Thứ Bảy , 20 Tháng Tư 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Tôi Nhóm Online

Tôi Nhóm Online

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ
TÔI VÀO NHÓM ONLINE VỚI MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN Ở GREENVILLE, SC.
Sinh hoạt thờ phượng Chúa không còn giống như xưa nữa. Tất cả các nhà thờ ở Mỹ đều đóng cửa. Một tháng, hai tháng, chưa ai biết. Hội Thánh phải thay đổi cách sinh hoạt. Chúa đã chuẩn bị để các Hội Thánh có thể dùng phương tiện truyền thông qua Facebook, Youtube, Lifestream…
Hoàn cảnh thay đổi nhưng lời Chúa vẫn không thay đổi. Vấn đề là lòng tin chắc của chúng ta nơi chính mình Chúa là Đấng toàn năng toàn ái không thay đổi. Nghe bài giảng tôi biết người giảng có gần Chúa hay không.
Sáng Chúa Nhật 29 tháng 3, 2020, tôi tham dự hai buổi nhóm online, một với Hội Thánh Đức Tin Dallas lúc 10 giờ sáng và sau đó lúc 11 giờ sáng với Hội Thánh Bap-tít Greenville, SC. Tôi thích MS Kiến đã khổ công soạn bài giảng CHÚNG TA CÓ HY VỌNG TRONG CHÚA với nhiều lời hứa rất hợp thời. Kinh Thánh luôn luôn hợp thời với nhu cầu tâm linh của tất cả những người tin và theo Chúa. Tôi nghe lời cầu nguyện khóc lóc của một Dân Biểu Mỹ trên TV trước toàn dân. MS Kiến đã trích dẫn đoạn phim ngắn nầy. Chúa đang làm cho mọi người tỉnh thức.
Tôi Nhận Được Những Bài Học Ngắn Trong Cơn Đại Dịch
Tôi là người có niềm tin mạnh mẽ rằng có một mục đích thuộc linh phía sau mọi việc xảy ra, bất kể chúng ta cho là tốt hay xấu. Khi tôi ngẫm nghĩ về điều này, tôi muốn chia sẻ với quý vị những gì tôi cảm thấy về con Corona Virus hay Covid-19 đem lại cho chúng ta:
1. Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng, bất kể văn hóa, tín ngưỡng, nghề nghiệp, tình trạng tài chính hay danh tiếng như thế nào. Bệnh dịch này đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau. Có lẽ chúng ta cũng nên đối xử với nhau như vậy.
2. Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều liên hệ với nhau, và điều gì ảnh hưởng đến một người thì cũng ảnh hưởng đến người khác. Nó nhắc nhở chúng ta rằng những biên giới giả tạo mà chúng ta đã dựng lên chẳng có giá trị gì đối với con vi-rút này, bởi vì nó chẳng cần sổ thông hành. Nó nhắc nhở chúng ta, bằng cách đàn áp chúng ta một thời gian ngắn, về những người trên thế giới này suốt đời sống dưới sự áp bức.
3. Nó nhắc nhở chúng ta về sức khỏe của chúng ta quý là dường nào, và thể nào chúng ta đã lơ là với nó qua việc ăn uống thực phẩm chế biến thiếu dinh dưỡng và uống nước bị ô nhiễm hết các hóa chất này đến các hóa chất khác. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe mình, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.
4. Nó nhắc nhở chúng ta về sự ngắn ngủi của cuộc đời và điều gì là quan trọng mà mình phải làm; đó là giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là những người già cả hay bệnh tật. Mục đích của chúng ta không phải là mua cuộn giấy vệ sinh.
5. Nó nhắc nhở chúng ta thể nào chúng ta đã trở thành một xã hội coi trọng vật chất và thể nào khi ở vào hoàn cảnh khó khăn chúng ta mới nhớ rằng những điều chính yếu mà chúng ta cần (thức ăn, nước uống, và thuốc men), chứ không phải là những xa xí phẩm mà đôi khi chúng ta cho là có giá trị một cách không cần thiết.
6. Nó nhắc nhở chúng ta thể nào gia đình mình và đời sống trong gia đình mới là quan trọng, và thể nào chúng ta đã bỏ bê điều này. Nó buộc chúng ta phải ở trong nhà mình để chúng ta xây dựng lại gia đình và củng cố đơn vị gia đình mình.
7. Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc thật của chúng ta không phải là công ăn việc làm của mình, tức những gì mình làm, không phải những gì mình được tạo nên để làm. Công việc thật của chúng ta là trông nom lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau, và có ích lợi cho nhau.
8. Nó nhắc nhở chúng ta kiềm chế cái tôi của mình. Nó nhắc nhở chúng ta rằng bất kể chúng ta cho mình là vĩ đại như thế nào hay người khác cho mình là vĩ đại ra sao, thì một con vi-rút cũng có thể khiến cả thế giới này phải khựng lại.
9. Nó nhắc nhở chúng ta rằng quyền tự chọn ở trong tay chúng ta. Chúng ta có thể chọn cộng tác và giúp đỡ nhau, chia sẻ, ban cho, và hỗ trợ nhau hay chúng ta chọn ích kỷ, tích trữ, và chỉ lo cho riêng mình. Thật vậy, khi đối diện với những khó khăn thì bản chất thật của chúng ta mới lộ ra.
10. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể nhẫn nại hay chúng ta có thể hốt hoảng. Chúng ta có thể hiểu rằng tình trạng như thế này đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ và sẽ qua đi, hoặc chúng ta có thể hốt hoảng và thấy rằng đã đến kỳ tận thế, và hậu quả là khiến cho mình bị tổn hại thay vì tốt đẹp.
11. Nó nhắc nhở chúng ta rằng đây có thể là sự kết thúc hay là một bắt đầu mới. Đây có thể là lúc để suy gẫm và nhận biết rằng mình có thể học từ những lầm lỗi của mình, hay là bắt đầu một chu kỳ mới cho đến khi, cuối cùng, chúng ta cũng sẽ học được bài học mà chúng ta cần phải học.
12. Nó nhắc nhở chúng ta rằng trái đất này bị bệnh. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần

phải nhìn lại tốc độ phá rừng, nó cũng cấp bách như chúng ta nhìn những cuộn giấy vệ sinh biến mất khỏi những kệ hàng. Chúng ta bị bệnh vì nhà chúng ta bị bệnh.
13. Nó nhắc nhở chúng ta rằng sau mỗi lần khó khăn, luôn luôn có thời kỳ thư giãn. Cuộc đời cứ theo chu kỳ, và đây chỉ mới là một giai đoạn trong chu kỳ lớn lao này. Chúng ta không cần phải hốt hoảng; bệnh dịch này rồi cũng sẽ qua đi.
14. Trong khi nhiều người thấy con Corona Vi-rút hay Covid-19 này như là một đại họa, thì tôi thà nhìn nó như là một “kẻ điều chỉnh vĩ đại.” Nó được sai đến để nhắc nhở chúng ta về những bài học quan trọng mà dường như chúng ta đã quên, và tùy chúng ta, chúng ta có chịu học những bài học ấy hay không.”
– Trích từ Internet – March 2020.
Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn