Thứ Bảy , 18 Tháng Năm 2024
Home / Trang Chủ / ĐƯỢC KÊU GỌI LÀM MÔN ĐỒ

ĐƯỢC KÊU GỌI LÀM MÔN ĐỒ

Ma-thi-ơ 11:25-30

Tác giả: J. Dwight Pentecost

l1

Chúa Jesus Christ đến, ban sự tự do và yên nghỉ cho những người đang mang gánh nặng dưới sự  rủa sả của tội lỗi và luật pháp. Những lời đầu tiên Ngài phán với những người được kêu gọi trở nên môn đồ: “Hãy theo ta.” Trong suốt chức vụ của Chúa, Ngài đi dọc ngang trên những con đường của xứ Palestine để mời gọi mọi người đến cùng Ngài. Trong Ma-thi-ơ 11:28-30, Chúa Jesus tóm lược lời mời môn đồ hóa: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.”

Để hiểu được lời mời của Chúa Jesus, chúng ta phải nhớ rằng những người mà Chúa đang phán dạy bị rủa sả dưới gánh nặng tội lỗi và luật pháp Môi-se. Chúa đang nói chuyện với những người xem chính mình là môn đồ của Môi-se và người Pha-ra-si. Không phải Môi-se hay người Pha-ri-si có thể ban cho họ sự yên nghỉ từ gánh nặng mà luật pháp và văn hóa Do Thái đương thời áp đặt. Chúng ta phải nhìn thấy rằng không có bất cứ con đường nào khác để yên nghỉ và bình an ngoài sự thuận phục Đấng Christ. Ngài đã đến để kêu gọi con người  ra khỏi “tình trạng môn đồ ” trước đây của họ để thành một môn đồ đúng nghĩa của Ngài.

Luật pháp được ban cho bởi Môi-se (Giăng 1:17). Người Israel đã thuận phục luật pháp, họ trở nên môn đồ của luật hay môn đồ của người ban luật, vì vậy họ tự nhận là môn đồ của Môi-se. Sự thật này được xác nhận trong Giăng 9:28, khi trả lời sự làm chứng của người mù bẩm sinh, các lãnh đạo dân sự nói, “ngươi là môn đồ của người ấy, nhưng chúng ta là môn đồ của Môi-se.” Những người này thừa nhận họ bị ràng buộc với luật pháp Môi-se, và họ tự xem mình là môn đồ của luật pháp. Họ trở nên môn đồ của luật pháp hay môn đồ của Môi-se bởi sự thuận phục uy quyền của Môi-se và luật pháp Môi-se.

Người Pha-ri-si đã nghĩ ra một học thuyết trong đó họ hệ thống hóa luật Môi-se thành 365 điều cấm và 250 mạng lệnh. Họ yêu cầu tuyển dân bước theo chúng và thuận phục những sự diễn giải luật pháp của họ. Bởi vì người Pha-ri-si xem chính họ như là những người giải thích của luật pháp, họ tự phong cho mình một vị trí đầy uy quyền trong tuyển dân. Trong Ma-thi-ơ 23:2, Đấng Christ đã chỉ ra rằng các thầy thông giáo và người Pha-ri-si là những người “ngồi trên ghế của Môi-se.” Trong vị trí là người phân giải và thầy dạy của luật pháp, họ yêu cầu tất cả tuyển dân thuận phục Môi-se cũng phải thuận phục họ. Họ yêu cầu dân sự qua hành động thuận phục trở nên môn đồ của họ. Vì lẽ này nhiều người Israel thừa nhận họ không chỉ là môn đồ của Môi-se nhưng cũng là môn đồ của người Pha-ri-si. Điều này cũng được tìm thấy trong Mác 2:18, Đấng Christ bị tra hỏi, “Vả, môn đồ của Giăng và người Pha-ri-si đều kiêng ăn. Có người đến thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Bởi cớ nào môn đồ của Giăng và môn đồ của người Pha-ri-si đều kiêng ăn, còn môn đồ của thầy không kiêng ăn?” Câu Kinh Thánh này chỉ cho chúng ta rằng những ai thuận phục chính họ cho người Pha-ri-si thì trở nên môn đồ của người Pha-ri-si. Họ trở nên môn đồ của người Pha-ri-si bằng hành động tình nguyện thuận phục sự cai trị của người Pha-ri-si.

images

Khi luật pháp được đặt lên con người, luật pháp không mang đến tự do. Luật pháp mang đến ách nô lệ và sự áp bức. Thay vì được giải phóng, luật pháp mang đến cảm nhận của tội lỗi và thất bại. Các lãnh đạo người Pha-ri-si không nỗ lực và cũng không có khả năng để đem đến tự do và giải phóng cho những môn đồ của họ. Giáo lý của người Pha-ri-si dựa theo Ma-thi-ơ 23:4 là buộc những gánh nặng khó chịu cho người khác phải mang lấy. Chúa Jesus miêu tả những người Pha-ri-si, “Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu để trên vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào.” Chúa Jesus nhìn vào tuyển dân, Ngài thấy nhiều người trở nên môn đồ của Môi-se và môn đồ của người Pha-ri-si bởi việc tình nguyện thuận phục uy quyền của họ. Ngài đã thấy một dân tộc đang ở dưới một gánh nặng lớn khó chịu phải mang, một gánh nặng mà người Pha-ri-si bất lực không nâng lên được. Chúa Jesus đã đến và mời gọi: “Hãy đến cùng ta… và ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Những ai ở dưới luật pháp của Môi-se thì được xem là mang ách chung với Môi-se. Những ai đang ở dưới uy quyền của người Pha-ri-si thì coi như bị mang ách với người Pha-ri-si. Điều này được minh chứng khi chúng ta đọc Công vụ 15. Ở đây có một câu hỏi về người ngoại bang được cứu có buộc phải làm phép cắt bì hay không. Đó là một cách hỏi khác rằng tín đồ trong thời Tân Ước sẽ phải thuận phục uy quyền của hội thánh hay phải mang ách luật pháp Môi-se? Chúng ta đọc trong câu 7, “Hỡi anh em, hãy biết rằng từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời đã chọn tôi trong các anh em, để cho người ngoại được nghe tin lành bởi miệng tôi và tin theo. Đức Chúa Trời là Đấng biết lòng người, đã làm chứng cho người ngoại, mà ban Đức Thánh Linh cho họ cũng như cho chúng ta; Ngài chẳng phân biệt chúng ta với người ngoại đâu, vì đã lấy đức tin khiến cho lòng họ tinh sạch. Vậy bây giờ, cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời, gán cho môn đồ một cái ách mà tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chưa từng mang nổi?” Chú ý trong câu 10. Khi họ suy xét về người ngoại bang được cứu phải tuân thủ luật pháp Môi-se, Phi-e-rơ nói điều đó sẽ gán một cái ách trên các môn đồ mới người ngoại bang mà tuyển dân Israel hoặc tổ phụ cũng không thể mang nổi.

Trong Ma-thi-ơ 11:29 Đấng Christ đang nói về cái ách mà Ngài sẽ giải phóng con người ra khỏi, Ngài đang nói về ách của luật pháp, cái ách của giáo điều Pha-ri-si là một gánh nặng quá lớn cho dân sự. Đấng Christ đến để những ai bị rủa sả dưới ách luật pháp được giải phóng. Họ được tự do, yên nghỉ. Chú ý sự kêu gọi của Chúa chúng ta trong Ma-thi-ơ 11:28 khi Ngài phán với đoàn dân đông, “Hãy đến cùng ta.” Môi-se đã ban luật pháp cho con cái Israel tại núi Si-nai. Trong Xuất Ai-cập Ký 19:8 dân Israel đồng lòng nói, “Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn.” Họ tình nguyện thuận phục họ cho luật pháp và mang ách luật pháp. Cũng vậy, người Pha-ri-si áp đặt uy quyền trên tuyển dân Israel và dân sự tình nguyện thuận phục uy quyền của họ. Tuyển dân đã bị cột chung với người Pha-ri-si khi họ thuận phục uy quyền này. Bây giờ Chúa Jesus đến và phán với những người đang lao khổ và gánh nặng: “Hãy đến cùng ta.”

 

(Còn nữa)

Translated by Huong Linh

 

Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/03/25/mon-do-dung-nghia/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn