Thứ Năm , 28 Tháng Ba 2024
Home / THẦY ƠI / Chú Tâm Đến Linh Hồn

Chú Tâm Đến Linh Hồn

  1. Đức Chúa Trời Chấp Thuận Công Nghệ Nhân Bản Vô Tính Con Người? 

Thuật ngữ “nhân bản vô tính” có thể hiểu đại ý là nhân giống không qua thụ tinh theo cách tự nhiên. Vật hiến gen không cần quan tâm đến giới tính, và chỉ cần gen từ một cá thể duy nhất là quá trình nhân bản cũng có thể được tiến hành.

Điều khiến quá trình này trở nên quyến rũ một số người chính là khả năng tạo ra hai sinh vật với bộ ADN giống y hệt nhau là điều không thể xảy ra ở sinh sản hữu tính.

Sự tiến bộ của khoa học và khả năng hiểu biết về cơ thể người đã mở ra một cánh cửa cho công nghệ nhân bản vô tính con người. Sự thật là kỹ thuật nhân bản làm cho nhiều người sợ hãi. Hầu hết các cuộc khảo sát cho thấy đa số mọi người không chỉ chống lại kỹ thuật nhân bản vô tính mà còn tin rằng việc đó là sai về mặt đạo đức. Tuy nhiên, có vẻ như hầu hết các chính trị gia, các nhà nghiên cứu và các học giả đang chiến đấu để tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu về công nghệ nhân bản vô tính con người.

Nhưng đây có phải là điều đúng đắn để làm? Đức Chúa Trời có chấp thuận cho phép con người làm xáo trộn qui luật tự nhiên của ĐấngTạo Hóa?

Để trả lời câu hỏi này, điều cần thiết là nhìn thấy sự khác biệt đáng kể giữa quan điểm Do thái – Cơ-đốc giáo và quan điểm nhân văn thế tục về các vấn đề sự sống và chết. Chúng ta nhìn vào sự so sánh sau đây:

Quan điểm Do Thái – Cơ-đốc giáo:                       

 –Có Một Đấng sáng tạo

-Người được tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời

-Đức Chúa Trời là Chúa tể của mọi loài sống

-Sự thiêng liêng của đời sống là chìa khóa

-Kết quả không biện minh cho phương tiện

Quan điểm nhân văn thế tục:

-Không có Đấng sáng tạo

-Người tiến hóa từ loài vật

-Con người là chúa tể trên vạn vật

-Chất lượng của cuộc sống là chìa khóa

-Kết quả biện minh cho phương tiện

Bản so sánh tiếp theo liên quan đến sinh học và y học của hai quan điểm:

Quan điểm Do Thái-Cơ-đốc giáo:         

-Cải thiện đời sống con người

-Hầu Việc Đức Chúa Trời

-Điều chỉnh sự sống con người

-Nuôi dưỡng sự sống

-Hợp tác với thế giới tự nhiên

-Tương hợp với thiên nhiên

Quan điểm nhân văn thế tục:

-Sáng tạo nên đời sống con người

-Chơi đùa với Đức Chúa Trời

-Tạo ra sự sống con người

-Thiết kế và xây dựng sự sống

-Kiểm soát thế giới tự nhiên

-Tìm cách biểu lộ quyền lực trên thế giới tự nhiên

Khi nhìn vào sự khác biệt căn bản giữa hai quan điểm, rõ ràng là các Cơ-đốc Nhân phải phản đối việc sao chép, nhân bản vô tính con người. Chúng ta không nên đùa giỡn, chơi tay đôi với Đức Chúa Trời bằng kiến thức của mình. Chúng ta phải phục vụ Đức Chúa Trời bằng ân tứ và khả năng của chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trách nhiệm để điều chỉnh đời sống theo đúng hướng của Ngài, chứ không phải là sao chép, nhân bản nó.

Một số nguyên tắc “nhân văn” sai lầm cũng cần phải được phơi bày: (1) Những gì đang được thực hiện nên được thực hiện. (2)  Những gì có thể được thực hiện nên được thực hiện. (3) Kết quả biện minh cho phương tiện. (4) Hai điều sai làm thành một điều đúng.

(“Hai sai làm thành một đúng” – Two wrongs make a right, đã được coi là một cách ngụy biện của lỗi liên quan, trong đó một cáo buộc của hành vi sai trái chống lại một cáo buộc tương tự.)

Bốn nguyên tắc trên đây không xác định tiêu chuẩn của điều tốt, cũng như chúng không thể xác định kết quả cuối cùng của việc áp dụng các nguyên tắc trên. Ví dụ với nguyên tắc 4, chúng ta thấy rằng thí nghiệm thai nhi trong ống nghiệm là một điều sai, phá thai cũng là một điều sai. Cộng cả hai điều sai này không thể thành một điều đúng được. Cả hai đều là hành động tội ác, và do đó kết quả của chúng dẫn đến phá hủy cái tốt hơn, đó là sự sống con người. Nói một cách khác, nguyên lý của hiệu ứng kép khẳng định rằng khi một hành động có cả một hậu quả tốt và xấu, chúng ta nên chọn kết quả tốt nhất và sau đó không chịu trách nhiệm cho hành động ác. Một ví dụ tốt minh họa về việc này là cắt cụt chân để cứu mạng sống một người. Bạn có thể không muốn cắt cụt chân của một người, nhưng nó là cần thiết để cứu mạng sống của người đó. Việc cắt cụt chân là hành động nhẫn tâm, nhưng đem lại kết quả tốt vì đã cứu một mạng sống.

Ngược lại, các Cơ-đốc nhân đưa ra các quyết định về sinh học dựa trên các nguyên tắc như: (1) Chủ quyền của Chúa trên sự sống (Phục truyền 32:39; Gióp 1:21). (2) Phẩm cách, địa vị của con người được tạo ra trong hình ảnh của Chúa (Sáng thế ký 1:27; 6:9). (3) Tính chất thiêng liêng của sự sống; và (4) Đạo đức của lối sống. Do đó, kỹ thuật nhân bản con người bị kết án bởi vì nó cố gắng sửa chữa những dị tật của con người với phí tổn là thay đổi sự sống – thay quyền của Đấng Tạo Hóa, phá hủy qui luật tự nhiên về y sinh học trong tiến trình này.

ÁP DỤNG

Con người đầu tiên bước vào trong thế giới theo phương cách này: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng thế ký 2:7). Và Đức Chúa Trời đã đếm số ngày của mỗi người trên đất này. Trong sự đau khổ của mình, Gióp kêu lên, “Nếu các ngày của loài người đã định rồi. Nếu số tháng người ở nơi Chúa. Và Chúa đã định giới hạn cho người, mà người không qua khỏi được.” (Gióp 14:5). Vì vậy con người bị giới hạn trong những gì họ có thể làm và không thể làm. Đức Chúa Trời có quyền tối hậu để ban cho rồi lấy đi sự sống. Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở chúng ta, “chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết, vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả.” (Rô-ma 14:7-8). Từ những phân tích trên đây, chúng ta đã biết câu trả lời cho câu hỏi này.

KINH THÁNH THAM KHẢO

Sáng thế ký 1:27; 2:7; 6:9; Phục truyền 32:39; Gióp 1:21; 14:5; Rô-ma 14:7-8

admin

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn