Thứ Sáu , 10 Tháng Năm 2024
Home / Tổng hợp / Hoàn Thành Đại Mạng Lệnh Dẫn Đến Kết Quả Là Mở Mang Hội Thánh

Hoàn Thành Đại Mạng Lệnh Dẫn Đến Kết Quả Là Mở Mang Hội Thánh

Bài trước:

Đại Mạng Lệnh Là Ý Muốn Của Chúa Cho Cuộc Đời Bạn

Hoàn Thành Đại Mạng Lệnh Dẫn Đến Kết Quả Là Mở Mang Hội Thánh

Với những sự hiểu biết của chúng ta về Đại Mạng Lệnh như đã bàn đến ở trên, câu hỏi còn lại là: Đức Chúa Trời mong muốn các môn đồ của Ngài thi hành điều đó như thế nào? Câu trả lời hiển nhiên là: bằng việc mở mang Hội Thánh. Mở mang Hội Thánh bao gồm tất cả những yếu tố để làm trọn Đại Mạng Lệnh. Những Hội Thánh mới là kết quả từ việc các Cơ Đốc Nhân chủ tâm theo đuổi người lạc mất, giảng dạy phúc âm, làm báp-têm cho người tin Chúa, và dạy họ sống cho Đấng Christ và khiến nhiều người khác trở nên môn đồ của Chúa.

Sau khi các môn đồ của Chúa được ban cho Đại Mạng Lệnh, họ đã làm gì để thực hiện sứ mệnh đó? Sách Công vụ các sứ đồ bày tỏ những công việc của các sứ đồ sau khi họ nhận lãnh Đức Thánh Linh, họ đã mở ra những Hội Thánh mới. Theo Aubrey Malphurs: “Đọc kỹ sách Công vụ các sứ đồ sẽ thấy rằng Hội Thánh đầu tiên đã thực hiện nhiệm vụ Đại Mạng Lệnh chủ yếu bằng việc mở mang Hội Thánh.”4 Ed Sterzer của Hội Thánh Tăng Trưởng Toàn Cầu đã mở những Hội Thánh tại New York, Pennsylvania, và Georgia đồng thời ông đã thay đổi những Hội Thánh đang xuống dốc tại Indiana và Georgia. Ông viết rằng: “Cơ Đốc Nhân trong thời đại Tân Ước thực hiện những mệnh lệnh của Chúa cũng như bất kỳ người tin Chúa nào vâng phục và có đời sống tâm linh khỏe mạnh: họ mở ra nhiều hơn những Hội Thánh mới.”5 Ông kết luận với phương châm: “Đại Mạng Lệnh đó chính là mở mang Hội Thánh.”6

Build a business as a collaborative team with struggling trees connecting with a partner for teamwork financial growth and success as a metaphor for partnership cooperation.

Phương cách mà các môn đồ đầu tiên của Đức Chúa Giê-su thi hành Đại Mạng Lệnh dẫn đến kết quả trực tiếp trong việc mở mang Hội Thánh. Phi-e-rơ (và các môn đồ khác) đã giảng dạy Phúc Âm (Công vụ 2:14-36); những người đáp ứng với lời dạy được làm phép Báp-têm (Công vụ 2:37-41); và những người tin Chúa đã được làm phép Báp-têm thì ngay lập tức được gia nhập vào Hội Thánh bởi vì họ bắt đầu vâng theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su (Công vụ 2:42-47). Những người đi theo họ, những người không phải là sứ đồ cũng đi ra và giảng dạy Phúc Âm (Công vụ 8:1, 4), dẫn đến việc nhiều Hội Thánh mới được mở ra (Công vụ 11:19-26). Việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh luôn luôn dẫn đến kết quả cuối cùng đó là mở mang Hội Thánh.

Hoàn Thành Đại Mạng Lệnh Sẽ Dẫn Đến Kết Quả Cuối Cùng Đó Là Mở Mang Hội Thánh Toàn Cầu

Hoàn thành Đại Mạng Lệnh đòi hỏi việc giảng dạy phúc âm đến toàn thế giới: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.” (Mác 16:15). Điều này nghĩa là môn đồ hóa mọi nhóm dân trên toàn thế giới: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân” (Ma-thi-ơ 28:19). Mặc dù mạng lệnh này được bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem, nhưng Phúc Âm cần phải được lan truyền đến mọi nước: “Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem” (Lu-ca 24:46-47).

Trong ký thuật cuối cùng về Đại Mạng Lệnh, Đức Chúa Giê-su đã nhấn mạnh đến sự bày tỏ, sự tập trung lan rộng của Đại Mạng Lệnh: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công vụ 1:8). Để hoàn thành Đại Mạng Lệnh, chúng ta không được thỏa mãn nếu chúng ta vẫn chưa mở mang Hội Thánh trên toàn thế giới.

Đại Mạng Lệnh Chứa Đựng Lời Hứa Vĩ Đại

Đức Chúa Giê-su kết luận mệnh lệnh cuối cùng của Ngài bằng một lời hứa tuyệt vời đó là sự hiện diện rõ ràng của Ngài: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Thật tuyệt vời khi được đứng giơ đôi tay lên cao và hát cho Chúa với sự say mê bởi vì Ngài “ở cùng chúng ta.” Đừng bỏ qua sự thật đó là Đức Chúa Giê-su ở cùng chúng ta khi chúng ta khiến người khác trở nên môn đồ của Ngài. Bằng một phương cách đặc biệt, tấm lòng của Đức Chúa Trời ở cùng những ai làm trọn mệnh lệnh của Ngài đó là môn đồ hóa. Ngài xuất hiện khi chúng ta bước ra bên ngoài để làm thành mạng lệnh mà Ngài ban.

Đại Mạng Lệnh Phải Trở Thành Điều Chiếm Hữu Trọn Vẹn Tâm Trí Của Chúng Ta

Hiển nhiên, Đức Chúa Trời và sự vinh hiển Ngài là những điều chiếm hữu trọn vẹn tâm trí của chúng ta. Sau cùng thì chúng ta được tạo dựng nên vì sự vinh hiển của Ngài (Ê-sai 43:7). Chúng ta phải công bố sự vinh hiển Chúa (I Sử ký 16:24; Thi Thiên 96:3, 7-8). Mọi điều chúng ta làm đều phải hướng về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 10:31). Chúng ta phải phản chiếu sự vinh hiển Chúa (II Cô-rinh-tô 3:18). Sự cứu rỗi của chúng ta nhằm mục đích đời sống của chúng ta sẽ đem lại sự tôn vinh cho vinh hiển của Ngài (Ê-phê-sô 1:12, 14). Mục đích cuối cùng trong những lời cầu thay của chúng ta cho người khác đó là vinh hiển của Đức Chúa Trời qua đời sống họ (Ê-phê-sô 3:14-21; Phi-líp 1:9-11; Hê-bơ-rơ 13:21). Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời phải là mục đích cao nhất trong đời sống và lời cầu nguyện của chúng ta (Rô-ma 11:36; 16:27; Ga-la-ti 1:5; Phi-lip 4:20; II Phi-e-rơ 3:18; Giu-đe 1:25).

Làm thế nào chúng ta dâng lên Chúa sự vinh hiển cao quý nhất? Một cách để trả lời câu hỏi này đó là nhìn xem những môn đồ đầu tiên của Chúa đã làm điều gì. Ngay sau khi lắng nghe Đại Mạng Lệnh được công bố (Công vụ 1:8), họ đã tổ chức một kỳ nhóm lại để cầu nguyện kéo dài một tuần (Công vụ 1:12-15). Sau kỳ lễ Ngũ Tuần và sự ban cho Đức Thánh Linh (Công vụ 2), họ bắt đầu giảng phúc âm và môn đồ hóa bằng cách làm phép báp-têm cho những người theo đạo và giúp họ gia nhập vào một Hội Thánh địa phương là nơi họ được dạy mọi điều mà Đức Chúa Giê-su đã truyền dạy (Công vụ 2).

Họ đã tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cách khiến cho Đại Mạng Lệnh là trọng tâm trong cuộc sống họ. Họ đã bỏ tất cả mọi điều để theo Đức Chúa Giê-su và hoàn thành Đại Mạng Lệnh của Ngài. Đại Mạng Lệnh là một điều chi phối và chiếm trọn trong đời sống của họ, đến nỗi họ đã đi khắp thế giới để giảng về Đại Mạng Lệnh đó, dù cái giá phải trả là thế nào. Chẳng hạn như, một người chấp sự tên là Ê-tiên giảng phúc âm ở thành Giê-ru-sa-lem vào kỳ lễ vượt qua sau khi Đức Chúa Giê-su Christ chịu đóng đinh. Ông đã bị tống ra khỏi thành và bị ném đá cho đến chết (Công vụ 8). Gia-cơ, con của Xê-bê-đê và người anh tên là Giăng, đã bị giết khi Hê-rốt Ạc-ríp-ba cai trị tại xứ Giu-đê (Công vụ 12).

Lịch sử kể lại rằng Phi-lip đã tử đạo khi đem phúc âm đến Heliopolis tại Phrygia. Ông đã bị đánh đập, bỏ tù, và cuối cùng là bị đóng đinh (khoảng năm 54 SCN). Ma-thi-ơ, người thu thuế từ thành Na-xa-rét mà sau này đã viết nên một trong bốn sách Phúc Âm, ông đã rao giảng tại Ê-thi-ô-pi và tử đạo (khoảng năm 60 SCN). Anh-rê, người anh của Phi-e-rơ, đã giảng phúc âm ở khắp Châu Á. Khi bước chân đến Edessa, ông đã bị bắt và bị đóng đinh trên cây thập tự, hai đầu của cây thập tự này được gắn cố định trên nền đất bằng phẳng (thế nên mới có thuật ngữ cây thánh giá của thánh Anh-rê). Ba-thê-lê-mi đã dịch Phúc Âm Ma-thi-ơ sang tiếng Ấn Độ. Ông bị đánh đập tàn nhẫn và đã bị đóng đinh. Thô-ma giảng đạo tại Parthia và Ấn Độ. Ông bị giáo đâm và tử đạo.

Gia-cơ, em của Đức Chúa Giê-su, đã lãnh đạo Hội Thánh tại thành Giê-ru-sa-lem và là tác giả của thư tín được đặt theo tên của ông. Ở tuổi chín mươi bốn, bởi vì sự tận tâm với Đại Mạng Lệnh, ông đã bị đánh, bị ném đá và bị người ta dùng gậy đánh đập cho đến chết. Ma-thia là sứ đồ thay thế cho Giu-đa. Ông đã bị ném đá tại thành Giê-ru-sa-lem và sau đó bị chém đầu. Mác trở thành Cơ Đốc Nhân và sau đó qua lời kể của Phi-e-rơ ông đã ghi lại câu chuyện của Đức Chúa Giê-su trong sách Phúc Âm của mình. Mác bị dân thành Alexandria phân thây trước tượng Serapis là một thần ngoại giáo của họ.7

(Còn nữa)

Dave Earley and Rod Dempsey

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn