Thứ Năm , 28 Tháng Ba 2024
Home / Tổng hợp / TRẢ LẠI CHỨNG CHỈ GIẢNG ĐẠO

TRẢ LẠI CHỨNG CHỈ GIẢNG ĐẠO

TRẢ LẠI CHỨNG CHỈ GIẢNG ĐẠO (1909 – 1911) 

sahdu

“Tôi muốn đi thăm Palestine hơn nơi nào hết trên thế giới” Sundar tâm tình với bạn hữu mình. Năm 1908, Sundar đến Bombay nhưng chính quyền đã từ chối cấp thông hành làm ông thất vọng. Ông trở về với những làng mạc miền Bắc Ấn. Ngồi trên xe lửa, ông trầm ngâm suy tưởng về Chúa Jesus, một người Đông phương như ông và về Tin lành đầu tiên được ban bố tại Ấn độ mà nhiều người vẫn tưởng do các giáo sĩ Tây phương mang đến nhưng thực ra do một sứ đồ Sy ri.

Ông thường nói với các giáo sĩ Tây phương rằng, “chúng ta cung ứng đạo Cứu Rỗi trong một cái ly Tây phương nên bị người Ấn độ từ chối. Nếu chúng ta cung cấp nước sống trong một cái chén Ðông phương, có lẽ dân chúng sẽ dễ dàng nhận biết và vui vẻ chấp nhận hơn”.  Bởi vậy, Sundar ăn mặc như một nhà tu Ấn độ đi giảng đạo Cơ đốc và khuyến khích Hội Thánh địa phương thờ phượng Chúa theo lối sống của người dân địa phương.

Sau vài năm học tại St, John’s Divinity College tại Lahore, Sundar được Giáo Hội Trung Ương Ấn độ cấp phát chứng chỉ giảng đạo tại thủ đô Ấn độ. Ông mong ước được  lưu hành khắp nơi trong nước và Tây Tạng và bày tỏ ý nguyện này với Giám mục Lefroy. Nguyện ước này chẳng bao giờ được đáp ứng nếu ông không chịu thụ phong bởi Giáo hội. Vị Giám mục bảo ông rằng: “Bạn Sundar thân yêu, nến bạn chịu thụ phong tại Giáo hội chúng tôi, bạn không thể du hành khắp nơi trong xứ. Bạn sẽ có một Hội Thánh hay có thể một số Hội thánh để chăm sóc. Bạn chắc chắn phải lưu lại tại một giáo khu mà bạn được thụ phong. Bạn sẽ không được giảng tại Bombay hay Masik hoặc Calcuta hay Maners mà không có giấy phép của Giám mục ở đó.”

“Còn ở Tây Tạng thì sao?” Sundar thắc mắc.

“Tây Tạng không thuộc ai cả nhưng bạn không được rời giáo khu bốn hay năm tháng tại một nơi khí hậu nóng bức như Tây Tạng để mất luôn chính bạn nữa”.

Sundar trả lại chứng chỉ giảng đạo và sẽ không bao giờ có thể thụ phong vì ông chỉ muốn làm một nhà truyền giảng lưu hành, một Sadhu đi đó đây, một truyền giáo tự do, đặc biệt cho Tây Tạng. Trong thời gian tại Ðại học, Sundar rất cảm mến các Mục sư địa phương, đồng thời cũng xác nhận rằng Cơ đốc giáo được tổ chức theo Tây Phương hoàn toàn không phù hợp với Ấn độ.  Bất cứ nơi nào Sundar đến đều nhận được sự vui mừng và tình đoàn kết thân hữu. Và mười năm sau, ông cũng được ân cần tiếp đón trên toàn thế giới như là một cung hiến, một đóng góp duy nhất cho sự sống của Giáo Hội dù rằng ông đã tự chọn theo thiên chức của một Sadhu vì rằng chỉ có con đường này ông mới phục vụ hữu hiệu cho đất nước mà ông yêu mến.

Ðặc biệt trong thời gian này, ông có một ảnh hưởng lớn đối với các sinh viên thần học người Ấn độ và làm quen với những người bạn mới. Một trong những người bạn quan trọng nhất là Susil Rudra là Viện Trưởng của trường Cao Ðẳng St. Stephen tại Delhi và một người nổi tiếng trên thế giớ lúc bấy giờ là C.F. Andrew. Trong những chuyến đi, Sundar thường ghé qua Delhi và xem trường St. Stephen như nhà của mình.  Ông không lớn tuổi hơn các bạn sinh viên khác bao nhiêu vì bấy giờ ông chỉ mới 25 tuổi. Nhưng với những câu chuyện kỳ diệu từ Tây Tạng và vùng biên giới tây bắc ông đã làm cho họ xúc động thích thú. Ảnh hưởng của ông đối với nhóm sinh viên Ấn độ thật sâu đậm và rộng lớn.

Nhiều người lãnh đạo của cộng đồng Cơ đốc giáo sau này đều xuất thân từ nhóm sinh viên Cao Ðẳng St. Stephen. Hễ khi nào có dịp nghỉ hè, họ thích kéo nhau lên vùng Kotgarh để sống chung với người bạn trẻ Sundar. Thỉnh thoảng Susil Rudra viết thư cho Sundar báo nhiều tin tức rất đặc biệt về nhóm sinh viên đã kết ước với nhau, chẳng hạn như:

“Samuel đã bỏ việc trong chính phủ và dâng mình hầu việc Chúa.”

“Amrit Singh đến Kotgarh hôm qua mang một người sắc tộc thiểu số trên lưng. Anh đã tìm thấy người đó nằm trên đường rừng vừa đi khoảng hai dặm, đang rên rỉ vì bịnh dịch. Dĩ nhiên kỳ công đó do sự cố gắng làm cho được nhưng cũng bởi can đảm mà dù có nặng cũng thành nhẹ”.

“Theofilus đã thức trọn ba đêm ngồi bên khu của những người quét đường, chăm sóc một người phu bị dịch tả. Và anh có biết không, Theofilus thường nghĩ về những người bần cùng như những người phu quét đường bên lề xã hội này”.

Những tên tuổi có thể bị thay đổi nhưng những việc xảy ra và nhiều việc khác nữa như thế đều là chuyện thật. Ảnh hưởng bên sau của những câu chuyện này là làm cho chàng thanh niên trẻ tuổi áo vàng vừa mới trở lại quyết định một chuyến du hành mùa hè từ Kalka đến Tây Tạng lần nữa.

 

(Còn nữa)

 

Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/03/22/dem-phuc-am-den-tay-tang/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn