Thứ Năm , 2 Tháng Năm 2024
Home / truyện ngắn / EM BÉ SINH THIẾU THÁNG

EM BÉ SINH THIẾU THÁNG

baby

– Anh ơi, em đau bụng quá.

-Sao vậy em, hay là em lấy Tylenol uống đỡ đi, anh đang bận làm việc.

Đang lót gạch bông với đống xi măng đã trộn đầy trong chậu sắt, nếu không lót hết lớp xi măng này, xi măng sẽ cứng lại không còn dùng được nữa. Tôi phải nhanh tay cẩn thận trét mỏng lớp xi măng lên nền nhà đã lột thảm rồi đặt gạch ngay ngắn và vuông vứt cách khoảng đều nhau cho đẹp mắt. Lưng bắt đầu thấy đau và tay chân mỏi rã rời vì làm từ sáng nhưng không thể ngưng công việc ngay lúc này được.

Mười lăm phút sau chuông điện thoại lại reng.

-Anh ơi, cứ 30 phút em lại lên cơn đau và cũng thấy ít giọt máu hồng nữa.

-Ủa, em còn hơn ba tháng nữa mới tới ngày sinh mà. Chắc là hôm qua em làm nhiều quá. Ráng chịu thêm một chút khi nào xong anh về với em ngay.

Tôi định bụng bà xã hay lo nên nói cho qua vậy thôi chứ công việc còn nhiều, đến khuya cũng chưa chắc xong. Dù sao thì một lời nói khích lệ cũng xoa dịu và yên ủi được phần nào. Ngọc có thai vào tháng 6, đến đầu tháng tư mới tới ngày sanh. Hôm nay là giữa tháng giêng đầu năm tức là mới 28 tuần, còn khoảng 12 tuần nữa lận. Nói vậy nhưng trong lòng tôi cùng bắt đầu thấy lo. Nếu đau bụng quặng thắt và ra máu nhiều thì hoặc sinh non hoặc sẩy thai. Hai tuần trước khi đi ultrasound, bà bác sĩ Mỹ xác đinh ngày sinh sẽ là April 7, 2014. Bà kiểm tra rất kỹ tất cả các cơ quan nội tạng của bào thai, thậm chí còn cho tôi xem tận bên trong quả tim với hai ngăn tâm thất và tâm nhĩ, phải và trái. Các van 2 và 3 lá đóng mở nhịp nhàng. Ngồi ôm bé An bên cạnh, chứng kiến em bé cựa quậy trong bụng mẹ với đầy đủ mắt, mũi, miệng, tứ chi, những ngón tay và cả bộ phận sinh dục nam qua màn hình điện toán mà lòng thấy vui vui và trông thương quá.

Ngày nay, con người từ bên ngoài có thể siêu âm, thăm dò và khám phá mọi chi tiết tận sâu thẳm của quả tim bên trong lồng ngực em bé mà không cần mổ xẻ, em bé đó đang nằm trong bịch placenta đầy máu, lại ở trong tử cung của người mẹ. Tôi thầm cảm ơn Chúa đã ban phước thật nhiều cho Hoa Kỳ, một đất nước tôn trọng quyển Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời làm trọng tâm nên như Kinh Thánh chép: “Sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu sự tri thức” (Châm ngôn 1:7). và “Nước nào có Giêhôva làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay” (Thi thiên 33:12). Vì vậy, Hoa Kỳ không những có nền khoa học và kỹ thuật tân tiến bậc nhất trên thế giới mà người dân nói chung và các bác sĩ, y tá, nhân viên trong các bệnh viện còn có thói quen tiếp đón bệnh nhân niềm nở, văn minh và rất lịch sự. Cách đối xử họ cũng thật tế nhị, vui vẻ và hết sức hòa nhã.

Tôi cũng cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban sự sống cho con người, đặc biệt cho hàng tỷ em bé trên thế giới hình thành từ trong bụng người mẹ thật kỳ diệu. Không chỉ riêng con người mà mọi loài sinh vật, muôn thú trên hành tinh tuyệt vời này đều do Ngài sáng tạo. Nhưng tôi lại thấy đau xót khi có những kẻ nhẫn tâm giết hại những đứa trẻ dù chúng chưa được sinh ra. Con người phàm tục trên trần gian này không ai có thể tạo nên sự sống và sự sống mỗi  người đều có linh hồn, là phần thiêng liêng nhất mà con người có thể liên lạc với Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo vũ trụ. Hôm nay, người ta ca tụng những tiến bộ vượt bực trong ngành y như là đã thành công lắp ghép tim nhân tạo, nhưng nếu không có pin để quả tim đó hoạt động được thì nó chỉ là đồ phế thải vì loài người hoàn toàn bất lực đối với sự sống do Đức Chúa Trời ban cho. Kinh Thánh chép: “Vì ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15:5b)

Hôm qua sau khi đón Ngọc từ shop hoa về. Ngọc cho biết bà chủ kêu đẩy những chậu hoa khá nặng, có lẽ bà quên là Ngọc đang có thai. Nhưng tôi tin là ngày tháng chào đời của từng người và tương lai của mỗi chúng ta đều ở trong chương trình của Chúa. Thời gian mỗi người do Ngài định đoạt và nếu không có Ngài, không vật gì hiện hữu trên thế gian này.

Mùa Thanksgiving, Christmas, New Year, Father’s Day, Mother’s Day hay Valentine là những ngày shop hoa rất bận rộn. Gặp những hôm có đám cưới, đám tang, tiệc tùng, ngày lễ… thì một số nhân viên trong shop được phái đến các nơi mà khách hàng yêu cầu như nhà hàng, khách sạn, nhà quàn, phòng họp, nhà thờ, công viên hay tư gia… để cắm hoa và trang trí. Ai cũng muốn có những chậu hoa trưng bầy vừa đẹp vừa kiêu sa, làm tăng thêm giá trị của những ngày trọng đại.

Ngọc mới vào làm Lexis Florist được hai tháng nhưng nhờ có đôi chút kiến thức và kinh nghiệm khi còn ở Việt Nam, một mình mở shop hoa ở thành phố Cà Mau để làm và bán hoa giả. Cộng với tinh thần ham học ham làm và tính siêng năng chịu khó nên dễ dàng được lòng bà chủ. Thấy Ngọc có thai, bà thông cảm mỗi khi đi trễ về sớm hoặc gọi phone xin nghỉ, nhất là để đi khám bệnh hay trường hợp khẩn cấp như hôm nay.

-Anh ơi, anh về nhanh đi, cứ 15 phút em lại lên cơn đau quặn thắt và máu cũng ra nhiều hơn nữa. Em hết chịu nổi rồi.

-OK, anh về ngay

Tôi khoác vội áo jacket phóng xe về nhà. Trong phòng ngủ, bé An đang ngồi bên mẹ như cảm thông với nỗi đau day dứt của mẹ, còn Ngọc thì một tay ôm con như tìm sự động viên, một tay xoa bụng, nước mắt lưng tròng.

-Anh làm cái hẹn bác sĩ cho em đi. Ngọc tha thiết.

-Hôm nay là thứ bẩy, bình thường văn phòng bác sĩ đóng cửa không làm việc sau 3 giờ chiều thứ bẩy trừ phi có hẹn trước. Nếu có làm hẹn thì sớm lắm cũng phải đến thứ hai mới gặp bác sĩ. Huống chi bây giờ đã hơn 7 giờ tối. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp chỉ có nước hoặc gọi xe Ambulance hay chạy thẳng vào Emergency Room của bệnh viện. Nhưng trước hết, vợ chồng mình hãy cầu nguyện với Chúa xin Ngài làm giảm cơn đau và chữa bệnh cho em. Biết đâu em không cần phải đến bệnh viện nữa.

Sống ở Mỹ đã lâu, tôi hiểu hệ thống y tế ở đây chi phí rất tốn kém nếu không có bảo hiểm sức khoẻ, Medicare, Gold Card, Chip hay “Obama-care” cho người lớn. Điều lo lắng nhất của những người không có bảo hiểm là tiền viện phí. Mấy tháng trước có dịp về thăm gia đình ở tiểu bang Pennsylvania, Ngọc cũng kêu đau bụng và được đưa vào phòng cấp cứu. Dù có thẻ Chip nhưng tất cả mọi chi phí bệnh viện và bác sĩ trong phòng Emergency Room hôm đó tôi vẫn phải móc túi trả trọn gói. Ngọc chỉ nằm có vài tiếng và được bác sĩ khám, cho thuốc, vào “nước biển”, ultrasound và thử máu mà tiền bills cho Specialists và room hơn 3700 USD. Sau khi gọi phone cho Harrishealth System và Texas Health and Human Services Commission tôi mới hiểu. “Chip” cover cho bà đẻ hầu như mọi thứ liên hệ đến bào thai với sự approved của họ, nhưng phạm vi là ngoài phòng cấp cứu. Chip cũng sẽ chấm dứt sau khi người mẹ sinh con. Nhiều năm theo Chúa đi trong đức tin, lúc thất nghiệp và khi còn độc thân, tôi đã không mua bảo hiểm sức khoẻ cho cá nhân. Trong những năm này chưa bao giờ tôi phải cần đến bác sĩ hay nằm viện. Dù biết tốn kém nhưng sức khoẻ vẫn quan trọng hơn tiền bạc, nhất là sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Nếu lần này phải đi cấp cứu tôi sẽ đưa Ngọc đi, không chần chờ.

Thấy bố mẹ chắp tay cúi đầu cầu nguyện, bé An cũng bắt chước nắm hai tay vào nhau, đứng ôm sát mẹ và lập lại theo từng lời cầu nguyện của bố.

-Lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của chúng con, xin Ngài đặt cánh tay nhân lành làm giảm cơn đau cho Ngọc. Con kính xin Chúa ban sức khoẻ cho Ngọc và em bé trong bụng. Nếu phải sinh sớm thì xin cho mẹ tròn con vuông…

Rồi tôi lấy điện thoại gọi vào số bệnh viện, trình bầy tình hình đau từng cơn, co thắt và ra máu bất thường này. Nhân viên trực điện thoại liền nối dây liên lạc trực tiếp với một cô y tá. Cô này cẩn thận nói tôi nên đem Ngọc đến kiểm tra ngay và lại còn dặn dò kỹ càng đến phòng Ob Intake 3H, số phòng 31 trên lầu 3 bệnh viện Ben Taub. Đến bất cứ lúc nào cũng có y tá và bác sĩ trực tiếp thăm khám, không cần phải qua Phòng Cấp Cứu bên dưới hay giấy tờ thủ tục gì cả. Tôi cũng gọi vào shop hoa, để lại message xin cho Ngọc nghỉ phép ít ngày rồi nhanh chóng giúp Ngọc và bé An ra xe.

Một tay xách giỏ đựng ít trái cây, nước uống, tã và bình sữa cho bé An, một tay dìu Ngọc đi từng bước. Bé An cũng đã lanh lẹ tự mang vớ và nhanh chân xỏ đôi giầy da mà bé đã tập làm mỗi ngày rồi lẽo đẽo chạy theo. Sau khi set-up địa chỉ trên GPS, tôi đạp mạnh gas nhắm thẳng đến Ben Taub General Hospital trên đường Cambridge, địa chỉ 1504 Taub Loop, Houston, TX. 77030 trong khu Texas Medical Center của Thành phố Houston, thuộc Tiểu bang Texas, cách nhà khoảng 30 phút lái xe. Xe bus và Metro điện cũng đi ngang qua một số bệnh viện trong khu TMC này.

Thành phố Houston có rất nhiều Medical Centers, nhưng TMC tập trung nhiều trường y, nổi tiếng như Rice University, The University of Texas, Baylor College of Medicine, Heart and Vascular Institute thuộc Memorial Hermann Medical Plaza…, một sân vận động lớn như Reliant Stadium, cùng nhiều bệnh viện lớn như University General Hospital, Children Hospital, St. Luke’s Medical Center, Houston Methodist Hospital … và  đặc biệt là MD Anderson Cancer Center, Proton Therapy trong đó có MD Anderson Children’s Cancer Hospital chuyên chữa trị ung thư nổi tiếng của thế giới.

Tôi đã có dịp chăm sóc một cụ già 79 tuổi người Việt bị ung thư phổi suốt 2 tuần ở Anderson Center. Các con của cụ là những người trí thức và thành đạt. Một người con út làm bác sĩ Radiologist nhưng khi phát hiện người cha mình bị bệnh thì ông cụ đã vào giai đoạn cuối. Khi được đưa vào điều trị thì nước dịch trộn lẫn với máu đã tràn ngập hai lá phổi. Một lần hút nước trong phổi ra, hứng được hơn một lít dịch mầu đỏ. Ung thư cũng đã lan đến vùng xương chậu, ăn mòn xương, không thể đi đứng hay ngồi được vì rất đau đớn. Trong thời gian trị bênh, ông chỉ nằm thở oxy, được truyền morphin và các loại thuốc giảm đau cùng các loại trụ sinh thẳng vào tĩnh mạch. Dầu không còn khả năng chữa lành nhưng bệnh viện vẫn giúp ông sống thêm được một thời gian rất nhẹ nhàng không đau đớn. Điều ghi dấu ấn trong tôi là dù xuất thân từ đạo Phật, suốt đời đi chùa và làm nhiều công quả nhưng trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông đã quyết định tin nhận Chúa Giêsus và chắc chắn Đức Chúa Trời cũng đã tiếp nhận ông vào Nước Trời như Ngài đã hứa.

Nhờ các Medical Centers, các Trường Đại học lớn (Universities & Colleges), các bệnh viện… nổi tiếng mà Houston đã và đang thu hút rất nhiều những bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ và y tá giỏi từ khắp các tiểu bang và thậm chí từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có rất nhiều người Việt. Đặc biệt có rất đông y tá đến từ Philippines, Canada, Ấn Độ… Nhiều người còn lợi dụng đất đai, nhà cửa, các cơ sở thương mại, shopping centers và giá sinh hoạt rất rẻ của Houston nên đã nhanh tay đầu tư bất động sản hoặc mở các văn phòng bác sĩ, nha sĩ, garage sửa xe, Pharmacy, Food Store, Salon Nail, Restaurant, Buffet, tiệm tóc, tiệm phở… tại nơi có số người Việt đông nhất nhì nước Mỹ.

Bây giờ là giữa tháng hai trong khi một số thành phố và tiểu bang phía bắc như Allentown, Philadelphia, Pennsylvania, Maryland… đang phải chịu đựng những cơn bão tuyết dưới âm độ thì ở đây, Houston đã bắt đầu thấy những cây xanh hai bên đường ra lá. Những cây Plumbs, cây cam, cây chanh… sau vườn nhà tôi đã trổ những bông hoa trắng và cây vả bắt đầu ra trái, dấu hiệu của mùa xuân mới. Có người còn hẹn người yêu đi ăn kem, ăn hải sản và ngắm nhìn chim Hải Âu bay lượn trên bãi biển Galveston xinh đẹp.

Tám giờ tối con đường high way 59 South khá vắng vẻ nên không bị kẹt xe như vào lúc 4-5 giờ chiều. Ben Taub Hospital có những buildings 6 tầng lầu nối với nhau và nối với 1 parking garage 9 tầng có thể đủ chỗ đậu cho gần 1000 chiếc xe. Tầng thượng là bãi đáp của trực thăng. Gần thang máy có những chỗ dành cho người tàn tật (handicaps) và các bà bầu (Expecting Mothers). Kiếm được 1 chỗ đậu xe trên tầng 2, chúng tôi vội đi nhanh đến dẫy 4 thang máy để xuống tầng trệt.

Mượn chiếc xe lăn từ security guard tại front desk, tôi đẩy Ngọc vào thang máy lên lầu 3. Hệ thống elevators ở đây khá phức tạp. Chỉ trong một building mà có hàng chục thang máy rải rác khắp nơi. Green Elevators có 6 cái, Purple Elevators có 3, còn Yellow Elevators có 2 thang máy. Đó là chưa kể một số thang máy đặc biệt dành cho bác sĩ và nhân viên. Những thang máy này thường dẫn trực tiếp vào các phòng. Trên mỗi lầu đều có bản chỉ đường vì quá nhiều phòng ốc. Bệnh viện cũng có Outpatient Pharmacy có tới 12 windows bên trong dành để tiếp khách cùng một lúc. Cuối cùng tôi cũng tìm được phòng 3H và giao Ngọc cho các cô y tá, rồi dẫn bé An ra ngồi trong phòng đợi. Vừa ngồi xem Tivi vừa cho bé An bú sữa mà trong lòng hồi hộp không biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho Ngọc và em bé trong bụng. Tôi thầm nguyện xin Chúa ban sự bình an và sức khoẻ cho Ngọc để chịu đựng được qua cơn đau này. Với hy vọng, nếu đã tới lúc thì xin Chúa cho Ngọc sinh non hơn là sẩy thai.

Nửa tiếng sau tôi được gọi vào phòng để gặp bác sĩ.  Ngọc đang nằm trên giường với chiếc áo choàng một mảnh mầu xanh dành cho bệnh nhân và những dây nhợ nối vào các loại máy đo theo dõi nhịp tim, hô hấp, huyết áp, thân nhiệt và một ống dẫn “nước biển”. Tôi còn nghe được âm thanh đều đều rất rõ ràng từ quả tim đang đập của em bé trong bụng mẹ qua một máy ultrasound để theo dõi nhịp tim và sức khoẻ của em bé.

-Hello, I am a doctor. My name is…

Tôi quay lại và bắt tay bác sĩ rất trẻ, một phụ nữ da trắng khoảng 35 xinh đẹp. Trên môi nở một nụ cười với ánh mắt no tròn và hàm răng trắng đều như bắp.

-Good evening doctor, my name is Do, I am her husband.

-Congratulation! Mr. Do, you and your wife will have a baby today.

-Really! But I have heard that she will be due on April 7 as the result from the ultrasound last two weeks. This makes me very surprise. Anyway, I thank God for the baby. We were expecting a healthy newborn baby next three months. Today, he is going to be a premature baby.

-We will move her to another room (Ante Partum). Now, you can wait in the waiting room and we will let you know when we are ready.

-Thank you very much doctor.

Những gì xẩy ra trong phòng sanh (Labor and Delivery Room) tôi không biết vì bé An không được vào và không có ai để trông giữ bé An. Chỉ nghe Ngọc kể lại là sinh thường, không phải mổ, nhưng sinh nhanh và dễ dàng hơn lúc sinh bé An ở bệnh viện Hùng Vương tại Sài Gòn trước đây. Cũng không nghe ai rên la vì đau đẻ như ở Việt Nam. Trong phòng sinh riêng biệt, các bác sĩ đỡ đẻ rất dễ thương, họ vừa nhẹ nhàng xoa vai, xoa bụng, vừa khéo léo vỗ về như yên ủi người thân yêu của họ.

-I am sorry, baby. I know it’s painful but your baby will be fine, everything will be ok, just relax my baby…

Nằm nghe những lời khích lệ từ những bác sĩ và y tá. Ngọc cảm động không cầm được nước mắt.

Hôm đi apply “WIC” và Medicaid cho bé An, chỉ vừa nghe đến có thai là các nhân viên trong office đã điền ngay cho Ngọc đơn xin “Chip” dành cho “Pregnant Woman”. Thế là từ đó Ngọc được hưởng mọi chế độ khám bệnh, thử máu, các loại test, thuốc men, vitamins, ultrasound và sinh đẻ miễn phí. Ngoài ra còn được tự do lựa chọn bác sĩ và bệnh viện sinh đẻ, chưa kể là còn được tăng tiêu chuẩn “WIC” để mua thực phẩm miễn phí trong thời gian mang thai. Nghĩ đến những điều này, lòng Ngọc luôn biết ơn Chúa vì mọi sự Chúa ban cho vượt quá sự cầu xin và suy tưởng.

-Khi em bé vừa ra đời, em chỉ nghe được một tiếng khóc eo eo là bác sĩ vội vàng lấy em bé đi ngay nên em chưa được thấy mặt.

-Họ phải làm rất gấp rút mọi việc cần thiết cho một baby sinh non, nếu không bé có thể chết ngạt vì chưa tự một mình thở được. Sau đó họ sẽ đặt trong lồng kiếng có đủ nhiệt độ ấm áp như đang ở trong bụng mẹ.

Những giây phút đầu tiên lọt lòng mẹ của một trẻ sinh non rất là quan trọng vì phổi chưa phát triển, chưa tự mở để hít khí trời như các trẻ sinh bình thường. Hơn nữa lúc còn trong bụng mẹ, bé không thở bằng phổi mà bằng đường máu của bọc nhau trong tử cung người mẹ đi vào rốn của em bé. Chỉ cần thiếu oxygen một vài phút, não sẽ bị tổn thương và bé sẽ bị tật nguyền suốt đời. Hiểu biết điều này chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban cho con người oxygen rất quý giá và cần thiết, lại hoàn toàn miễn phí. Nếu Ngài ngưng cung cấp oxygen cho loài người thì thế giới này chỉ là một bãi tha ma, không một ai có thể sống sót.

Ngồi thêm 2 tiếng với Ngọc trong phòng Post Partum. Bên cạnh đó, bé An đang nằm ngủ ngon lành trên ghế. Đồng hồ trên tường chỉ hơn 1 giờ sáng, tôi đành phải chia tay Ngọc dù chưa được gặp bác sĩ để nghe thông báo tình hình sức khoẻ em bé và cũng chưa thấy mặt em bé. Nước mắt Ngọc thấm ướt đôi mi vì thấy thương cho em bé đã chào đời quá sớm, chưa đủ ngày đủ tháng thì thật tội nghiệp. Bé thường tăng trọng rất nhanh không những về thể chất mà còn về não bộ trong những tháng cuối khi còn ở trong bụng mẹ.

Tôi ẵm bé An ra về trong lòng vừa vui vừa lo. Em bé sinh sớm tới 3 tháng chắc yếu ớt và nhỏ bé lắm. Bác sĩ bận rộn lo cho em bé đã 2 giờ qua vẫn chưa xong, không biết có điều gì bất thường? Rồi tôi chợt nhớ đến đêm Noel năm xưa, Chúa Giêsu sinh ra trong chuồng chiên hôi hám. Không có bác sĩ, y tá hay bất cứ một phương tiên y khoa nào. Nhưng dù sinh đúng tháng, đúng ngày hay sinh sớm, chắc chắn Ngài vẫn khoẻ vì Ngài là Chúa, là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời và được sanh bởi Đức Thánh Linh và với Đức Chúa Trời thì không việc gì Ngài không làm được.

Ngày hôm sau, tôi dẫn bé An trở lại bệnh viện để thăm Ngọc và em bé.

-Em đã thấy em bé chưa?

-Em đang chờ anh đến để vào thăm nè

Ngọc bữa nay trông khoẻ và hồng hào. Căn phòng riêng Ngọc ở hôm nay nhỏ hơn hôm qua nhưng cũng đầy đủ tiện nghi, có phòng tắm và vệ sinh, Tivi và điện thoại để bàn, cùng tất cả các phương tiện và máy móc y tế. Một cái ghế gỗ lớn bên cạnh có thể trải dài thành chiếc giường nệm cho người nhà đến thăm và nếu cần thi ở lại. Mỗi ngày 3 bữa có nhân viên nhà bếp mang đồ ăn đến do sự lựa chọn thức ăn và nước uống theo ý thích của người mẹ với sự chấp thuận của chuyên gia về dinh dưỡng (nutritionist).

-How are you doing? Một nhân viên hành chánh lo việc làm Birth Certificate bước vào.

-She is fine, thank you. Tôi trả lời thay cho Ngọc.

-What do you want to name your baby?

-We call him Do Duy Minh. Minh is first name.

Rồi bác sĩ vào. Qua lời cô, tôi được biết em bé sinh được 2 lbs 12 oz (chưa tới 1 Kg). Sức khoẻ tốt, không có dị tật hay bệnh hoạn gì. Hiện đang nằm trong lồng kiếng tại phòng chăm sóc đặc biệt. Cha Mẹ, người thân hay bạn bè đi cùng với cha mẹ, có thể vô thăm bất cứ lúc nào, 24 giờ một ngày, bẩy ngày một tuần. Sau khi rốn rụng chừng một tuần chúng tôi có thể ẵm bồng và khi em bé tự bú sữa được thì sẽ cho bú bình, còn bây giờ bác sĩ đặt một ống nhựa mềm rất nhỏ để dẫn truyền sữa mẹ qua đường miệng vào thẳng bao tử với sự control lưu lượng từ máy bơm Alaris Med Pump đã set up sẵn vì em bé chưa tự hút sữa được. Mấy ngày đầu chỉ là 3 cc cho mỗi 3 tiếng và sẽ tăng dần tùy theo khả năng hấp thụ và nhu cầu của em bé…

Một cô y tá đem vào máy bơm sữa chạy điện (Elite Breast Pump) cùng với những dụng cụ cần thiết như phễu, chai sữa, bình đựng sữa…và chỉ dẫn cặn kẽ cách sử dụng. Bệnh viện cho mượn về nhà 1 tuần để tự bơm sữa rồi đem sữa vô bệnh viện cho em bé vì bé còn phải được chăm sóc thêm khoảng 10 tuần cho đủ thời gian như còn trong bụng mẹ (Thời gian ở lâu hay mau tùy theo sức khoẻ của em bé).

-You can take this pump home for a week then come to WIC office to borrow another one.

-Thank you very much.

Một lát sau, Một bà Social Worker đến, hỏi thăm có cần giúp đỡ như chuyên chở, và những thứ cần thiết khác

-Do you need a car seat for your baby?

-No, thank you, we already had one

Các cô y tá trực cứ vài tiếng thì vào kiểm tra huyết áp, thân nhiệt… cho Ngọc

Theo hướng dẫn, chúng tôi vào thăm em bé trong phòng 3E (Neonatal Intensive Care Unit). Có khoảng 30 Giraff Omnibeds (giường lồng kiếng) nhưng trung bình chỉ có khoảng 15-18 em bé sinh non hoặc có vấn đề cần chăm sóc đặc biệt. Những đứa trẻ sinh bình thường khác sẽ được đưa vào phòng Newborn Nursery. Tại phòng 3E này, luôn có bác sĩ trực 24/24, và mỗi y tá (RN) chỉ chăm sóc 2 trẻ sơ sinh (2 giường). Mỗi giường đều có các thiết bị y tế và máy điện toán riêng biệt. Cũng có vài Respiratory therapists chuyên lo bộ phận hô hấp, oxygen…và những nhân viên ban ngành khác.

Trên đầu giường bé Minh, tôi thấy có gắn một mẩu giấy “Congratulations.” trong đó có ghi những chi tiết về ngày, giờ sanh, cân trọng, phái tính cùng số đo chiều dài, đầu và ngực.

Trên giường 3E-01-13, bé Minh đang ngủ với đôi mắt nhắm nghiền, trong người không mặc quần áo vì dây nhợ gắn đầy minh nối vào các loại máy đo. Một tã nhỏ và một tấm khăn trắng trùm kín hai cánh tay co quắp giống như khi nằm trong bụng mẹ. Ba sợi dây điện đen, xanh và trắng từ 3 điểm khác nhau ở ngực nối vào máy kiểm soát để theo dõi Electrocardiogram (ECG, EKG) hay nhịp tim qua màn ảnh monitor. Một ống nhựa đi vào rốn (khi rốn chưa khô) để truyền dinh dưỡng do máy Baxter điều chỉnh lượng dung dịch theo ấn định của bác sĩ. Trên mũi cũng gắn hai ống nhỏ trắng nối vào NCPAP (Nasal Continuous Passive Airway Pressure) để tăng sức ép giúp phổi có thể mở và thở được dễ dàng. Mỗi lần 2 lá phổi mở, áp suất trong phổi sẽ giảm thấp hơn áp suất bên ngoài và nhờ đó không khí mang theo 21% O2 đi vào phổi. Thời gian này, chỉ có sữa đi vào miệng em bé, ngoài ra không có bất kỳ thức ăn, nước hay nước juice nào khác.

Từ màn ảnh monitor, các bác sĩ, y tá…có thể theo dõi nhịp tim (heart rate), thân nhiệt (body temperature), nhiệt độ và ẩm độ (temperature and humidifier) trong Omnibed, Oxygen saturation (SpO2), huyết áp (pulse rate), nhịp thở (Respiratory rate), trọng lượng cơ thể (Lbs, và Kg), Normal Blood Pressure (NBP) Chart với Diastolic, Systolic và Means…

Để duy trì ẩm độ trong Omnibed, người ta phải đặt thêm một bich nước cho Inhalation nối vào hệ thống thông gió. Để giữ cho da dẻ hồng hào tránh xanh xao vàng vọt, một ngọn đèn xanh đặc biệt tỏa ánh sáng xanh nhạt cho đến khi mầu da trở lại bình thường. Cứ mỗi 2 tuần, em bé sẽ được thay omnibed mới để vệ sinh phòng bệnh. Mỗi lần đi vệ sinh hay mỗi 3 tiếng, y tá sẽ thay tã cho em bé. Nếu có bất cứ hiện tượng nào trong cơ thể như tim, phổi… bất thường, máy sẽ đỏ đèn và vang tiếng báo động ngay.

Nhìn bé Minh ngủ say sưa dưới sự chăm sóc rất ưu việt của nền y khoa tiến bộ nhất hành tinh mà tôi thấy thương và cảm phục tinh thần hy sinh cao cả của Chúa Giêsus. Ngài từ trời cao vinh hiển, sang trọng và giầu có nhưng lại chấp nhận cảnh nghèo nàn để đến thế gian cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Chỗ Giáng sinh của Đấng Cao Cả chi là một máng rơm khô để dành cho những con bò, con chiên ăn thêm khi mùa đông lạnh giá và cỏ ngoài đồng thì đã héo úa và khô hạn. Không có một phương tiện nào khác. Không có điện cũng không có máy sưởi ấm như ngày nay. Còn lời nào để diễn tả Tình Yêu bao la vĩ đại của Ngài dành cho nhân thế!

Sau hai ngày nghỉ dưỡng ở bệnh viện, Ngọc được trở về nhà, cùng với chiếc máy bơm, những phụ kiện, những lọ đựng sữa bằng nhựa, tickers và những thứ dành cho người mẹ. Lòng tôi vui mừng cảm ơn Chúa vì Ngài đã nhậm lời cho “mẹ tròn con vuông”, chúng tôi cũng không phải chi trả một số tiền nào cả. Bà Case Manager cho biết bé Minh sẽ tự động có Medicaid trong vòng 4-6 tuần nữa. Thật Chúa đã cho nhiều hơn lời chúng tôi cầu xin và suy tưởng.

Mấy ngày đầu vì sinh quá sớm, tuyến sữa chưa phát triển nên chưa ra sữa, y tá phải dùng sữa donation để tiếp cho em bé. Loại sữa này được kiểm tra rất kỹ lưỡng hầu tránh lây truyền bệnh. Nhưng đến ngày thứ tư với sự trợ giúp của máy bơm và xoa bóp thì sữa chẩy ra rất nhiều, nếu hai tuần không đem sữa vào bệnh viện cho em bé thì ngăn freezer trong tủ lạnh chắc không đủ chỗ chứa. Chúng tôi phải chuẩn bị mua thêm tủ đông đá để chứa sữa.

Rồi những tuần kế tiếp mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần chúng tôi vào thăm bé Minh, mang theo một cooler chất những lọ sữa đã bơm sẵn ở nhà. Bé phát triển thấy rõ. Tuần đầu bé nhỏ đến nỗi 2 đốt ngón tay người lớn có thể ôm gần trọn bàn tay của bé nhưng đến tuần thứ năm thì ngón tay của bé đã to và dài thêm ra gần gấp đôi. Cân trọng cũng gia tăng gấp đôi. Lượng sữa cho bé uống không còn 3 cc mà là 35 cc chỉ trong 15 phút là uống hết, rồi 3 giờ sau lại uống tiếp 35 cc nữa. Mấy tuần đầu cứ ít ngày bác sĩ lại lấy máu kiểm tra xem có đủ chất để bổ sung cho cơ thể như thêm “muối”, thêm calorie…vv

Mỗi lần ẵm bé trên tay, bé mở to mắt và cả miệng rất thích chí, thỉnh thoảng còn cười rất dễ thương. Để thử Psychology của bé, tuy sinh sớm 3 tháng và hiện tại là 2 tháng tuổi nhưng tôi đều thấy bé có đủ những reflexes như Grasping, Startle, Rooting và Sucking. Còn Stepping Reflex thi chưa thử vì bé còn quá nhỏ. Tuần thứ hai thẻ Social Security Card của bé được gởi đến tận nhà qua đường bưu điện. Tuần thứ tư thì bé có Medicaid (Medicaid sẽ trả mọi chi phí bệnh viện cho bé). Từ ngày có Medicaid, tôi nhận được copies những trang Trip Logs từ MTM để được reimburse tiền xăng mỗi khi vào thăm bé đồng thời được cấp 1 ít tã và bình sữa miễn phí 3 lần một năm cho bé dưới 3 tuổi  qua tổ chức nhân đạo Diaper Foundation. Cuối tuần thứ 4 thì y tá bắt đầu cho bé tập bú bình (hoàn toàn không dùng thìa đút từng muỗng  sữa như ở Việt Nam). Ống nhựa dẫn sữa không đưa vào miệng như trước nhưng đưa qua mũi nên không cần dùng máy bơm Alaris nữa mà thay bằng máy Medfusion 3500 để truyền sữa, nếu cần cũng có thể thêm medicine, infusion… vào bao tử. Bé cũng không cần pressure để thở vì bé tự thở được nên thay vì dùng máy bơm NCPAP, bé sẽ mang trên mũi Nasal Canula để thêm Oxygen cho bé thở được nhiều O2 tốt hơn. Bắt đầu tuần thứ 5 bé hoàn toàn bú bình, ống sữa đưa vào bao tử qua mũi đã được rút ra. Mỗi ngày bé bú 8 bình sữa, mỗi bình 35 cc cách nhau mỗi 3 tiếng. Bé bú sữa rất nhanh và khoẻ, chưa tới 15 phút bé đã uống hết bình sữa.

Bác sĩ người Hàn Quốc nói: “He is strong”. Bà nói thêm: “thà sinh sớm mà khoẻ mạnh hơn là sinh đúng ngày mà bệnh họan hay tật nguyền”.

Một y tá người Phillippines cho biết: “He could go home within 1 or 2 weeks…”

Như vậy bé chỉ ở trong bệnh viện 6-7 tuần lễ thay vì 10 tuần như dự định ban đầu. Thật Chúa đã nhâm lời cầu nguyện của chúng tôi một cách kỳ diệu.

Sau ba tuần nghỉ ở nhà, Ngọc đã đi làm trở lại đúng vào tuần lễ Tình Yêu Valentine. Shop hoa Lexis Florish tràn ngập những bông hồng và các loại hoa đủ mầu sắc. Nhiều người Mỹ có thói quen tặng hoa và quà cáp cho những người thân yêu nên dù bà chủ đã mướn thêm hơn chục người Mễ nhưng vẫn phải làm đến nửa đêm mới có thể hoàn tất những đơn đặt hàng đã order từ nhiều tháng trước.

Viết câu chuyện thật này để muốn nói lên lòng biết ơn của gia đình chúng tôi đối với Chính phủ Mỹ, thành phố Houston, Harris County và đặc biệt là tiểu bang Texas. Một tiểu bang đầy lòng nhân đao. Tôi nhớ năm 2005, khi trận bão Katrina đánh vào Louisiana, thành phố New Orleans ngập trong nước biển. Lần đó hàng chục ngàn người, có thể là hàng trăm ngàn người đã chạy đến Houston để tránh bão lụt. Họ đã được chính quyền và người dân thành phố tiếp đón và trợ giúp rất dồi dào và rộng lượng. Theo kể lại thì ngoài việc cấp phát một số tiền mặt, mỗi người còn được ở trong apartment miễn phí cả năm. Được cung cấp furniture, giúp đỡ tìm việc làm và nhiều thứ khác. Nhiều người đã quyết định chọn Houston hay các thành phố khác của Texas để định cư sau khi đã được Chính phủ tiểu bang Louisiana trợ giúp những mất mát, thiệt hại về nhà cửa và đồ đạc bị tàn phá bởi triều cường.

Tôi cũng nhân cơ hội này viết cho những người Việt, nhất là những bà mẹ đang mang thai, mới qua hay sắp qua, đang định cư hoặc dự định dọn đến Houston, về hệ thống y tế và sức khoẻ của tiểu bang Texas nói chung và thành phố Houston nói riêng. Mong rằng những kinh nghiệm này giúp đỡ quý bà được phần nào. Điều quan trọng không phải là sự trợ giúp của Chính phủ liên bang hay tiểu bang, của bảo hiểm sức khoẻ, chip hay “Obama-care” mà là Jesus-care. Đức Chúa Trời là Đấng Chữa Lành, Đấng ban sự sống. “Muôn sự tại nhân nhưng thành sự tại Thiên”. Chỉ có Ngài mới làm cho chúng ta được toại nguyện.

Đất nước Hoa Kỳ lấy Cơ Đốc Giáo làm tiêu chuẩn sống. Nhà thờ Cơ Đốc nhiều hơn bất cứ một tổ chức, cơ quan, chùa chiền, trường học hay sinh hoạt nào khác và vì vậy, Đứa Chúa Trời luôn ban phước cho dân tộc này. Xứ Mỹ xưa và nay đã lôi cuốn và thu hút không biết bao nhiêu triệu người dân các nước khác bất kể chế độ xã hội, kinh tế, thể chế, chuyên chính, chủ nghĩa cộng sản hay dân chủ nào khác trên thế giới. Hàng năm văn phòng di dân Mỹ đã tiếp nhận rất rộng rãi và nhân đạo hàng trăm ngàn người từ mọi quốc gia apply xin Visa và đến định cư tại Quốc gia Dân chủ Cơ Đốc Giáo tuyệt vời này. Hầu như không có một thiên tai nào lớn trên thế giới mà không có sự cứu trợ rộng lượng, dồi dào và đầy lòng nhân đạo của Chính phủ và Nhân dân Hoa Kỳ.

Tôi cũng chân thành cám ơn các Bác sĩ, Y tá và các nhân viên bệnh viện Ben Taub đã phục vụ hết mình với tinh thần tận tụy, chuyên môn và rất trách nhiệm. Ngày nào bận không vào thăm con được thì bác sĩ gọi phone về nhà  thông tin về tình hình sức khoẻ của em bé.

Nhưng trên hết, tôi muốn dâng lên Chúa lời cảm tạ chân thành. Ngài đã ban cho chúng tôi một cuộc sống quá đầy đủ và một gia đình hạnh phúc. Ngài đã ban một cháu trai thông minh, nhanh nhẹn, kháu khỉnh và nghịch ngợm, bây giờ lại cho thêm một cháu trai nữa, xinh xắn, khoẻ mạnh và rất dễ thương. Ơn Ngài thật cao sâu và không thể đo lường.

Điều ao ước lớn nhất của tôi như Thi Thiên 23 câu 6: ” Quả thật trọn đời tôi, phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi, tôi sẽ ở trong nhà Đức Giêhôva cho đến lâu dài.”

Houston February 25, 2014
BENGIAMIN DO

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn