Thứ Bảy , 27 Tháng Tư 2024
Home / Tổng hợp / Rượu Mới, Bầu Mới

Rượu Mới, Bầu Mới

RƯỢU MỚI, BẦU MỚI

STEPHEN HUỆ NGUYỄN

Ý niệm rượu mới do các Tiên Tri người Do Thái đã nghĩ tới khi nhắc đến một sự kiện mới, một tinh thần mới, một ý thức mới, một người mới có tính cách mạng, phấn hưng và phát triển.

Nhân dịp năm mới, với thời kỳ mới, tinh thần mới trong đời sống mới, tôi thân ái kính mời bạn đọc hãy cùng tôi suy nghĩ đến một thế hệ rượu mới mà Kinh Thánh có nói đến một cách mới mẽ, tươi vui, đẹp đẽ nhưng đã bị nhiều người lãng quên. Chính tôi cũng đã lãng quên chuyện say rượu mới từ lâu và nay Chúa Trời nhắc nhở tôi say rượu mới khi tôi tiếp tục việc học hỏi, nghiên cứu Lời của Chúa. Tôi đang hằng ngày tham gia công việc Chúa giao.

Ý NGHĨA RƯỢU MỚI

Cho đến hôm nay nhiều người trên thế giới (trong đó người Việt) vẫn vui say với rượu cũ và luôn luôn nghĩ đến lời truyền tụng “rượu cũ ngon hơn.” Chúa Cứu Thế Jesus đã nhắc đến rượu cũ rượu mới, bầu cũ bầu mới. “Ngài lại lấy thí dụ mà phán cùng họ rằng: Không ai xé một miếng áo mới mà vá áo cũ. Nếu vậy, áo mới phải rách, và miếng giẻ mới cũng không xứng với áo cũ. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy, rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn.” Lu-ca 5:36-39Tôi nghĩ Chúa Jesus đang nói đến Do Thái Giáo và Cơ-đốc Giáo trong thời của Ngài. Còn ngày nay Chúa Jesus đang nói đến Giáo Phái và Nước Trời. Người Do Thái đã truyền tụng về rượu mới. Châm ngôn 3:10. “Vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật, Và những thùng của con sẽ tràn rượu mới.”Giô-ên 2:24. “Những sân sẽ đầy lúa mì, những thùng tràn rượu mới và dầu.”Tôi nghe người xưa nói đến những cái mới. Như “đổi mới”, giao ước mới, vở đất mới, bài ca mới, trời mới đất mới, tràn rượu mới, điều răn mới…Kinh Thánh Tân Ước nói đến người mới như thế hệ mới. (New wine generation).Ga-la-ti 6: 15, “Vì điều yếu cần chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới.”Ê-phê-sô 4:23, 24… vì anh em đã nghe đạo Ngài, và được dạy dỗ trong Ngài (y theo lẽ thật trong Đức Chúa Jêsus) rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.Tít 3:5, Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta…Cô-lô-se 3:10, Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó, mà mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn.Trong lịch sử Hội Thánh khi Chúa Thánh Linh giáng xuống trên các tín hữu đầu tiên, bầu không khí đổi mới, hân hoan, phấn hưng, phát triển bộc phát lan tràn, và lạ lùng mới mẽ đến nỗi những người chứng kiến thốt lên, “Họ say rượu mới.”Lần đầu khi đọc đến câu nầy, tôi nghĩ rằng dân chúng đã nhận xét đúng khi họ nói, “Những người nầy mới say rượu.” Rồi nghe lời giải thích của các Sứ Đồ: “Bây giờ mới 9 giờ sáng. Ai lại say rượu lúc 9 giờ sáng?”Đến đây khi đọc lại tôi đã hiểu đúng khi Kinh Thánh nhắc đến rượu mới. “They are full of new wine.” Đây là thứ rượu mới, không phải thứ rượu cũ. Là Tân Ước, không phải Cựu Ước. Là người mới, không phải người cũ. Là hy vọng mới không phải hy vọng cũ. Là thời kỳ ân điển, không phải thời kỳ luật pháp. Là thời đại của Con Trời, không phải thời đại của Môi-se. Là nước Trời chứ không phải là giáo phái, tôn giáo.

Tôi ngạc nhiên về việc mới của Chúa Thánh Linh đã làm và đang làm. Hãy cùng tôi xem lại Công Vụ chương 2. Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói. 5 Vả, bấy giờ có người Giu-đa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ đến, ở tại thành Giê-ru-sa-lem. 6 Lúc tiếng ấy vang ra, dân chúng chạy đến, ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình. 7 Chúng đều sợ hãi và lấy làm lạ mà rằng: Hết thảy người nói đó, há chẳng phải là người Ga-li-lê sao? 8 Vậy thì, sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ? 9 Nào người Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, kẻ ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê,Cáp-ba-đốc, Bông, A-si, 10 Phi-ri-gi, Bam-phi-ly, Ê-díp-tô, đất Li-by gần Sy-ren, nào kẻ từ Rô-ma đến, 11 cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời. 12 Ai ai đều sợ hãi, không biết nghĩ làm sao, bèn nói với nhau rằng: Việc nầy là nghĩa làm sao? Nhưng có kẻ lại nhạo báng rằng: Họ đang say rượu mới!

CÁI NHÌN MỚI CỦA TÔI

Người tin Chúa, theo Chúa và hầu việc Chúa, ai nấy đều khao khát được đầy dẫy Thánh Linh, bước đi theo Thánh Linh. Nhưng người ngoài đời, dân chúng ngoài xã hội đang theo dõi, quan sát, phê bình. Họ nghĩ đến hình ảnh của người đang đầy dẫy Chúa Thánh Linh như thế nào? 1. Ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình.2. Vậy thì, sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ?3. Chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Chúa Trời.Tôi nghĩ người đang say rượu mới sẽ nói tiếng nói của Chúa dạy, người ngoại quốc có thể nghe và hiểu tiếng nói thật của chúng ta. Tôi nghĩ ở Việt Nam, cho đến nay, 90% người Việt vẫn chưa nghe tiếng Chúa. Hầu hết người Việt đều không tin Chúa đang dùng các môn đồ nói ra những việc cao trọng của Chúa Trời. Đa số người Việt chỉ thấy giáo phái, giáo hội, tôn giáo chứ chưa thấy Nước Trời. Họ chỉ thấy pho tượng hữu hình giáo hội vẽ ra chứ không thấy hình ảnh vô hình tối thượng của Đấng Tối Cao. Họ chỉ thấy Membership (Hội Viên) chứ chưa thấy Citizenship (Công Dân). Người say rượu cũ chỉ thấy quyền lợi của hội viên thế gian, người say rượu mới thấy quyền công dân của Vương Quốc Chúa Trời. Người hội viên không biết chắc tương lai. Người công dân biết rõ tương lai. Người tôn giáo thế tục chỉ có hy vọng đời nầy, người công dân Thiên Quốc biết chắc hướng đi lên của cả gia đình, tràn đầy hy vọng tương lai. Tôi đang say rượu mới Thánh Linh. Tôi đang vui mừng vì những bông trái Thánh Linh. Tôi đang sử dụng tất cả các ân tứ Thánh Linh. Trong những ân tứ Chúa Thánh Linh, tôi thấy giá trị của đức tính ham học, ham đọc, ham viết. Tôi thấy những gia đình được cứu, được phước và được thưởng. Tôi gốc là người Việt Nam tha hương, tôi muốn được Chúa Trời dùng để cứu người quê hương. Bạn đang say rượu cũ xác thịt hay đang vui say rượu mới của Chúa Thánh Linh? Hãy cùng tôi viết tiếp bài nầy khi bạn đã hiểu thế nào là rượu cũ và rượu mới!

Stephen Hue Nguyen

CHUYỆN RƯỢU MỚI…BÌNH MỚI

Mục Sư GS Nguyễn Đình Liễu

Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 9: 15-17; Mác 7: 8, 9; Giăng 2: 1-11; Công Vụ 2: 12, 13; II Cô-rinh-tô 3:17

Phép lạ đầu tiên trong chức vụ của Chúa Giê-su trên đất là phép lạ hóa nước thành rượu trongmột tiệc cưới được Sứ Đồ Giăng ghi lại trong Giăng chương 2, từ câu 1 đến câu 11.Hóa nước thành rượu là một trong những phép lạ độc đáo mà Chúa Giê-su đã làm trong chức vụcủa Ngài. Phép lạ đó đã đem lại niềm vui mừng khôn xiết cho gia chủ, nhất là cho chàng rể.Phép lạ đó cũng làm cho gia chủ và chàng rể trở nên…nổi tiếng vì đã để lại rượu ngon đến saucùng để đãi khách. Gia chủ nầy thật là có phước vì đám cưới của con mình lại có sự hiện diệncủa vị khách đặc biệt nhất, đó là Chúa Giê-su!Thật đúng là không có ai giống như Chúa Giê-su! Ngài hiện diện ở đâu thì đem lại phước hạnhtuyệt vời cho người ta ở đó.Còn nhớ khi các môn đồ của Giăng Báp-tít đến hỏi Chúa Giê-su tại sao họ kiêng ăn còn môn đồ của Ngài thì không? Đức Chúa Giê-su đáp: “Trong khi chàng rể còn ở với bạn hữu đến mừngcưới, thì những bạn hữu đó có thể nào buồn rầu được ư? Nhưng đến ngày nào chàng rể sẽ bịđem đi khỏi họ, thì họ mới kiêng ăn. Không có ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ, vì nếu làm vậy,miếng nỉ mới sẽ chằng rách áo cũ, và đàng rách trở nên xấu hơn. Cũng không có ai đổ rượu mớivào bầu da cũ, nếu làm vậy thì bầu nứt, rượu chảy ra, và bầu phải hư, song ai nấy đổ rượu mớivào bầu da mới, thì giữ được cả hai bề” (Sách Ma-thi-ơ, chương 9, câu 15-17).

Cần biết rằng, Chúa Giê-su không lên án sự kiêng ăn, vì chính Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngàyrồi sau đó chịu ma quỷ cám dỗ trong đồng vắng, và Ngài đã chiến thắng cách vẻ vang.Ở đây, Chúa Giê-su lên án sự kiêng ăn hình thức bên ngoài của ngườiPha-ri-si chỉ nhằm để khoe khoang mà thôi. Ngài lên án việc giữ luật pháp cách câu nệ bằng văn tự, chứ không phải tinh thần của nó, vì “chữ làm cho chết, nhưng Thánh Linh làm cho sống” (Sách Cô-rinh-tô thứ nhì, chương 3, câu 6). Kiêng ăn cũng phải đúng thời điểm và có thời điểm của nó, chứ không phải lúc nào cũng kiêng ăn để chung tỏ mình là…thiêng liêng, thuộc linh hơn người khác.Hình ảnh một Chàng Rể mà Chúa Giê-su nói đến đó là chính Ngài, Ngài đến để ban cho ngườitin Ngài niềm vui thiên thượng tuyệt vời. Cho nên, cuộc đời của các tín nhân phải là một cuộcđời vui mừng như một người đang ở trong tiệc cưới chớ không phải cuộc đời buồn bã, tang chế.Hình ảnh tấm vải mới cho chúng ta biết rằng, Ngài đến để ban cho chúng ta một tâm linh tươimới, trọn lành, chứ Ngài không đến để “chắp vá lại cuộc đời rách nát của chúng ta”.

Hình ảnhrượu mới nói đến một lối sống mới đầy hứng khởi mà Chúa ban cho chúng ta, như rượu mới làm hứng chí loài người. Rượu mới cũng chính là hình ảnh về Đức Thánh Linh bước vào trong cuộcđời chúng ta khi chúng ta tin nhận Chúa Giê-su, và thay đổi hoàn toàn cuộc đời cũ của chúng ta.

Bầu da cũ tượng trưng cho Do-thái giáo của người Giu-đa sẽ không thể nào chịu đựng nổi khi đổrượu mới là Tin Lành của Chúa Giê-su vào. Nó sẽ bị nứt, bị rách liền.Chúa không đến để sửa đổi, bổ túc, hay chắp vá Do-thái giáo, như đem vải mới vá vào quần áocũ. Trái lại, Chúa Giê-su là một nhà cách mạng vĩ đại, Ngài đem đến một phương cách cứu rỗi mới hoàn toàn. Tin Lành của Chúa Giê-su không phải là luật pháp, nhưng là ân điển: “Vì luậtpháp đã ban cho bởi Môi-se, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Giê-su Christ mà đến” (SáchGiăng, chương 1, câu 17).

Chúa Giê-su không phải là một phương tiện để con người nhờ đó mà đến với Ðức Chúa Trời, nhưng Ngài chính là Cứu Cánh cho con người tội lỗi chúng ta như KinhThánh đã khẳng định: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác (ngoài Chúa Cứu Thế Giê-su);vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà đượccứu” (Sách Công Vụ Các Sứ Đồ, chương 4, câu 12).

Tin Lành không phải là một tổ chức tôn giáo với những nghi lễ lỗi thời, nhưng là sự liên hệ sống động với chính Đức Chúa Giê-su.Chúa Giê-su biết rõ Tin Lành mà Ngài mang đến cho con người là điều hoàn toàn mới mẻ, kháchẳn với những sự dạy dỗ một cách văn tự, máy móc của các Thầy Thông Giáo và người Pha-ri-si. Chúa đã dùng hai hình ảnh miếng vải mới vá vào chiếc áo cũ, và rượu mới với bầu da cũ đểcắt nghĩa cho người ta hiểu được Tin Lành độc đáo đến từ Trời.Miếng vải mới chưa giặt, thì khi giặt thì nó sẽ bị co lại. Nếu đem vá vào chiếc áo cũ, thì sự co lạicủa miếng vải mới sẽ làm bung chỗ áo bị vá, chỗ rách lại càng to hơn và xấu hơn. Chẳng khác nào Tin Lành sẽ phải tách hẳn ra khỏi Do-thái giáo, chứ không thể nào vá vào Do-thái giáo được.Cái áo cũ của Do-thái giáo thì không thể đổi mới, hay sửa lại, mà cần phải được thay thế bằngTin Lành của Chúa Giê-su. Ban đầu, Hội Thánh của Chúa vẫn là một phần của Do-thái giáo. Sauđó, khi Hội Thánh An-ti-ốt được mở ra, thì Cơ-đốc giáo đã hoàn toàn tách khỏi Do-thái giáo.Vào thời Trung cổ, khi Giáo Hội đi lệch quá xa lời Chúa, Đức Chúa Trời đã dùng Martin Lutherđứng lên can đảm làm cuộc cải chánh Giáo Hội, để đưa Hội Thánh trở về lại con đường đúng vớiKinh Thánh, vì không thể nào vá hết những chỗ rách nát của Giáo Hội lúc bấy giờ.Tương tự như thế, thời Chúa Giê-su, người ta giữ rượu nho trong các bầu bằng da thú. Khi da còn mới thì còn độ co giãn, nhưng lúc cũ đi thì không còn nữa, nên dễ nứt. Rượu mới thì còn độlên men, sẽ dễ làm căng bầu da. Bầu da mới sẽ co giãn mới có thể giữ được rượu mới đổ vào,còn bầu da cũ mà đổ rượu mới vào, sẽ bị nứt ngay, mất cả rượu, hỏng luôn cả bầu da.Rượu mới chính là quyền năng biến đổi của Tin Lành. Chúa Giê-su là Đấng chiến thắng, khi TinLành của Ngài đến đâu thì có quyền phép phá bỏ những cái cũ, và tạo nên cái mới đến đó.Qua câu chuyện của Chúa Giê-su dạy về rượu mới, bầu mới, chúng ta cần xin Chúa cho mỗichúng ta nhận biết được bài học sâu xa và giá trị việc đổi mới trong đời sống theo Chúa của mỗichúng ta.

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần đầu nhứt, khi Đức Thánh Linh được ban xuống cho các môn đồ, mởmiệng họ và họ khởi sự nói các thứ tiếng của ít nhất mười bốn dân tộc khác nhau đang có mặt tạiThủ Đô Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ, khiến các dân tộc đó ngạc nhiên đến sợ hãi, không hiểu thấuđược… chuyện kỳ diệu ấy, nên có người đã nhạo báng: “Ai ai đều sợ hãi, không biết nghĩ làmsao, bèn nói với nhau rằng: Việc nầy là nghĩa làm sao? Nhưng có kẻ lại nhạo báng rằng: Họ sayrượu mới.” (Sách Công Vụ Các Sứ Đồ, chương 2, câu 12, 13).Rượu mới mà người ta nhạo báng đó chính là Đức Thánh Linh. Các môn đồ của Chúa Giê-suđã…say rượu mới thật sự (tức say trong Thánh Linh của Đức Chúa Trời).

Chính Đức Thánh Linh đã bước vào trong đời sống của họ và ban cho họ khả năng nói các thứtiếng ngoại quốc của ít nhất mười bốn dân tộc có mặt trong buổi Lễ Ngũ Tuần đầu nhứt tuyệtdiệu năm xưa, những ngôn ngữ mà trước đó họ chưa từng học bao giờ.Đức Thánh Linh có thể làm được những điều mới mẻ tuyệt diệu cho người tin Chúa Giê-su vàsẵn lòng để Đức Thánh Linh làm việc.…Trở lại với câu chuyện Chúa hóa nước thành rượu vừa nêu ở trên.Kinh Thánh dạy thế nào về việc uống rượu?Có thể nói rằng, Kinh Thánh có khá nhiều chỗ…ủng hộ cho việc uống rượu, nhưng không ủng hộ việc say sưa luông tuồng! Kinh Thánh cho biết rượu là một món quà Chúa ban cho con người: “Rượu nho là vật khiến hứng chí loài người” (Sách Thi-thiên, chương 104, câu 15). Rượu nho là một dấu hiệu về sự chúc phước của Chúa dành cho người có lòng dâng hiến: “Hãy lấy tài vật và huê lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Đức Giê-hô-va. Vậy, các vựa lẫm con và những thùng của con sẽ tràn rượu mới” (Sách Châm Ngôn, chương 3, câu 9, 10).

Rượu cũng là một thành phần trong của lễ dâng hiến cho Đức Giê-hô-va:“Ngươi phải dâng lễ quán bằng rượu nho cho Đức Giê-hô-va trong nơi thánh” (Sách Dân SốKý, chương 28, câu 7).Chúa Giê-su đã thực hiện phép lạ đầu tiên rất độc đáo là hóa nước thành rượu. Tôi tin rằng Chúa Giê-su và các môn đồ Ngài cũng đã ăn và uống cùng với các thực khách có mặt trong tiệc cưới hôm đó. Hy vọng rằng, nhiều người cũng sẽ có cùng niềm tin như tôi. Và hy vọng rằng, sẽ khôngcó ai…ném đá tôi về niềm tin có cơ sở ấy. Chẳng lẽ, Chúa hóa nước thành rượu mà Ngài lại không uống sao? Chúa Giê-su không bao giờ là mỵ dân cả! Tôi cũng tin rằng, Ngài không bao giờ say sưa, luông tuồng, vì Ngài luôn biết tiết độ, tự chủ.

Tôi hy vọng rằng, nhiều người cũng cóniềm tin như vậy.Tuy rượu được nhắc tới trong Kinh Thánh nhiều lần, nhưng say sưa, buông tuồng là điều khôngđược chấp nhận: “Đừng say rượu, vì rượu xui cho buông tuồng, nhưng phải đầy dẫy ThánhLinh” (Sách Ê-phê-sô, chương 5, câu 18).Theo sách Thi-thiên, chương 104, câu 15, thì rượu đem lại sự hứng chí, thỏa thích cho con người. Chúa Giê-su hóa nước thành rượu đem lại sự phấn khích, hứng chí vô cùng cho gia chủvà chàng rể.Từ câu chuyện hóa nước thành rượu thú vị nầy, chúng ta có thể thấy một trong những đặc điểmquan trọng nhất của Cơ đốc giáo chân thật là sự vui vẻ, lòng vui mừng.

Nhân nói chuyện…bình mới…rượu mới, chúng ta suy gẫm một chút về việc tuân giữ nhữngtruyền thống giáo điều do Giáo Hội đặt ra, chứ không đến từ Lời Chúa.Chúa Giê-su đã lên án rất mạnh mẽ người Pha-ri-si và Thầy Thông Giáo về việc xem truyềnthống của loài người là trọng hơn Lời Đức Chúa Trời: “Các ngươi bỏ điều răn của Đức ChúaTrời, mà giữ lời truyền khẩu của loài người. Ngài cũng phán cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳnđiều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình” (Sách Mác, chương 7,câu 8, 9).Chúng ta rất dễ bị để cho những truyền thống, những giáo điều của Giáo Hội “nhốt” chúng tatrong bốn bức tường của nó, đến nỗi chúng ta không còn thèm khát được đổi mới nữa để có thểsống một đời sống mỗi ngày càng đẹp lòng Chúa hơn.Có những truyền thống nào trong đời sống theo Chúa của bạn hay Giáo Hội của bạn đi ngược lại với Kinh Thánh không?

Chính những truyền thống phi Kinh Thánh đó sẽ làm cho cuộc đời theoChúa của bạn mất hết sức sống mới và niềm vui mới trong rượu mới của Đức Thánh Linh.Để có thể say trong rượu mới của Đức Thánh Linh thì không có cách nào khác là hãy ra khỏi,hãy đoạn tuyệt những truyền thống “chết người” ấy, thì bạn sẽ được đầy tràn rượu mới vuimừng, phấn khởi, thỏa thích của Đức Thánh Linh ban cho.Kinh Thánh cho biết: “Vả, Chúa tức là Thánh Linh, Thánh Linh của Chúa ở đâu, thì sự tự docũng ở đó” (Sách Cô-rinh-tô thứ nhì, chương 3, câu 17).

Những truyền thống phi Kinh Thánh sẽ…giết chết sự tự do hành động của Đức Thánh Linhtrong đời sống theo Chúa của chúng ta.Bạn và tôi rất cần phải mạnh dạn “bước theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốncủa xác thịt” (Sách Ga-la-ti, chương 5, câu 16), của những truyền thống phi Kinh Thánh.

Chúng ta rất cần phải biết sống đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng việc say rượu mới của Thánh LinhĐức Chúa Trời hơn là sợ làm mất lòng con người khi cứ khư khư ôm giữ những truyền thống phiKinh Thánh.Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ cho chúng con để sẵn lòng say rượu mới của Thánh LinhNgài, hầu cho đời sống theo Chúa của chúng con sẽ được kết quả cho Chúa từ nay cho đến ngàychúng con được gặp Ngài trong tương lai. A-men!

California, Viết Nhân Mùa Phục Sinh 2024!

Mục Sư Nguyễn Đình Liễu

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn