Thứ Sáu , 26 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / VĂN HÓA CƠ ĐỐC VÀ VĂN CHƯƠNG THẾ GIỚI

VĂN HÓA CƠ ĐỐC VÀ VĂN CHƯƠNG THẾ GIỚI

Mục sư Nguyễn Văn Huệ

kinhthanh

Bạn có biết cội nguồn của văn hóa, văn chương, văn nghệ, thơ ca, văn minh, phát minh, âm nhạc, luật pháp, giáo dục, khoa học, chính trị học… quan hệ xã hội… tại các nước dân chủ, tự do, tiên tiến ngày nay ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và đang được lan ra khắp thế giới… đều phát xuất từ một nguồn là Kinh Thánh của Đạo Chúa không?

Đức Chúa Trời có một và thật, Ngài dựng nên loài người và Ngài chỉ dẫn cho chúng ta cách để sống, phát triển và tồn tại qua một kim chỉ nam là Kinh Thánh. Thế giới loài người và nền văn minh tiến bộ của nhân loại xưa nay chứng minh điều đó. Tin cậy và vâng lời Chúa trong Kinh Thánh là thành công, nhưng khước từ Chúa của Kinh Thánh là thất bại. Chúa vẫn tôn trọng quyền tự do của linh hồn con người và Ngài tiếp tục chờ đợi con người quyết định làm theo ý Chúa. Mặc dầu có nhiều người vẫn không chịu làm theo ý Chúa, nhưng bất cứ ai biết đọc, tin cậy và làm theo Kinh Thánh thì người đó được phước, khôn ngoan và hưởng ơn sáng tạo của Chúa. Vì Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy.

CÁC PHÁT MINH ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHUNG

Bạn có bao giờ nghĩ đến những phát minh sáng chế đang ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của chúng ta hôm nay đều phát xuất từ những người tin Chúa và chuộng đọc Kinh Thánh không?

Hãy suy nghĩ đến những nhà sách, những thư viện, những siêu thị… Hãy suy nghĩ đến những máy móc và các tiện nghi chúng ta dùng hằng ngày trong nhà bạn, trong nhà tôi. Cái đồng hồ, cái máy điều hoà không khí, cái máy điện, cái bóng đèn, cái máy quạt, cái máy nước nóng, cái kính đọc sách, cái radio, cassette, CD player, cái TV, tủ lạnh, cái máy điện thoại, cái computer, cái Ipaid, cái xe gắn máy, cái xe hơi…cái hàm răng giả cho người già. Chưa nói đến trường học, nhà thương, cầu cống, xe lửa, hệ thống xa lộ giao thông, hệ thống ngân hàng, các hãng bảo hiểm…

Hãy suy nghĩ đến những phát minh lớn về năng lượng (máy hơi nước (1750), máy phát điện (1881), ánh sáng điện (1882), bom nguyên tử (1942); về máy móc (máy lấy bông vải (1779), máy may (1846), máy gặt (1842), ngành chế tạo sắt thép (1850), máy xe hơi (1903); về truyền thông(nhà máy in (1520), điện tín (1794), điện thoại (1875), radio (1909), truyền hình (1928), computer (1949) và về các phương tiện vận chuyển (máy tàu hơi nước (1807), máy xe lửa (1815), máy bay (1903), tàu ngầm (1900), hoả tiển (1920)… (Frank P. Bachman: The Story of Inventions (Arlington Heights, Illinois: Christian Liberty Press, 2008).

Tôi để ý thấy tất cả những sáng kiến, sáng chế phát minh ảnh hưởng đến thế giới văn minh đều phát xuất từ những bộ óc và cuộc đời được khai sáng bởi Kinh Thánh. Ai xây dựng thế giới cũng đã được xây dựng bởi Kinh Thánh. Văn minh nhân loại hiện đại phát triển khi người ta in và đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh thực sự giải phóng tư tưởng của con người. Kinh Thánh là lẽ thật. Lẽ thật mang đến tự do.

Cuộc Cải Cách Giáo Hội thế kỷ 16 có thể xem như là bệ phóng của nền văn minh Tây Phương. Khẩu hiệu của họ là: Sola fidi, sola gratis, sola Scriptura (nghĩa là Chỉ bởi đức tin, chỉ bởi ân điển, chỉ bởi Kinh Thánh). Từ đó cả Âu Châu đã bừng tỉnh dẫn theo sự bừng tỉnh của cả thế giới.

Có thể nói phát minh quan trọng nhất của loài người mở đầu cho các phát minh khác là máy in của Gutenberg ở Đức và quyển sách đầu tiên được in từ máy in nầy chính là Kinh Thánh. Kinh Thánh được phát hành, nhiều người bắt đầu đọc Lời Chúa không giới hạn. Kết quả là người bị giam cầm được tự do, người mù loà được sáng mắt, người ngu dốt có tâm trí được khai mở và đời sống xã hội biến đổi theo. Con người ham thích thế giới tươi đẹp Chúa ban, các vùng đất mới được bắt đầu khám phá, chinh phục. Châu Mỹ được khám phá. Và nước Mỹ được thành lập. Bởi những người tin Kinh Thánh và làm theo Kinh Thánh. Những người ra đi theo tiếng gọi của Kinh Thánh.

Năm ngoái tôi có đến tiểu bang Massachusetts và đã nhìn thấy cạnh bờ biển một tảng đá có khắc chữ 1620. Đó là năm lịch sử khi những người Tin Lành đáp tàu Mayflower từ Âu Châu đi tìm tự do và họ đã đặt chân lần đầu đến Bắc Mỹ. Đến nay là 393 năm. Tôi nhớ đến ngày Lễ Độc Lập July 4th, 1776 của Mỹ trong hơn 1 thế kỷ sau đó. Nước Mỹ thành lập đến nay là 237 năm.

Một sự thật không thể chối cãi là các phát minh khoa học mà cả nhân loại đang sử dụng ngày nay hầu hết là đến từ Nước Mỹ, lan ra từ nước Mỹ. Một con số đáng nhớ là hiện nay có 85% người Mỹ tin Chúa của Kinh Thánh. Nước Mỹ là một nước tin cậy Chúa: IN GOD WE TRUST.

BANG-CHUNG-TOI-THO-TROI-2-1

VĂN CHƯƠNG CHO MỌI NGƯỜI

Khi nói đến ảnh hưởng của Kinh Thánh là phải nói đến văn chương. Chúa Giê-su phán: “Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.” Chúng ta chỉ có thể tìm được lời Chúa từ trong Kinh Thánh. Chúng ta phải công nhận rằng chính Kinh Thánh là tuyệt phẩm văn chương vĩ đại nhất của thế giới. Chỉ những ai đọc Kinh Thánh, suy gẫm Kinh Thánh mới thấy rõ giá trị văn chương của Kinh Thánh. Kinh Thánh nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Kinh Thánh ghi lại tầm nhìn và ý muốn của Đức Chúa Trời đối với cả loài người và vũ trụ.

Câu chuyện sa ngã của loài người, cuộc đời của chàng thanh niên Giô-sép là khuôn mẫu tuyệt vời của những pho chuyện ngắn hay nhất. Sách Gióp được xem là áng văn thơ hay nhất từng được viết. Mọi người đọc Kinh Thánh đều ưa thích một câu chuyện nào đó của Kinh Thánh.  Chẳng hạn câu chuyện Áp-ra-ham tìm vợ cho con trai là Y-sác. Hay câu chuyện tình thật đẹp của nàng Ru-tơ quyết về quê chồng. Hoặc câu chuyện lịch sử thật li kỳ và hồi hộp về đời sống cô gái mồ côi Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu và nhà cứu quốc. Những câu chuyện ngắn do Chúa Giê-su kể trong 3 năm truyền giáo của Ngài. Đó không chỉ là những áng văn hay nhưng là những lời sống đầy quyền năng biến đổi người nghe.

Tổng thống John Adams gọi các Thi Thiên là “vượt trỗi hơn tất cả các bài thơ bài nhạc.” Tổng Thống Thomas Jefferson xác nhận Bài Giảng Các Phước Lành là “tác phẩm văn chương chọn lọc nhất.” Học giả Daniel Webster gọi Bài Giảng Trên Núi là “pho sách luật vĩ đại nhất trên thế giới.” Kinh Thánh chẳng những có văn chương nhưng mà có ý nghĩa giáo dục nữa. Hãy đọc lại Thi Thiên 23 trong Cựu Ước hay 1 Cô-rinh-tô trong Tân Ước, bạn sẽ thấy mình cần Kinh Thánh đến mức nào?

Bạn tò mò muốn biết tương lai, hãy đọc Kinh Thánh, vô số những lời tiên tri trong Kinh Thánh đã hoàn toàn ứng nghiệm… Bạn muốn tìm biết ý Chúa hướng dẫn bạn trong những quyết định mỗi ngày, hãy đọc Kinh Thánh. Bạn muốn thoát khỏi những cám dỗ đời nầy, hãy đọc Kinh Thánh. Bạn muốn con cái bạn trở nên người tốt hãy dạy cho chúng học thuộc những câu Kinh Thánh quan trọng.

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng cho vô số các sách khác. Giáo sư William Lyon Phelps tuyên bố: “Kinh Thánh có ảnh hưởng to lớn trên nền văn chương Anh nhiều hơn tất cả các lực lượng khác cọng lại.” Không có văn chương Kinh Thánh sẽ không có văn chương Anh Ngữ như ngày nay. Bản dịch Kinh Thánh sang Anh Ngữ của John Wycliffe đã khiến Anh Ngữ trở thành sinh ngữ thông dụng nhất thế giới. Bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Martin Luther đã trở thành tiêu chuẩn cho tiếng Đức ngày nay. Tiếng Đức còn là ngôn ngữ triết học, tri thức.

Các tác phẩm văn chương hay nhất của văn chương Tây Phương đều khởi hứng từ Kinh Thánh. Một học giả đã liệt kê 1,065 đề tài sách viết bằng Anh Ngữ về tiểu thuyết, kịch nghệ và văn thơ không nhằm mục đích tôn giáo. Ông khám phá thấy có 254 đề tài sách trong số đó là trích dẫn từ các giáo huấn của Chúa Giê-su trong Kinh Thánh. Những văn sĩ nổi tiếng trong nền văn chương Anh như DeFoe, Stevenson, Burns, Scott, Chaucer, Shakespeare, Browning, Milton và Kipling là những tác giả mà những tác phẩm của họ bày tỏ ảnh hưởng của Kinh Thánh. Họ biết Kinh Thánh và sử dụng những ý niệm trong Kinh Thánh để đưa vào tác phẩm của mình.

Những chủ đề của Kinh Thánh xuất hiện trong một số các tác phẩm vĩ đại thời hiện đại. Chẳng hạn, tác phẩm The Fall (nói về tội lỗi) của Albert Camus, The Trial (phán xét) của Franz Kafka, The Sound and the Fury (đau khổ) của William Faulkner và The Heart of the Matter (nói về tình yêu) của Graham Green.

Ảnh hưởng của Kinh Thánh thật sâu rộng. Nền học vấn phổ thông miễn phí ngày nay phát xuất từ Âu Châu là một trong những kết quả của Cuộc Cải Chánh Giáo Hội của người Tin Lành. Tất cả những kết quả tốt đẹp cho xã hội ngày nay mà chúng ta tưởng là bình thường đều là do ảnh hưởng của Kinh Thánh–như hôn nhân, gia đình, danh xưng, niên lịch, cơ quan từ thiện, cơ quan giáo dục, công ích xã hội, phát minh khoa học, những quyển sách giá trị, những tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc, tự do, công lý, quyền bình đẳng, luân lý đạo đức trong công việc, những giá trị tự trọng, kỹ luật, vân vân và vân vân…

Trải qua thế kỷ 19, các tác phẩm điêu khắc và họa phẩm nổi tiếng nhất đều dựa trên những nhân vật hay biến cố trong Kinh Thánh. Các nghệ nhân lớn của thế giới như Rafael, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Rembrandt và những danh nhân khác đều được nhớ đến và ghi công về những tác phẩm dựa trên Kinh Thánh.

Về các kiến trúc lớn như thánh đường Notre Dame Cathedral ở Paris, thánh đường Westminster Abbey và St. Paul ở Luân Đôn, thánh đường St. Peter ở Rome,  thánh đường National Cathedral ở Washington… là những kiến trúc bày tỏ lòng tôn kính thờ phượng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh.

Về các tác phẩm âm nhạc bất hủ của các nhạc sĩ lừng danh như Bach, Handel, Brahms, Beethoven và Haydn đều thành hình từ cảm hứng của Kinh Thánh. Không phải chỉ những tác phẩm cổ điển nhưng các bản nhạc, bài hát đồng quê hay thánh ca đủ loại thời hiện đại đều được gợi hứng từ Kinh Thánh. Từ bài thánh ca “Ân Điển Lạ Lùng” cho đến bản “Alleluia” ở đâu người nghe cũng dạt dào lòng cảm động.

Chính việc dịch Kinh Thánh, mở trường và giảng đạo mà các giáo sĩ Âu Mỹ đã góp phần xây dựng nhiều quốc gia mới trên thế giới, chẳng hạn như ở Tanzania (Châu Phi), ở Ấn Độ (Châu Á) và nhiều nước khác. Những nhà lãnh đạo các nước mới nầy đều xuất thân từ các trường Cơ-đốc.

Điều thú mà tôi tìm thấy trong lịch sử dịch Kinh Thánh là nền văn minh của thế giới phát triển theo sự phát triển của các bản dịch Kinh Thánh trên thế giới. Chẳng hạn, năm 100 SC có 6 ngôn ngữ được dịch Kinh Thánh. Năm 200 có 7 ngôn ngữ. Năm 300 có 9 ngôn ngữ. Năm 1000 có 17 ngôn ngữ. Năm 1500 có 34 ngôn ngữ. Năm 1800 có 67 ngôn ngữ. Nhưng đến năm 1900 có 537 ngôn ngữ và qua năm 2000 có 2,233 ngôn ngữ có bản dịch Kinh Thánh. Thế giới thay đổi nhờ Kinh Thánh được phổ biến.

Kinh Thánh là nhu cầu cần thiết nhất để phát triển và duy trì tất cả nền văn minh văn hóa của con người.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỌI NGƯỜI

Kinh Thánh dành cho mọi người. Ai cũng có quyền học Kinh Thánh và phổ biến Kinh Thánh. Tôi không quên câu nói của Giáo sư William Lyon Phelps của Đại Học Yale, Hoa Kỳ. Ông nói, “Có kiến thức Kinh Thánh mà không có trình độ Đại Học vẫn hơn là có trình độ Đại Học mà không có kiến thức Kinh Thánh.”

Hãy suy nghĩ đến văn minh Tây Phương bắt đầu phát triển được là nhờ người dân bắt đầu trực tiếp đọc Kinh Thánh. Xã hội loài người có văn minh tiến bộ như ngày nay cũng là nhờ Kinh Thánh đã được dịch ra các thứ tiếng và loài người đã đọc Kinh Thánh. Hãy nghĩ đến những bộ lạc thiểu số bán khai đã biết ăn mặc, học hành, ca hát… và nhiều người đã trở thành bác sĩ, y tá, nhà giáo…nhờ biết Kinh Thánh. Hãy nghĩ đến khối óc của người Do Thái, người Âu, người Mỹ… ngay từ nhỏ đã mở mang vượt bậc nhờ học Kinh Thánh. Hãy nghĩ đến cuộc Cải Cách Giáo Hội đã có cơ phát triển nhờ Mục Sư Martin Luther dịch toàn bộ Kinh Thánh từ cổ ngữ sang tiếng Đức. Hãy nghĩ đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có được như ngày nay là nhờ các nhà lập quốc đã đọc, đã tin tưởng và đã cố gắng làm theo Kinh Thánh. Hãy nghĩ đến tiếng Quốc Ngữ của người Việt, các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt, sách báo tiếng Việt đã thay đổi tinh thần người Việt. Thế giới được thay đổi tốt hơn nhờ áp dụng văn hóa Cơ-đốc, nhờ sử dụng Kinh Thánh.

Kinh Thánh là quyển sách kỳ diệu nhất. Tác giả Bruce & Stan nói, “Có hơn sáu tỉ bản Kinh Thánh đã được phát hành trên thế giới kể từ khi máy in Gutenburg được phát minh 500 năm về trước. Quyển sách đầu tiên được in là quyển Kinh Thánh. Đến nay Kinh Thánh đã được dịch ra hơn 2000 thứ tiếng. Hơn 90% các gia đình ở Mỹ đều có ít nhất một quyển Kinh Thánh trong nhà và gần bốn trên mười người cho biết đã đọc Kinh Thánh ít nhất mỗi tuần một lần. Trên thế giới không có quyển sách nào phổ biến và có ảnh hưởng bằng Kinh Thánh. Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại chỉ vì một lý do đơn giản nhất: Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời! Chúa là tác giả của Kinh Thánh. Chúa muốn bạn và tôi đọc Kinh Thánh.

CHÚNG TÔI TIN – chương 30

book

MỘT QUYỂN SÁCH CHÚA DÙNG

Tại sao Chúa lại dùng quyển Kinh Thánh, một quyển sách? Tại sao Ngài không phát tiếng loa rầm trên trời hay dùng mây trời vẽ ra ý chỉ của Ngài? Bởi vì ngôn ngữ viết của loài người là cách truyền thông hữu hiệu và chính xác nhất từ xưa đến nay. Đức Chúa Trời đã chọn nói với chúng ta qua những lời viết ra sách bởi vì đây là cách tốt nhất để lưu truyền về từng chi tiết của sứ điệp Chúa muốn chúng ta hiểu. Khi bạn đọc Kinh Thánh là bạn đang đọc sứ điệp của Chúa dành cho bạn. Kinh Thánh là phương tiện duy nhất để bạn khám phá chính xác kế hoạch của Chúa dành cho bạn. Qua Kinh Thánh bạn biết rằng Chúa đã dựng nên bạn. Qua Kinh Thánh bạn biết Chúa yêu bạn và sai Con một Ngài là Chúa Giê-su đến thế gian để cho bạn biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào. Qua Kinh Thánh bạn cũng biết Chúa chịu chết, Chúa sống lại, Chúa thăng thiên và Chúa sẽ tái lâm. Bạn có mối liên hệ với Chúa hằng ngày qua Kinh Thánh và qua Thánh Linh của Ngài.

Kinh Thánh có tất cả những sự hiểu biết bạn cần biết. Hãy đọc Kinh Thánh ngay. Chúa sẽ nói với bạn khi bạn đọc lời của Chúa. Lời của Chúa sẽ biến đổi đời sống và số phận của bạn. Nếu chưa có Kinh Thánh, bạn hãy tìm mua một quyển. Nếu có được một quyển Kinh Thánh, bạn hãy đọc. Nếu đọc Kinh Thánh, bạn hãy tin lời Chúa. Nếu bạn tin Kinh Thánh, hãy sống với lời Chúa. Kinh nghiệm đọc Kinh Thánh cho thấy không những bạn tin tưởng những lời hứa của Chúa nhưng bạn cũng hãy vâng theo các mạng lịnh của Chúa nữa. Hãy tin cậy và vâng lời Chúa. Hãy để quyển Kinh Thánh gần chỗ nằm của bạn, gần bàn học của bạn. Hãy sống với Thánh Kinh. Có Kinh Thánh mà để mãi trên kệ sách là vô ích, Kinh Thánh mà đem ra đọc mới có giá trị. Kinh Thánh có giá trị thực tế vô cùng. Hãy tự động đứng thẳng dậy khi bạn nghe lời Chúa phán. Hãy học Kinh Thánh giống như bạn đang nuôi linh hồn mình bằng thức ăn thuộc linh.

Hãy tập thói quen đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Có thể đọc mỗi ngày một đoạn. Mỗi ngày đọc một giờ. Giống như sách Châm Ngôn có 31 đoạn, vậy mỗi ngày hãy đọc một đoạn trong sách Châm Ngôn. Chẳng hạn hôm nay ngày 10 hãy đọc Châm Ngôn đoạn 10. Hoặc như sách Tin Lành Giăng có 21 đoạn, mỗi ngày trong tháng hãy đọc một đoạn. Trong 21 ngày bạn đọc xong sách Giăng. Hãy đọc cho hết các sách Phúc Âm. Có người cũng đề nghị bạn mỗi tuần hãy đọc một Thư Tín của Phao-lô, khi đọc xong các thư tín đó, hãy đọc lại. Bạn thích văn thơ hãy đọc Thi Thiên, và sách Nhã Ca. Bạn thích lịch sử hãy đọc các chuyện lịch sử như sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Bạn thích biết về tương lai hãy đọc các sách tiên tri như sách Đa-ni-ên và Khải Huyền. Hãy đọc Kinh Thánh như bạn đang đọc bức thư tình của người yêu đang gởi đến cho bạn. Kinh Thánh đáp ứng nhu cầu tâm linh thầm kín nhất.

Kinh Thánh có giá trị lớn hơn hết vì đó là lời Chúa. Đức Chúa Trời bảo vệ lời Chúa. Kinh Thánh có giá trị muôn đời. Kinh Thánh là món quà quý giá nhất bạn có thể chia sẻ cho mọi người mà không cần đắn đo. Hãy mở Kinh Thánh như bạn đang mở hòm gia tài tổ phụ để lại hay bạn đang khám phá một kho báu lớn. Tôi đang sống có ý nghĩa nhờ Chúa cho tôi một câu Kinh Thánh từ 33 năm qua: “Việc ta làm bây giờ con chưa biết, sau nầy con sẽ biết” (Giăng 13:7). Tôi đã được an ủi, được an tâm, được tự tin vào tương lai nhờ câu Kinh Thánh nầy. Tôi đang giữ gìn và đọc một quyển Kinh Thánh mà tôi được tặng tại Việt Nam từ ngày 18 tháng 10 năm 1990. Tôi xem đây là món quà quý báu nhất. Tôi đã giữ dùng quyển Kinh Thánh nầy được hơn 23 năm qua. Tôi quen thuộc nhiều đoạn sách, nhớ nhiều câu Kinh Thánh ngay khi cầm trong tay quyển Kinh Thánh quý báu của tôi.

Tôi có một đề nghị cho các bạn lần đầu đọc Kinh Thánh: “Muốn biết tại sao cần được cứu rỗi, hãy đọc sách Rô-ma; muốn biết làm thể nào được cứu rỗi hãy đọc sách Tin Lành Giăng; muốn biết chắc mình đã được cứu rỗi, hãy đọc kỹ thư Giăng Thứ Nhất.”

Bạn muốn nắm vững Kinh Thánh không? Hãy dùng cả bàn tay năm ngón của bạn nắm một quyển Kinh Thánh và đưa lên cao trước mặt. Mỗi ngón tay của bạn tượng trưng mỗi việc bạn cần làm: hãy đọc, hãy suy gẫm, hãy học thuộc, hãy tin cậy, hãy làm theo. Kinh Thánh phải là kim chỉ nam, chỉ hướng đi cho bạn trong cuộc hành trình sống của bạn trên đất ngay hôm nay. Thế giới hư vong chỉ vì quên Kinh Thánh. Quên Kinh Thánh cũng có nghĩa là quên Chúa. Bạn chỉ có thể sống thành công khi bạn tưởng nhớ đến Chúa và nhờ cậy Chúa của Kinh Thánh.

Lịch sử cho thấy khi người ta từ chối thẩm quyền của Kinh Thánh và con người tự tôn mình lên làm Ông Trời, thì xã hội suy đồi và hậu quả tất yếu là tàn tạ. Chúng ta thấy thực tế đang diễn ra nhiều nơi. Hãy cùng tôi suy nghĩ đến những số liệu sau đây. Năm 1900 có 2/3 tất cả các Cơ-đốc nhân sống ở Âu Châu và Nga; đến năm 2000, nếu đà nầy tiếp diễn, thì 3/5 Cơ-đốc nhân sẽ sống ở Phi Châu, Á Châu và Mỹ La-tinh. Ảnh hưởng  của Kinh Thánh đã từ Tây Phương đang chuyển dần qua Đông Phương. Người Đông Phương bắt đầu thấy giá trị của Kinh Thánh. Những cuộc phục hưng xãy ra khi các tín hữu ham thích đọc Kinh Thánh. Không có Kinh Thánh, xã hội Âu Mỹ sẽ không phát triển và tăng trưởng như trong 400 năm qua. Thi Thiên 14:1 có thể áp dụng nhiều nơi khi “Kẻ ngu dại nói trong lòng không có Đức Chúa Trời.” Người Việt hay người Á Châu nếu khôn ngoan đón nhận và làm theo Kinh Thánh chắc chắn sẽ được phước lớn. Hãy nhìn người Đại Hàn hôm nay thì biết. Kinh Thánh vẫn là niềm hy vọng cho thế giới.

Chúa Giê-su đã khẳng định: “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi.” (Ma-thi-ơ 24:35)

Mỗi lần lái xe hơi hay đi máy bay, hoặc khi sử dụng máy điện toán, máy điện thoại… hay khi cầm đọc một quyển sách mới, tôi thường cảm ơn Chúa. Mỗi lần nghĩ đến chức vụ Mục Sư hay công tác truyền giáo của Hội Thánh, tôi đều cảm ơn Chúa. Mỗi lần đọc Kinh Thánh hay ghe giảng Kinh Thánh tôi cảm ơn Chúa. Suốt 45 năm qua, tôi sống cùng với gia đình và duy trì chức vụ hầu việc Chúa là nhờ giảng Kinh Thánh, chỉ giảng Kinh Thánh. Nếu không có Kinh Thánh thì chúng ta không thể có được niềm hy vọng, không thể có được tự do như chúng ta đang có. Chính nhờ Chúa và lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh mà nhân loại mới được tiến bộ như ngày nay. Thế giới hoàn toàn thay đổi là nhờ gương sống và lời dạy của Chúa Giê-su trong Kinh Thánh.

DẪN ĐẾN NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG THỜI HIỆN TẠI

Trong mục Thế Giới Trong Tuần của Báo Trẻ ngày 22 tháng 8 năm 2013, tôi đọc thấy một mục nhỏ nhưng có ý nghĩa. Thương gia Hoa Kỳ Sara Blakery, 42 tuổi, là nữ tỉ phú trẻ nhất trong danh sách “Forbes World Billionaires”. Nay vị nữ lưu nầy lại đồng thuận gia nhập nhóm “Giving Pledge” do 2 tỉ phú Bill Gates và Warren Buffet ở Mỹ khởi xướng năm 2011. Nhóm nầy khuyến khích những nhân vật giàu có nhất thế giới hiến tặng ít nhất nửa phần gia sản của mình để góp phần làm việc thiện. Đến nay nhóm “Giving Pledge” đã quy tụ được 114 tỉ phú.

Tôi suy nghĩ ít người làm được như thế nhưng nhiều người sẽ noi gương. Một lần nữa tôi thấy bằng chứng về ảnh hưởng tốt đẹp của văn hóa Cơ-đốc, giá trị siêu việt của đạo Chúa. Tôi nhớ đến lời của chính Chúa Giê-su, “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.” Và tôi cố gắng vâng theo lời dạy của sứ đồ Phao-lô, “Trong lúc có dịp tiện, hãy làm việc thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin.”

CHĂM LO CHO NGƯỜI KHÁC

Mới đây tôi có gặp một nhà giáo dục nữ người Mỹ gốc Việt đang sống ở Ohio và bà cho biết sở dĩ nước Mỹ tiến bộ phát triển giàu có như ngày nay chính là nhờ họ biết chia sẻ những gì mình có cho người khác. Đó là “sharing.” Là ban cho. Không giấu nghề, không ích kỹ. Đây là tinh thần tin Chúa và vâng lời Kinh Thánh.

Một tác giả đã viết: “Cuộc cải cách to lớn nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội loài người đã diễn ra ngay sau cuộc Cải Cách Giáo Hội (Reformation) ở Âu Châu thế kỷ 16, khi Kinh Thánh đã được dịch ra trong nhiều ngôn ngữ khác. Mở Kinh Thánh là mở lòng ra để phục vụ nhân loại đang khổ đau.” Điều nầy đặc biệt đúng ở nước Anh trong hơn một thế kỷ ngay sau cuộc phục hưng thời John Wesley, người thành lập Hội Tin Lành Giám Lý. Phong trào học Kinh Thánh “Trường Chúa Nhật” bắt đầu ở Anh từ năm 1780 khi các trẻ em ‘đường phố” bắt đầu được tập họp lại học lời Chúa vào ngày Chúa nhật.  Cũng từ đó chính sách lao động hàng ngày được thu ngắn thì giờ từ 12 tiếng xuống còn 8 tiếng và trẻ em không còn phải bị buộc lao động nhiều giờ như trước.  Ngày nay ở tất cả các Hội Thánh tại Mỹ, và khắp nơi có Hội Thánh Tin Lành, người ta mở lớp dạy Kinh Thánh mỗi ngày Chúa Nhật gọi là Sunday School.

William Booth (1829-1912) vâng theo mạng lịnh của Kinh Thánh đã cùng vợ là Catherine đã tổ chức những buổi truyền giảng ngoài trời và cố gắng giúp đỡ người nghèo ở Luân Đôn. Họ tổ chức những người tin Chúa thành giáo sĩ và lập các ban nhạc nhằm phục vụ xã hội và những người có nhu cầu về thể xác. Đó là khởi đầu của Salvation Army vẫn còn tồn tại từ Anh đến Mỹ, Úc, Canada và các nước khác cho đến ngày nay. Salvation Army vẫn tiến bước hành khúc dưới ánh sáng Thánh Kinh để giúp những người vô gia cư, người đói, người nghèo, người bị tù–những người mà Chúa Giê-su gọi là “những anh em rất hèn mọn của Ta.” Ngài phán,”-Các con làm lành cho một người anh em nầy tức là làm cho chính mình Ta vậy.”

Đồng thời với cùng mục đích như Salvation Army, chúng ta thấy sự phát triển lớn mạnh của The Young Men’s Christian Association (gọi tắt là YMCA). Phong trào nầy chú ý nhiều đến việc tập luyện thân thể khoẻ mạnh và kết ước với nhau “để hiệp tác phát triển nhân cách người Cơ-đốc và xây dựng một xã hội Cơ-đốc.” Noi gương Chúa và các tổ chức phi lợi nhuận nói trên chúng ta thấy khắp nơi đã hứng khởi noi gương xây dựng các cuộc cải cách, các bệnh viện, các trường học, các trại cùi, các chương trình giáo dục tù nhân, các tổ chức từ thiện.

MỞ RA CHO CẢ THẾ GIỚI

William Carey (1761-1834), nhà truyền giáo Báp-tít từ Anh đến Ấn Độ không chỉ truyền giáo, dịch Kinh Thánh sang hàng chục các thổ ngữ, còn vận động xoá bỏ những hủ tục trong xã hội Ấn. Lúc bấy giờ các trẻ em ốm yếu thường bị vứt đi cho chết, và tục Sati đòi hỏi người goá phụ Hindu phải chết bằng cách bị hỏa thiêu cùng với người chồng đã chết nằm trên giàn hoả. Giáo sĩ Carey thuyết phục chính quyền rằng đây là những hành động giết người cần chấm dứt. Sau nhiều năm kiên trì thuyết phục những hủ tục nầy mới được từ bỏ. Duới ánh sáng văn minh Cơ-đốc nhiều tập tục mê tín (thường phát xuất từ các triết lý tôn giáo) đã được thay thế bằng những hành động chân thật, yêu thương và sáng suốt.

World Vison (dịch là Hoàn Cầu Khải Tượng) đã được Mục Sư Tiến Sĩ Bob Pierce thành lập năm 1950 và phát triển nhằm chăm sóc hàng trăm ngàn cô nhi, người tị nạn và hàng ngàn người bị thiên tai (động đất, lụt lội…) trên 100 quốc gia khắp thế giới. Với hơn 20,000 nhân viên và khoảng 5 triệu người đóng góp, hổ trợ, tình nguyện viên, World Vison đã có những hoạt động ảnh hưởng đến 100 triệu người. Xem thêm trên WIKIPEDIA.

Cũng ông Mục Sư Bob Pierce vào năm 1970 đã nhận trách nhiệm lãnh đạo tổ chức trợ giúp nạn nhân đói kém mà sau nầy trở thành tổ chức từ thiện Quỹ Người Sa-ma-ri Nhân Lành (Samaritan’s Purse). Hiện nay Mục Sư Franklin Graham, con trai của của nhà truyền giáo Billy Graham đang lãnh đạo Hội Samaritan’s Purge tại Hoa Kỳ. Tưởng cũng nên nhắc Người Sa-ma-ri Nhân Lành là một câu chuyện thật do chính Chúa Giê-su kể lại về một người đàn ông Sa-ma-ri đã dừng lại cứu giúp một nạn nhân bị cướp bỏ lại vệ đường nửa sống nửa chết (có lẽ là một người Do Thái) trong khi có mấy người khác thấy rồi bỏ đi. Câu chuyện nầy là nguồn cảm hứng của vô số người tin Chúa quan tâm đến nhu cầu của những người khác bất hạnh chung quanh.

Một Mục Sư người Ấn Độ, Tiến sĩ Rochunga Pudaite, có nhận xét rằng đạo Chúa chiếm tỉ lệ gần 3 % dân số Ấn, nhưng có đến 27% tất cả các giường bệnh Bệnh Viện được các tín hữu Cơ-đốc cung cấp và có 53% tất cả các Y Tá, điều dưỡng ở Bệnh Viện là người phát xuất từ cộng đồng đạo Chúa. Ông cũng viết, “Khi nói đến sự chăm sóc người khác, thì không có sách thánh nào, tôn giáo nào hay triết lý nào có thể sánh được tầm ảnh hưởng của Kinh Thánh.”

songdao

VĂN CHƯƠNG CƠ-ĐỐC

Khi nói đến ảnh hưởng của Kinh Thánh là phải nói đến văn chương. Chúa Giê-su phán: “Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mà nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.” Chúng ta chỉ có thể tìm được lời Chúa từ trong Kinh Thánh. Chúng ta phải công nhận rằng chính Kinh Thánh là tuyệt phẩm văn chương vĩ đại nhất của thế giới. Chỉ những ai đọc Kinh Thánh, suy gẫm Kinh Thánh mới thấy rõ giá trị văn chương của Kinh Thánh.

Câu chuyện cuộc đời của chàng thanh niên Giô-sép là khuôn mẫu tuyệt vời của những pho chuyện ngắn hay nhất. Sách Gióp được xem là áng văn thơ hay nhất từng được viết. Mọi người đọc Kinh Thánh đều ưa thích một câu chuyện nào đó của Kinh Thánh.  Chẳng hạn câu chuyện Áp-ra-ham tìm vợ cho con trai là Y-sác. Hay câu chuyện tình thật đẹp của nàng Ru-tơ. Hoặc câu chuyện lịch sử thật hay và hồi hộp về đời sống nàng Ê-xơ-tê. Những câu chuyện ngắn do Chúa Giê-su kể trong 3 năm truyền giáo của Ngài. Không chỉ là những áng văn hay nhưng là những lời sống đầy quyền năng biến đổi người nghe. Tổng thống John Adams gọi các Thi Thiên là “vượt trỗi hơn tất cả các bài thơ bài nhạc.” Tổng Thống Thomas Jefferson xác nhận Bài Giảng Các Phước Lành là “tác phẩm văn chương chọn lọc nhất.” Học giả Daniel Webster gọi Bài Giảng Trên Núi là “pho sách luật vĩ đại nhất trên thế giới.” Kinh Thánh chẳng những có văn chương nhưng mà có ý nghĩa nữa. Hãy đọc lại Thi Thiên 23 trong Cựu Ước hay 1 Cô-rinh-tô trong Tân Ước, bạn sẽ thấy mình cần Kinh Thánh đến mức nào?

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng cho vô số các sách khác. Giáo sư William Lyon Phelps tuyên bố: “Kinh Thánh có ảnh hưởng to lớn trên nền văn chương Anh nhiều hơn tất cả các lực lượng khác cọng lại.” Không có văn chương Kinh Thánh sẽ không có văn chương Anh Ngữ như ngày nay. Bản dịch Kinh Thánh sang Anh Ngữ của John Wycliffe đã khiến Anh Ngữ trở thành sinh ngữ thông dụng nhất thế giới. Bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Martin Luther đã trở thành tiêu chuẩn cho tiếng Đức ngày nay. Tiếng Đức còn là ngôn ngữ triết học, tri thức.

Các tác phẩm văn chương hay nhất của văn chương Tây Phương đều khởi hứng từ Kinh Thánh. Một học giả đã liệt kê 1,065 đề tài sách viết bằng Anh Ngữ về tiểu thuyết, kịch nghệ và văn thơ không nhằm mục đích tôn giáo. Ông khám phá thấy có 254 đề tài sách trong số đó là trích dẫn từ các giáo huấn của Chúa Giê-su trong Kinh Thánh. Những văn sĩ nổi tiếng trong nền văn chương Anh như DeFoe, Stevenson, Burns, Scott, Chaucer, Shakespeare, Browning, Milton và Kipling là những tác giả mà những tác phẩm của họ bày tỏ ảnh hưởng của Kinh Thánh. Họ biết Kinh Thánh và sử dụng những ý niệm trong Kinh Thánh để đưa vào tác phẩm của mình.

Những chủ đề của Kinh Thánh xuất hiện trong một số các tác phẩm vĩ đại thời hiện đại. Chẳng hạn, tác phẩm The Fall (nói về tội lỗi) của Albert Camus, The Trial (phán xét) của Franz Kafka, The Sound and the Fury (đau khổ) của William Faulkner và The Heart of the Matter (nói về tình yêu) của Graham Green.

Ảnh hưởng của Kinh Thánh thật sâu rộng. Nền học vấn phổ thông miễn phí ngày nay phát xuất từ Âu Châu là một trong những kết quả của Cuộc Cải Chánh Giáo Hội của người Tin Lành. Tất cả những kết quả tốt đẹp cho xã hội ngày nay mà chúng ta tưởng là bình thường đều là do ảnh hưởng của Kinh Thánh–như hôn nhân, gia đình, danh xưng, niên lịch, cơ quan từ thiện, cơ quan giáo dục, công ích xã hội, phát minh khoa học, những quyển sách giá trị, những tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc, tự do, công lý, quyền bình đẳng, luân lý đạo đức trong công việc, những giá trị tự trọng, kỹ luật, vân vân và vân vân…

Trải qua thế kỷ 19, các tác phẩm điêu khắc và họa phẩm nổi tiếng nhất đều dựa trên những nhân vật hay biến cố trong Kinh Thánh. Các nghệ nhân lớn của thế giới như Rafael, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Rembrandt và những danh nhân khác đều được nhớ đến và ghi công về những tác phẩm dựa trên Kinh Thánh.

Về các kiến trúc lớn như thánh đường Notre Dame Cathedral ở Paris,  thánh đường Westminster Abbey và St. Paul ở Luân Đôn,   thánh đường St. Peter ở Rome,  thánh đường National Cathedral ở Washington… là những kiến trúc bày tỏ lòng tôn kính thờ phượng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh.

Về các tác phẩm âm nhạc bất hủ của các nhạc sĩ lừng danh như Bach, Handel, Brahms, Beethoven và Haydn đều thành hình từ cảm hứng của Kinh Thánh. Không phải chỉ những tác phẩm cổ điển nhưng các bản nhạc, bài hát đồng quê hay thánh ca đủ loại thời hiện đại đều được gợi hứng từ Kinh Thánh. Từ bài thánh ca “Ân Điển Lạ Lùng” cho đến bản “Alleluia” ở đâu người nghe cũng dạt dào lòng cảm động.

Chính việc dịch Kinh Thánh, mở trường và giảng đạo mà các giáo sĩ Âu Mỹ đã góp phần xây dựng nhiều quốc gia mới trên thế giới, chẳng hạn như ở Tanzania (Châu Phi), Ấn Độ (Châu Á). Những nhà lãnh đạo các nước mới nầy đều xuất thân từ các trường Cơ-đốc.

Lịch sử cho thấy khi người ta từ chối thẩm quyền của Kinh Thánh và con người tự tôn mình lên làm Ông Trời, thì xã hội suy đồi và hậu quả tất yếu là tàn tạ. Kinh Thánh vẫn là niềm hy vọng cho thế giới. Thực tế thay đổi đang xảy ra. Năm 1900 có 2/3 tất cả các Cơ-đốc nhân sống ở Âu Châu và Nga; đến năm 2000, nếu đà nầy tiếp diễn, thì 3/5 Cơ-đốc nhân sẽ sống ở Phi Châu, Á Châu và Mỹ Latinh. Ảnh hưởng  của Kinh Thánh đã từ Tây Phương đang chuyển qua Đông Phương. Không có Kinh Thánh, xã hội Âu Mỹ sẽ không phát triển và tăng trưởng như trong 400 năm qua. Thi Thiên 14:1 có thể áp dụng nhiều nơi khi “Kẻ ngu dại nói trong lòng không có Đức Chúa Trời. Họ hư hoại và làm điều đáng kinh tởm.”

Kinh Thánh là nhu cầu cần thiết nhất để duy trì tất cả nền văn minh và văn hóa của con người.

Kinh Thánh chính là nguồn sáng tạo của những công trình xây dựng, những kiến trúc vĩ đại, là động lực của những tác phẩm văn chương, nghiên cứu nổi tiếng nhất. Kinh Thánh là khuôn vàng thước ngọc của nền pháp lý thế giới, là nền tảng của xã hội tiên tiến, của nền giáo dục tiến bộ nhất, là nguồn cảm hứng của các bản tuyên ngôn độc lập, của các phát minh, các tác phẩm tiểu thuyết, các công trình nghiên cứu, điêu khắc, âm nhạc, các đề tài vẽ tranh, phim ảnh… Kinh Thánh hướng dẫn những cuộc khám phá từ lục địa đến các biên cương trên trái đất, từ đáy đại dương đến cõi không gian…

GIÁO DỤC  PHÁT TRIỂN

Hãy suy nghĩ đến ảnh hưởng của Kinh Thánh trên nền giáo dục của nhân loại. Giáo dục bắt đầu từ gia đình. Sự dạy dỗ và gương sáng của cha mẹ là sự giáo huấn quan trọng hơn các dạy dỗ của học đường. Đó cũng là lý do ngày nay các cha mẹ thích cho con đi học ở các trường tư Cơ-đốc dù ở đó người ta phải tốn kém thêm. Từ gia đình con em chúng ta học biết về thờ phượng Chúa, cầu nguyện, quan hệ anh chị em, bà con xã hội, những kỹ năng nấu nướng, may vá, trồng trọt và giữ vệ sinh. Người Do Thái chú ý đến việc giáo dục gia đình như lời Chúa dạy (Phục Truyền 6:7) và đó là lý do tại sao dân Do Thái có nhiều khoa học gia vĩ đại hơn nhiều dân tộc khác. Sau đây là một thí dụ minh họa: Từ năm 1901-39 chỉ có 14 người Mỹ được giải Nobel khoa học trong khi người Đức chiếm 35 giải Nobel. Nhưng từ 1943-55 (không có giải nầy từ 1940-42), con số nầy đã thay đổi, người Mỹ đã chiếm được 29 giải Nobel và người Đức chỉ chiếm 5 giải. Lý do là do những người Do Thái đã trốn Đức Quốc Xã chạy qua Hoa Kỳ tị nạn ngay trước Thế Chiến Thứ II. Cũng không phải tình cờ mà có nhiều nhà soạn nhạc, nhiều nhà soạn kịch, nhiều tác giả tiểu thuyết, nhiều nhà báo, nhiều nhà làm phim, nhiều nhà tài chánh, nhiều vĩ nhân là người Do Thái.

Người Do Thái đã thiết lập hệ thống trường tiểu học sau thời lưu đày Babylon. Các trường học được xây dựng gắn liền với Nhà Hội. Mỗi nhà hội được lập bởi cộng đồng của 120 người nam Do Thái trở lên, ở đó họ tổ chức hội đồng tự trị và đóng thuế giáo dục. Học sinh nam bị bắt buộc đi học, học sinh nữ thì tuỳ chọn. Ở trường, người Do Thái dạy các sách Ngũ Kinh (5 sách đầu của Kinh Thánh). Hệ thống giáo dục nầy vẫn tiếp tục khá lâu sau khi người Do Thái bị Đế Quốc La Mã trục xuất khỏi xứ Palestine vào cuối thế kỷ thứ nhất.

Các trường học Cơ-đốc được mở ra ở các cơ sở thánh đường sau năm 313 khi đạo Chúa được Đế Quốc La Mã công nhận. Các trường học dùng để đào tạo các tu sĩ, các linh mục và các nhân viên tôn giáo khác tại các tu viện trong suốt thời kỳ tối tăm (Dark Ages). Mãi đến thời Hoàng Đế Charlemagne (742-818), các trường tiểu học mới được lập ở các cộng đồng, mở ra nền giáo dục công lập. Một số các trường nầy trở thành các đại chủng viện, và trong số đó có một đại chủng viện đã phát triển thành Viện Đại Học Paris. Cuộc Cải Cách Giáo Hội đã giúp phát triển công trình dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ khác. Từ đó người ta đòi hỏi việc dạy Kinh Thánh cho các học sinh. Năm 1528 ở tỉnh Saxony thuộc Đức, Mục sư Martin Luther đã giúp bắt đầu hệ thống giáo dục phổ thông cưỡng bách. Hệ thống giáo dục nầy lan ra khắp Âu Châu, trong khi ở Anh thì các trường tư Cơ-đốc phát triển mạnh. Sự hiểu biết Kinh Thánh dẫn theo sự phát triển giáo dục, trường học và các ngành khoa học khác.

CÁC KHOA HỌC GIA CƠ-ĐỐC

Tất cả các nhà tư tưởng Cơ-đốc lớn đã lập nền móng cho nền khoa học hiện đại đều khiêm nhường trước sự kỳ diệu và thống nhất của sự sáng tạo trong vũ trụ. Không một ai trong số đó là người vô thần. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ chính mình Ngài qua hai quyển sách lớn: Kinh Thánh và Thiên Nhiên. Bổn phận của các tôi tớ Chúa là nghiên cứu và áp dụng cả hai quyển sách nầy vào đời sống. Cả bốn khoa học gia thành hình nền khoa học không gian hiện đại là Nicholais Copernicus (1473-1543), Johannes Kepler (1571-1630),  Galileo Galilel (1564-1642), và Sir Isaac Newton (1642-1727), đều là những người tin tưởng sự sáng tạo và sự soi dẫn thiên thượng của Kinh Thánh. Tất cả các khoa học gia nầy đều tin Kinh Thánh, ham thích lời Chúa, ngưỡng mộ sự khôn ngoan của Chúa, và câu Thánh Kinh ưa thích về không gian của họ là Thi Thiên 19:1 “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.”

Năm khoa học gia vật lý vĩ đại nhất của Anh vào thế kỷ 19 là Davy, Maxwell, Faraday, Joule và Kelvin cũng đều là những Cơ-đốc nhân tin yêu Kinh Thánh.

Tất cả các nhà sáng lập khoa học hiện đại đều tin rằng Kinh Thánh và sự mặc khải thiên nhiên của Chúa đều bổ sung cho nhau. Họ không thấy sự mâu thuẫn nào giữa khoa học và thần học.

Thomas Edison (1847-1931), có lẽ là nhà phát minh vĩ đại nhất của nước Mỹ thế kỷ 19, đã tin rằng “sự thực hữu của Đấng Tạo Hoá thông minh, tức Đức Chúa Trời, theo ý tôi, có thể minh chứng bằng khoa Hoá Học.” Sự thật là các nhà sáng lập nền khoa học hiện đại đều chủ trương Kinh Thánh có giá trị vượt trên tất cả các sách khác. Họ luôn thừa nhận nhờ Kinh Thánh mà họ đã có được những khám phá đem lại ích lợi cho nhân loại.

CƠ ĐỐC GIÁO DỤC

Mục Sư Tiến Sĩ Rochunga Pudaite nhận xét: “Tại sao những khám phá khoa học nầy đều phát xuất từ Tây Phương chứ không phải từ Đông Phương?” Và ông trả lời: “Tôi nhìn nhận rằng phần lớn lý do là sự sẵn sàng của Kinh Thánh  và hiệu quả cuả Cuộc Cải Cách Tin Lành.” Khi các giáo sĩ dịch Kinh Thánh thuộc Hội Wycliffe đến với một số bộ lạc, họ gặp những người thậm chí không biết tên nước họ đang sống. Nước duy nhất họ biết là các bộ lạc láng giềng mà nhiều khi họ có chiến tranh. Khi biết đọc Kinh Thánh và vâng lời Chúa, đời sống họ được biến đổi tốt hơn xưa. Chính nhờ Kinh Thánh mà các dân tộc thiểu số trên thế giới đã đổi thay cuộc sống, từ tối qua sáng, từ nghèo đến giàu, từ dã man tới văn minh.

Những tiến bộ trong ngành nông nghiệp và công nghiệp khác cũng đi đôi với nền giáo dục Kinh Thánh. Nơi nào có rao giảng Kinh Thánh, nơi đó có tự do văn minh ánh sáng trong đời sống và sự thái an trong tâm hồn…

Theo cuộc thăm dò của Pew Research Center vào tháng 7 năm 2006, ở Mỹ có 51% các khoa học gia tin nơi Đấng Tạo Hoá, đặc biệt có 33% khoa học gia nói rằng họ tin Đức Chúa Trời của Kinh Thánh. Trong khi đó có đến 95% tổng số dân Mỹ nói họ tin tưởng Đấng Tạo Hoá và đặc biệt có 83% nói họ tin Đức Chúa Trời của Kinh Thánh.

CÁC QUỐC GIA TIÊN TIẾN

Kinh Thánh cũng ảnh hưởng lớn trên chính phủ, luật pháp, và tự do chính trị.

Nhờ Kinh Thánh, nước Anh đã trở thành một quốc gia văn minh nhất thế giới. Có ba giai đoạn lớn nhất trong lịch sử nước Anh trùng hợp với thời gian khi Kinh Thánh được chính phủ và nhân dân nước nầy trân trọng và tôn qúy.

-Trong thời cai trị của Alfred the Great, nước Anh vươn lên từ một đất nước dã man, chia rẽ, ngu dốt trở thành một quốc gia văn minh hiệp nhứt.

-Trong thời kỳ cai trị của Nữ Hoàng Elizabeth (vương quyền thứ nhất của Anh chủ trương phổ biến Kinh Thánh, cụ thể như bảng King James), nước Anh trở thành cường quốc thế giới lần đầu tiên.

-Trong thời cai trị của Nữ Hoàng Victoria, khi mặt trời không hề lặn trên Đế Quốc Anh. Khi được hỏi bí quyết vĩ đại của nước Anh, Nữ Hoàng Victoria đã trả lời, “Kinh Thánh, thưa ngài.”

hue

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

214-929-1230

(Tôi muốn tặng bạn một quyển Kinh Thánh nếu bạn muốn nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy liên lạc với tôi).

SÁCH THAM KHẢO:

-Dr. Rochunga Pudaite, The Greatest Book Ever Written (Hannibal, MO: Hannibal Books, 1989).

-Frank P. Bachman: The Story of Inventions (Arlington Heights, Illinois: Christian Liberty Press, 2008).   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn