Thứ Bảy , 18 Tháng Năm 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Họ Đã Từng Ở Với Đức Chúa Giê-su   

Họ Đã Từng Ở Với Đức Chúa Giê-su   

Họ đã từng ở với Đức Chúa Giê-su              

Dr. Jim Denison

Có thể nghe ở đây:

Isaac Newton được biết đến khi ngồi dưới gốc cây táo, bị quả táo rơi xuống đầu và đột nhiên nhận ra lý thuyết về trọng lực. Phụ tá của Newton, John Conduitt, sau đó giải thích: Trong khi đang trầm ngâm trong khu vườn, ông nghĩ rằng sức mạnh tương tự (làm cho một quả táo rơi từ cây xuống đất) không bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định từ trái đất nhưng phải trải rộng ra xa hơn nhiều so với những gì thường nghĩ. Tại sao không cao như Mặt trăng? Ông thì thầm với chính mình.

 

Làm thế nào Newton lại tình cờ trở thành người trầm ngâm trong một khu vườn ngày hôm đó? Năm 1665, khi Newton còn là sinh viên trường Đại học Trinity, Cambridge, Đại dịch hạch Luân Đôn đã xảy ra. Mặc dù các nhà khoa học đã không tìm ra vi khuẩn gây bệnh trong hai trăm năm nữa, họ biết rằng mọi người cần phải giữ khoảng cách với nhau. Do đó, Cambridge đã cho sinh viên về nhà để tiếp tục học.

 

Newton trở lại Wollsthorpe Manor, một khu đất của gia đình khoảng 60 dặm về phía tây bắc của đại học. Bên ngoài cửa sổ của ông, có một cây táo. Đó là một cây táo, thực thế!

 

Trong thời gian xa trường, Newton đã nghiên cứu các bài toán học và sau này trở thành những phép tính ban đầu của môn Toán cao cấp. Ông đã tiến hành các thí nghiệm dẫn đến lý thuyết về quang học. Và ông đã phát triển các lý thuyết liên quan đến lực hấp dẫn. Trở lại Cambridge năm 1667, Newton mang theo lý thuyết của mình. Trong vòng sáu tháng, ông đã trở thành một đồng nghiệp với các giảng viên. Trong hai năm, ông là một giáo sư. Và cuối cùng, mọi người biết ông là ai.

 

Tôi không có ý nói rằng những gì anh chị em làm trong thời gian cách ly xã hội này sẽ thay đổi thế giới, nhưng nó có thể thay đổi thế giới của anh chị em.

 

Bạn có thể dành thời gian này với Chúa, đem bạn đến gần Ngài hơn và được trao năng quyền để dẫn dắt người khác đến với Chúa. Và khi Ngài thay đổi thế giới của bạn, bạn có thể thay đổi thế giới con người. Nói cách khác, Chúa Thánh Linh có cách sử dụng những ngày khủng hoảng này cho Đấng Christ, nếu chúng ta sẵn lòng.

 

Chẳng hạn, trong Công vụ 3, Phi-e-rơ và Giăng được Chúa dùng để chữa lành một người bị què nhiều năm. Trong chương 5, họ bị bắt và giải đến Tòa công luận. Mục đích của hội đồng là để ngăn chặn việc rao giảng phúc âm và chấm dứt phong trào mới thành lập của họ. Nhưng điều ngược lại xảy ra.

 

Trước cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus, Phi-e-rơ đã thu mình lại trước một cô tớ gái. Bây giờ ông tuyên bố với chính những người đã sắp đặt cái chết của Chúa Giêsu (và có thể của ông): Xin tất cả quý vị và toàn dân Y-sơ-ra-ên biết cho rằng đó là nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-su, người Na-xa-rét! Quý vị đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá nhưng Đức Chúa Trời làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết. Nhờ Danh Ngài mà người nầy được lành và đứng trước mặt quý vị. Ngài là Tảng Đá đã bị quý vị là những thợ nề xây nhà khinh dể, nhưng lại trở thành tảng Đá đầu góc nhà (câu 10-11).

 

Sau đó, Phi-e-rơ tuyên bố một điều mà đã được vang dội qua nhiều thế kỷ: Không có sự cứu rỗi trong một ai khác cả, vì dưới trời không có Danh nào khác được ban cho loài người để chúng ta phải nhờ Danh ấy mà được cứu (c. 12).

 

Điều gì đã làm cho Phi-e-rơ và các sứ đồ khác đầy dẫy năng quyền theo cách này? Những người trong tòa công luận chú ý câu trả lời: họ đã từng ở với Đức Chúa Giê-su (c. 13b).

 

Trong những ngày khủng hoảng này, liệu người ta có thể nói như vậy về anh chị em không?

 

Lược dịch Nguyễn Thị Bảo Hạnh 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn