” và “Đấng Tối Thượng Là Ai?” là những câu hỏi chúng ta cần quan tâm tìm hiểu và phải tìm cho ra câu trả lời chân chính nhất.

Có hai cách để biết Đấng Tối Thượng là ai.

images

Nhà Thần Học Karl Barth, người Thụy Sĩ, cho rằng chỉ có hai cách để con người biết được Đấng Tối Thượng là ai. “Cách thứ nhất là bắt đầu với con người và từ đó suy luận trở lên; cách thứ hai là bắt đầu với Đấng Tối Thượng và chấp nhận sự mạc khải của Ngài tỏ bày cho chúng ta.” Hầu hết các tôn giáo và triết lý trên thế giới đi theo cách thứ nhất là cố gắng suy luận từ con người trở lên, duy có Cơ-đốc Giáo là theo cách thứ hai từ trên xuống. Bạn có quyền chọn lựa một trong hai con đường bạn nhận thấy là đúng nhất.

Có Đấng Tạo Hóa không?

Trước khi tìm hiểu cho biết Đấng Tối Thượng là ai, thiết tưởng chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi có Đấng Tạo Hóa Tối Thượng không? Lý do là vì hiện nay trên thế giới, kể cả giữa vòng người Việt Nam, một số người vẫn không tin sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa, nhiều người không biết Đấng đó là ai, hoặc nhiều người cứ sống mà không cần biết đến sự hiện diện của Ngài.

Ít nhất có ba sự lựa chọn về Đấng Tạo Hóa.

 

Lựa chọn thứ nhất:

Không có Đấng Tạo Hóa nào cả!

Đây là thái độ của những người theo thuyết Vô Thần (Atheism). Người vô thần tuyên bố, “Tôi biết không có Đấng Tạo Hóa nào cả.” Người vô thần thường đặt ra vô số câu hỏi tương tự như sau:

Nếu có Đấng Tối Thượng thì tại sao không ai thấy Ngài? Tại sao có những người vô tội, kể cả trẻ em, đã chết vì những thiên tai như động đất, lụt lội, hoả hoạn, bão tố, hạn hán…? Nếu có Đấng Tối Thượng thì tại sao có bệnh tật, chiến tranh, đói kém, dịch lệ ? Tại sao Ngài không chấm dứt những khổ nạn? Tại sao có người giàu người nghèo, nước giàu nước nghèo? Tại sao có bất công đầy dẫy trong xã hội loài người? Nếu có Đấng Tối Thượng thì tại sao Ngài không nhậm lời tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta? Nếu có Ngài, tại sao mọi người không thể có cùng một niềm tin về Ngài là Đấng như thế nào? Phật Giáo tin về Ngài khác, Ấn Giáo khác, Hồi Giáo khác và Cơ-đốc Giáo tin về Ngài khác hẳn các tôn giáo kia? Nếu Ngài không thể kiểm soát được thiên tai, nhân họa như chúng ta mong muốn thì làm sao Ngài làm Đấng Tối Thượng được? Nếu có Ngài thì tại sao có những người tự xưng là vô thần chống nghịch Ngài, bắt bớ những người tin Ngài mà Ngài vẫn tiếp tục yên lặng? Tại sao Ngài không lên tiếng để thuyết phục mọi người rằng Ngài đang có mặt? Tại sao Ngài không tự xuất hiện một lần đủ cả để cất đi mọi nỗi hoài nghi, suy đoán trong lòng mọi người? Và nếu có Đức Chúa Trời thì ai đã dựng nên Ngài?

Tất cả những câu hỏi trên đây không phải là mới và không phải là không có câu trả lời. Vấn đề là người đặt câu hỏi có thật lòng tìm kiếm câu trả lời hay không mà thôi.

Giả thử bạn đang chọn thái độ nầy thì trước hết xin bạn vui lòng cùng tôi vẽ một vòng tròn lớn tiêu biểu cho toàn bộ mọi lãnh vực hiểu biết của loài người. Tiếp theo, xin bạn hãy vẽ ra một điểm trong vòng tròn đó để tiêu biểu cho mức độ hiểu biết của chính mình bạn so với toàn bộ sự hiểu biết của loài người. Bạn sẽ vẽ được một điểm nào đáng kể trong cái vòng tròn to lớn đó hay không? Riêng phần tôi, cái điểm tôi vẽ ra bên trong vòng tròn đó thật nhỏ nhoi. Tôi tin rằng dù bạn là một nhà bác học hiện đại đi nữa, cái điểm vẽ của bạn cũng sẽ rất nhỏ nhoi. Mọi người đều công nhận sự hiểu biết của con người rất giới hạn so với tất cả những gì cần phải biết, vì thế thật vô lý khi nói rằng, “Tôi biết không có Đấng Tạo Hóa nào cả.” Một người nói câu đó phải là người hiểu biết tất cả mọi sự và có mặt ở khắp mọi nơi trong vũ trụ. Đó là khả năng mà chỉ có Đấng Tạo Hóa Toàn Tri, Toàn Tại mới có được mà thôi.

Bạn biết không, các giáo sĩ Tây phương rất khó để mô tả băng tuyết cho dân bản xứ vùng xích đạo nóng bức. Các giáo sĩ càng ra sức mô tả nước đá trở nên rắn chắc đến nỗi người và xe đi lại trên đó được, dân bản xứ càng cười ra. Băng tuyết nằm ở ngoài lĩnh vực hiểu biết của họ, nhưng điều nầy không có nghĩa là băng tuyết không có thực. Tương tự như vậy, một người muốn từ chối sự thực hữu của Đức Chúa Trời thì người đó phải biết hết mọi sự. Điều mỉa mai là một người phải có tầm cỡ bằng Đức Chúa Trời mới dám tuyên bố chắc chắn là Đức Chúa Trời không thực hữu. Thực ra, những người từ chối Đức Chúa Trời đang ra sức đè nén sự ý thức về Đức Chúa Trời mà Ngài đã ban cho họ (xem Rô-ma 1:18-21). Một người cố tình không tin có Đức Chúa Trời thì không thể dùng lý luận mà thuyết phục người đó được. Tuy nhiên, người không tin Đức Chúa Trời thực hữu cần biết rõ một vũ trụ không có Đức Chúa Trời sẽ như thế nào.

Từ trong sâu thẳm của tấm lòng, con người luôn luôn kêu gào ý nghĩa, giá trị và mục đích của cuộc sống, nhưng đây chính là những điều bị từ chối trong một vũ trụ vô thần. Khoa học cho biết vũ trụ đang nở rộng ra và cứ để cho nó diễn ra tự nhiên, thì các thiên hà sẽ rời ra xa nhau và các ngôi sao cuối cùng sẽ tàn tắt. Tất cả sẽ là một thế giới lạnh lẽo, tối tăm, và không còn sự sống.

Trên phương diện thời gian, cả loài người (không kể chi đến một đời người) sẽ chỉ là một sự hiện hữu trong chốc lát trước khi tiêu mất đi so với cõi vĩnh hằng. Tất cả những việc chúng ta làm sẽ vô nghĩa, không ai còn lại để nhớ gì cả trong đêm dài vô tận của cõi thời gian.

Hơn nữa, nếu không có Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không có nền tảng nào cả cho đạo đức, cho những giá trị để đo lường đúng sai, tốt xấu. Lúc đó mọi sự đều là tương đối, không có gì tuyệt đối cả.

There-is-a-god1

Hơn nữa, nếu không có Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không có nền tảng nào cả cho đạo đức, cho những giá trị để đo lường đúng sai, tốt xấu. Lúc đó mọi sự đều là tương đối, không có gì tuyệt đối cả. Nếu con người chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên, tình cờ của vật chất trong một vũ trụ phi nhân tính thì những giá trị mà con người tôn trọng như sự hy sinh vì chính nghĩa, sự thành thật, tình huynh đệ, tình bằng hữu, tình yêu thương, sự hiếu kính, sự công bình, sự khiêm nhường, sự tha thứ, sự tử tế, lòng vị tha, lòng biết ơn, lòng trung tín, sự thánh thiện, đạo đức, tự do, hạnh phúc vân vân… đều chẳng có nghĩa lý gì hơn sự lọc lừa, ích kỷ, hận thù, thành kiến, kiêu căng, bất công, tàn nhẫn, cố chấp, phản bội, vô ơn, nô lệ và bất hạnh… Hãy thử nhớ lại xem trong lịch sử cận đại của thế giới, những nhà lãnh đạo chính trị vô thần đã làm gì và đã đem lại gì cho nhân loại? Nếu một người thực sự sống với thuyết vô thần sẽ để lại kết quả gì cho những người chung quanh?

Hãy thử nhớ lại xem trong lịch sử cận đại của thế giới, những nhà lãnh đạo chính trị vô thần đã làm gì và đã đem lại gì cho nhân loại? Nếu một người thực sự sống với thuyết vô thần sẽ để lại kết quả gì cho những người chung quanh?

Trong một thế giới vô thần, con người không có mục đích sống. Một thế giới không có ai sáng tạo và điều khiển sẽ loại trừ mục đích và kế hoạch, cuối cùng khuynh hướng của nó sẽ dẫn tới chỗ hư hoại, suy tàn, vô trật tự và chết chóc. Không một ai khôn ngoan lại muốn sống trong một thế giới hỗn loạn, vô mục đích như thế cả. Ai cũng sống và cư xử như là sự hiện hữu của con người đang có ý nghĩa, những giá trị là có thực, và đời người có mục đích cao cả. Tất cả những giá trị thực tế nầy đòi hỏi phải có một Đấng Tạo Hóa vô hạn, có nhân tính. Nhờ có Ngài mà con người sống có mục đích và giá trị.

Một nhà thần học Tin Lành tên là Francis Schaeffer đã gồm tóm thuyết phủ nhận sự thực hữu và sáng tạo của Đấng Tạo Hoá bằng phương trình sau đây: “Hư không + phi nhân tính + thời gian + sự tình cờ may rủi = Sự hiện hữu của muôn loài vạn vật” (Nothing + the impersonal + time + chance = Everything there is.) Bạn thấy lý thuyết phủ nhận Đấng Tạo Hoá có hợp tình hợp lý hay không?

Có người nói rằng thuyết Vô Thần thực chất là một tôn giáo xây dựng trên đức tin mù quáng, nghĩa là phải cần có đức tin cực lớn mới làm được người vô thần. Người vô thần bởi đức tin tin rằng không có Đức Chúa Trời và dù không có bất cứ bằng chứng nào họ đã tin vũ trụ không do ai dựng nên cả. Vô thần là một tôn giáo không có Đức Chúa Trời, một đức tin không có lý trí và một cuộc hành trình không có đích.

Một người Vô Thần phải tin rằng (1) Vật chất là vĩnh cửu. (2) Vật chất phi sự sống đã sản sinh ra sự sống. (3) Vật chất phi tâm trí đã tạo ra tâm trí. (4) Vật chất phi thông minh đã tạo ra thông minh. (5) Vật chất phi đạo đức đã tạo ra đạo đức. (6) Vật chất phi lương tâm đã tạo ra lương tâm. (7) Vật chất phi mục đích đã tạo ra mục đích và trật tự.

Một người Vô Thần phải làm được những việc sau đây: (1) Chứng minh không có Đức Chúa Trời. (2) Từ khước tất cả những bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời. (3) Phủ nhận được sự thực về Đức Chúa Giê-xu Christ. (4) Loại hết những bằng chứng về sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ. (5) Phủ nhận được sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong Kinh Thánh. (6) Chứng minh được rằng Kinh Thánh là chuyện bịa đặt. (7) Thiết lập được sự đáng tin của thuyết Vô Thần. Từ xưa đến nay, người Vô Thần đã không làm được điều đó.

Có người ví sánh thuyết Vô Thần giống như phạm trù của cái mà các nhà luận lý gọi là “những lời tuyên bố tự phản.” Thí dụ như một người Việt nói câu, “I cannot say a word of Enghish” (Tôi không thể nói một chữ tiếng Anh nào) là người đó đã nói một câu tự phản khi người đó dùng tiếng Anh để nói mình không biết một câu tiếng Anh nào cả. Hoặc câu, “Không có lẽ thật nào cả” là một câu tự phản. Nếu câu đó sai thì đó là một câu sai. Nếu câu đó đúng, thì nó cũng sai luôn, vì trong trường hợp đó không có lẽ thật nào cả, kể cả câu nói đó.

Không có người nào biết đủ để làm người Vô Thần. Chính nhà Bác học Albert Einstein có lần đã nói ông biết ít hơn một nửa của một phần trăm. Vậy câu hỏi đặt ra với người Vô Thần là, “Có thể có Đức Chúa Trời thực hữu bên ngoài sự hiểu biết của người vô thần không?” Câu trả lời là “Có thể!” Người Vô Thần không thể nói cách hợp lý là không có Đức Chúa Trời. Không có nền tảng lý luận nào cho thuyết Vô Thần. Người Vô Thần không có nền tảng nào, lý luận nào hợp lý để phủ nhận Đức Chúa Trời.

Một học giả nổi tiếng tên là G.K. Chesterton đã có nhận xét như sau: “Khi người ta ngưng tin Đức Chúa Trời, không phải là họ không tin gì cả, nhưng là hầu như họ tin tất cả.” Câu nầy thật đúng trong thế giới của người Vô Thần.

Tuy nhiên, trước khi khẳng định thái độ của mình, xin bạn hãy cùng tôi suy nghĩ đến câu nói nầy của một học giả Cơ-đốc Giáo, “Không một phủ định nào về Thiên Chúa lại có thể chạm đến Ngài được, bởi nó ở ngoài Thiên Chúa, nó là sự phủ định một ngụy thần hay một ý niệm trừu tượng về Thiên Chúa mà thôi.” Đúng vậy! Có lẽ Đấng mà một số người đang phủ nhận không phải là Đấng Tạo Hóa Tối Thượng mà chúng ta cần tin tưởng và phó thác cuộc đời. Có lẽ đó là một tà thần hoặc một hình ảnh tưởng tượng chứ không phải là Chân Thần. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn, vấn đề là chúng ta phải chọn cho đúng.

(Còn nữa)

 

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

(Tổng Hợp)

 

GOSPEL FOR VIETNAM

P.O. Box 570293

Dallas, TX 75357, U.S.A.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn