Chủ Nhật , 5 Tháng Năm 2024
Home / Trang Chủ / LÒNG THƯƠNG XÓT

LÒNG THƯƠNG XÓT

Bài 11

“Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn.”

matthew-9-36-400x360
Ma-thi-ơ 9:36
 
Con mắt chúng ta thường nhìn những điều mà lòng mình ưa thích. Trẻ con nhìn vào cửa hàng kẹo và đồ chơi, trong khi cha mẹ chúng chú ý hàng “giảm giá”. Riêng tôi thì quan tâm đến cửa hàng sách, vợ tôi tìm kiếm cửa hàng thời trang. Còn khi Chúa Jesus nhìn thấy đoàn dân đông, Ngài “động lòng thương xót”, Ngài đến để cứu họ.
 
Lòng thương xót. Từ này trong Tiếng Anh ra từ Tiếng La-tinh nghĩa là “cùng chịu khổ, cùng chịu đựng sự đau đớn với người khác.” Từ Hi-lạp “lòng thương xót” trong câu Kinh Thánh trên thì sâu sắc hơn bởi vì nó chỉ về các cơ quan bên trong cơ thể đang chuyển động không ngừng. Một người có lòng thương xót thường bị tác động rất mạnh và cảm nhận được nỗi đau mà người khác đang chịu. Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi lại ít nhất ba lần Chúa Jesus động lòng thương xót đối với đoàn dân (9:36; 14:14; 15:32), và Ngài cũng có cảm giác đó với:  hai người mù (Mat. 20:34), người bại (Mác 1:41), người bị quỉ ám (Mác 5:18), người đàn bà góa đáng thương (Lu-ca 7:13), và đứa trẻ bị quỉ ám (Mác 9:22). Có ba ẩn dụ mà Chúa Jesus nói về lòng thương xót (Math. 18:27; Lu-ca 10:33; 15:20). Trong câu Kinh Thánh Mat. 9:36-37, Chúa thấy đoàn dân đông như là các con chiên đi lang thang bị ngược đãi. Ngài cũng thấy đoàn dân đông giống như cánh đồng lúa sẵn sàng cho mùa gặt. Những con chiên đi lang thang và bị thú hoang tấn công. Đồng lúa chín vàng bị hoang phí vì thiếu những thợ gặt có lòng thương xót.  Những yếu tố này có cảm động lòng chúng ta?
 
Cầu thay. Phương cách mà Đức Chúa Trời mong đợi chúng ta thực hiện cho những tình huống đau lòng là cầu nguyện  (Mat 9:38). Chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời sai những công nhân có lòng thương xót để chăm sóc cho bầy chiên và cánh đồng. Lần cuối cùng chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời dấy lên những thợ gặt là khi nào? Chúng ta có cầu xin Ngài kêu gọi họ từ những người trong gia đình chúng ta? Bác sĩ gia đình đã nói với mẹ tôi là bà không thể nuôi tôi quá hai tuổi bởi vì tôi gặp vấn đề về máu, nhưng lời tiên đoán của ông ta không đúng. Tại sao? Bởi vì tôi có một người ông hết lòng cầu nguyện cho sức khỏe của tôi và mỗi thế thệ trong gia đình chúng tôi phải có một người đi ra rao giảng Tin lành, và thật đã có. Tôi cầu nguyện hằng ngày để Chúa sai con gặt vào mùa gặt của Ngài, và tôi luôn luôn thêm lời này: “xin Chúa hãy gọi người nào đó từ gia đình chúng con” – và Ngài đã làm như vậy. Lòng thương xót và cầu thay luôn luôn là hai người bạn song hành.
 
Sự hiến dâng. Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện để Đức Chúa Trời sai phái con gặt, chúng ta phải nhớ rằng Ngài thường trả lời trong và xuyên qua người cầu thay (Êph. 3:20). Chắc chắn Môi-se đã cầu nguyện để Đức Chúa Trời giải cứu dân Ngài ra khỏi ách nô lệ ở Ai-cập, và Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông trở thành người đảm trách công tác giải phóng dân sự. Nê-hê-mi đã khóc than cầu nguyện cho tình trạng của Giê-ru-sa-lem, và Đức Chúa Trời đã sai phái ông trong tư cách một quan chức chính quyền để xây lại các tường thành của nó (Nê-hê-mi 1-2). Chúa đã gọi Phao-lô và Ba-na-ba trong buổi nhóm kiêng ăn cầu nguyện để giảng Tin lành cho dân ngoại bang (Công 13:1-3). Do đó, khi chúng ta cầu nguyện, trước hết chúng ta phải dâng chính mình cho Chúa; nếu không, chúng ta có lẽ chỉ đang cầu nguyện với môi miệng chứ không phải xuất phát từ lòng của chúng ta. Nếu tôi không sẵn sàng phụng sự trong ý chỉ của Chúa, thì việc tôi cầu nguyện để người khác phục vụ Ngài là đúng sao?
Nếu tôi không sẵn sàng phụng sự trong ý chỉ của Chúa, thì việc tôi cầu nguyện để người khác phục vụ Ngài là đúng sao?
Thầy tế lễ thượng phẩm chí cao của chúng ta có lòng thương xót và quan tâm chúng ta (Hêb. 4:15-16), và chúng ta phải có lòng thương xót đối với người khác. Hãy bắt đầu tại phòng riêng cầu nguyện cho gia đình và hàng xóm của chúng ta, rồi chúng ta có thể cầu thay cho hội thánh, các thánh đồ và các tội nhân trên khắp đất. Nghĩa của từ “lòng thương xót” được tìm thấy trong một hình thức khác trong Ê-phê-sô 4:32 (“lòng mềm mại”), Phi-líp 2:1 (“lòng yêu mến”), Cô-lô-se 3:12 (“thương xót”), và 1 Phi-e-rơ 3:8 (“lòng mềm mại”), và tất cả được bổ túc thêm vào lòng thương xót. Chúng ta không bao giờ giống Chúa Jesus cho đến khi chúng ta có lòng thương xót.
 
 “Chúa ôi! Tôi nài xin Chúa hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện của kẻ tôi tớ Ngài và lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài vẫn vui lòng kính sợ danh Ngài.”
Nê-hê-mi 1:11
Warren W. Wiersbe

Translaed by Tuong Vi

Các bài trước:

https://huongdionline.com/2015/10/29/loi-chua-trong-tan-uoc/

https://huongdionline.com/2015/11/02/suy-gam-tan-uoc-voi-warren-w-wiersbe/

https://huongdionline.com/2015/11/04/duong-linh-2/

https://huongdionline.com/2015/11/20/3666/

https://huongdionline.com/2015/11/27/hay-nen-tron-ven/

https://huongdionline.com/2015/11/30/dung-thoi-ken/

https://huongdionline.com/2015/12/05/hoi-ke-it-duc-tin/

https://huongdionline.com/2015/12/10/chinh-phuc-ca-na-an/

 

                                                                                                                       

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn