Thứ Hai , 20 Tháng Năm 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Tại Sao Bạn Không Thể Tha Thứ Ai Đó Quá Nhiều?

Tại Sao Bạn Không Thể Tha Thứ Ai Đó Quá Nhiều?

Tại Sao Bạn Không Thể Tha Thứ Ai Đó Quá Nhiều
Mục Sư Rick Warren


Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần?” (Ma-thi-ơ 18:21b)

Hết thảy chúng ta đều có những nguồn gây khó chịu trong đời mình – người cứ lập lại việc gây tổn thương chúng ta hoặc bạc đãi chúng ta.  Điều cuối cùng chúng ta muốn làm là tha thứ họ.

Peter had a similar concern, so one day he asked Jesus, “Lord, if my brother keeps on sinning against me, how many times do I have to forgive him?” (Matthew 18:21b GNT) Peter thought he was being generous when he added, “Seven times?” Jewish law required that you only had to forgive a person three times. So Peter says, “I’ll double that and throw in one more for good measure. How about seven times, Lord?” But Jesus said, “Not seven times, but seventy-seven times” (Matthew 18:22b NIV).
Phi-e-rơ có điều quan tâm tương tự, nên ngày kia ông hỏi Chúa Jesus, “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần?” (Ma-thi-ơ 18:21b)  Phi-e-rơ nghĩ mình đang rộng lượng khi ông thêm vào, “Có phải đến bảy lần chăng?  Luật Do-thái đòi hỏi bạn chỉ phải tha thứ người ta ba lần.  Nên Phi-e-rơ nói, “Tôi sẽ tăng gấp đôi số đó và cộng thêm một lần nữa cho dễ tính.  Bảy lần được không, Chúa ôi?”  Nhưng Chúa Jesus đáp, “Ta không nói cùng ngươi rng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.” (Ma-thi-ơ 18:22b).

Nói cách khác, không có giới hạn.  Chúa Jesus đang nói rằng nếu bạn tính theo số lần, thì bạn không hiểu ý Chúa muốn nói.  Nếu bạn tính toán, thì việc tha thứ không đáng tính.

Chúa Jesus dường như đưa ra mệnh lệnh không thể làm – cứ tiếp tục tha thứ bất kể bao nhiêu lần.  Tại sao việc làm này quan trọng đến vậy?  Để tôi cho bạn ba lý do.

1. Đức Chúa Trời đã tha thứ tôi.
Kinh Thánh nói bạn và tôi mắc một món nợ với Chúa, và nợ đó quá lớn chúng ta không bao giờ có thể trả lại nổi bằng sức riêng mình.  Nhưng Chúa đã chọn, trong sự thương xót của Ngài, để tha thứ chúng ta và nói, “Chúng ta hãy bắt đầu lại.”  Đó là Tin Mừng!  Chúa đã tha thứ tội lỗi tôi, và bây giờ Ngài muốn tôi tha thứ người khác.  Ê-phê-sô 4:32 nói, “Hãy ở với nhau cách nhơn t, đầy dẫy lòng thương xót, tha th nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”  Bí quyết để tha thứ là nhận ra Chúa tha thứ tôi mỗi ngày nhiều như thế nào.  Khi tôi cảm nhận được tha thứ, tôi sẽ muốn tha thứ.

2. Hận thù khiến chúng ta khốn khổ.
Hận thù là địa ngục trần gian.  Nó tra tấn bạn – và nó là vết thương tự tạo.  Gióp 21:23-25 nói, “Một số người . . . chết hạnh phúc và nhẹ nhàng . . . Người khác không hạnh phúc chút nào; họ sống và chết với lòng cay đắng.”  Bạn cần học tha thứ, vì hận thù sẽ hủy hoại đời bạn.

Phòng tra tấn của sự không tha thứ chính là nơi ta tự giác bước vào.  Khi chúng ta không tha thứ, Chúa không giam chúng ta trong tù.  Chúng ta tự làm điều đó cho mình.  Chúng ta tự giam mình vào ngục giận dữ và lo lắng.  Chúng ta diễn đi diễn lại tổn thương đó, và nó trở nên lớn hơn và lớn hơn và tiếp tục gây tổn thương chúng ta dù nó đã xảy ra từ lâu.  Sự tha thứ của Chúa Jesus Christ là chìa khóa mở khóa ngục.  Nó có thể giải thoát bạn tự do.  Vì lợi ích bạn, bạn phải học tha thứ.

3. Tôi sẽ cần tha thứ trong tương lai.
Có người có lần bảo John Wesley, nhà thành lập hệ phái Giám Lý, “Tôi không thể tha thứ người đó!”  Wesley nói, “Vậy thì tôi hy vọng anh không bao giờ phạm tội.”  Bạn và tôi sẽ phạm tội lại.  Chúng ta sẽ cần tha thứ lần nữa.  Nhưng tha thứ là con đường hai chiều.  Đừng đốt chiếc cầu mà bạn phải đi qua để được tha thứ.

Bây giờ, tha thứ không phải là hồi phục lập tức lòng tin.  Tha thứ xảy ra lập tức.  Lòng tin phải được xây dựng qua thời gian.  Ví dụ, nếu một phụ nữ bị chồng ngược đãi, chị ấy phải tha thứ anh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa chị ấy phải lập tức để anh trở lại nhà và tiếp tục sống như thể không có gì xảy ra.

Tha thứ xảy ra lập tức và không đòi hỏi công sức bỏ ra, nhưng lòng tin có được từ một nỗ lực.

Thảo Luận

Khả năng để tiếp tục tha thứ ai đó của bạn đa số được thử nghiệm như thế nào? Tại sao?

Bạn thấy sự thiếu tha thứ đã ảnh hưởng đời bạn như thế nào?

Tại sao phân biệt giữa tha thứ và tin tưởng lại quan trọng đến vậy?

Nếu bạn chưa bao giờ nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của bạn, và muốn tìm hiểu thêm, hãy truy cập vào mục Know God trên trang web Daily Hope:

http://rickwarren.org/listen/player  nghe bài giảng hôm nay của Mục Sư Rick.

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn