Thứ Sáu , 19 Tháng Tư 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / 5 điểm của thuyết Calvin- TULIP Và Arminius

5 điểm của thuyết Calvin- TULIP Và Arminius

Năm điểm của thuyết Calvin (Calvinism) có thể được tóm tắt bằng chữ TULIP.

T là viết tắt của Total Depravity – sự hư hại hoàn toàn;

U cho Unconditional Election – sự chọn lựa vô điều kiện;

L cho Limited Atonement – sự chuộc tội có giới hạn,

I cho Irresistible Grace – ân điển bất khả kháng (không thể chống lại) được,

và P cho Perseverance of the saints – sự giữ gìn các thánh đồ.

Dưới đây là định nghĩa và phần tham khảo Kinh thánh mà những người theo thuyết Calvin dùng để bảo vệ niềm tin của họ:

1.Hoàn toàn bại hoại (sự hư hại hoàn toàn) – Do sự sa ngã của A-đam, toàn thể nhân loại bị ảnh hưởng; tất cả mọi người đã chết trong sự vi phạm và tội lỗi. Con người không thể tự cứu lấy mình (Sáng thế ký 6:5; Giê-rê-mi 17:9; Rô-ma 3:10-18)

2.Sự chọn lựa vô điều kiện – Bởi vì con người đã chết trong tội lỗi, anh ta không thể bắt đầu một sự đáp lại với Chúa; vì thế, trong quá khứ vĩnh hằng Chúa đã chọn một số người để cứu rỗi. Sự lựa chọn và tiền định là vô điều kiện; chúng không dựa vào sự đáp trả của con người (Rô-ma 8:29-30; 9:11; Ê-phê-sô 1:4-6, 11-12) bởi vì con người không thể nào đáp trả, anh ta cũng chẳng hoài đến.

3.Sự chuộc tội có giới hạn – Bởi vì Đức Chúa Trời quyết định rằng một số người sẽ được cứu rỗi bởi sự chọn lựa vô điều kiện của Ngài, Ngài quyết định rằng Đấng Christ nên chết chỉ cho những người được chọn mà thôi. Tất cả những người mà Đức Chúa Trời đã chọn và những người Đấng Christ đã chết cho sẽ được cứu rỗi (Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 6:37, 39; 10:11; 17:2,9; Công vụ 20:28; Rô-ma 8:32; Ê-phê-sô 5:25).

4.Ân điển bất khả kháng (không thể chống lại được) – Những người được Đức Chúa Trời lựa chọn Ngài thu hút về chính mình qua ân điển không thể chống lại được. Đức Chúa Trời khiến cho con người sẵn lòng đến với Ngài. Khi Chúa kêu gọi, con người đáp lại (Giăng 6:37, 44; 10:16).

5.Sự kiên trì (sự giữ gìn các) của các thánh đồ – Chính những người đã được Chúa lựa chọn và thu hút về chính Ngài qua Đức Thánh Linh sẽ kiên trì trong đức tin. Không ai trong số những người Chúa đã chọn sẽ bị mất đi; họ an toàn vĩnh viễn (Giăng 10:27-29; Rô-ma 8:29-30; Ê-phê-sô 1:3-14; 1 Phi-e-rơ 1:3-5).

Mặc dù tất cả những giáo lý này đều có nền tảng Kinh thánh, nhiều người chối bỏ tất cả, hoặc một vài điểm. Những người tự gọi là “những người Calvin bốn-điểm” chấp nhận Sự hoàn toàn bại hoại, Sự chọn lựa vô điều kiện, Ân điển bất khả kháng (không thể chống lại được), và Sự kiên trì của các thánh đồ là giáo lý theo Kinh thánh. Con người chắc chắn có tội và không có khả năng tin vào Đức Chúa Trời bằng sức của mình. Chúa chọn người chỉ dựa trên ý muốn của Ngài – sự lựa chọn không dựa trên bất kỳ công đức nào của người được chọn. Tất cả những người Chúa đã chọn sẽ đến với đức tin (Giăng 6:37). Tất cả những người thật sự được tái sinh (sinh lại lần nữa) sẽ kiên trì trong đức tin của họ. Còn về Sự chuộc tội có giới hạn, những người theo thuyết Calvin bốn-điểm tin rằng sự chuộc tội là vô giới hạn, cho rằng Chúa Giê-su chết cho tội lỗi của cả thế giới, không chỉ tội lỗi của những người được chọn. “Chính Ngài là tế lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội của chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội của cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:2).

Các câu Kinh thánh khác đối lập với sự chuộc tội có giới hạn là Lu-ca 19:10; Giăng 1:29; 3:16; 1 Ti-mô-thê 2:6; và 2 Phi-e-rơ 2:1.

Tuy nhiên, những người theo thuyết Calvin năm-điểm thấy thuyết Calvin bốn-điểm có vấn đề. Thứ nhất, họ tranh luận, nếu Sự hư hại hoàn toàn là đúng, thì Sự chuộc tội vô giới hạn không thể đúng bởi vì, nếu Chúa Giê-su chết cho tội lỗi của tất cả mọi người, thì liệu việc chết của Ngài có áp dụng đến một người phụ thuộc vào việc người đó có “chấp nhận” Chúa hay không. Nhưng như chúng ta thấy từ mô tả trên về Sự hoàn toàn bại hoại, con người trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn không có khả năng nào để lựa chọn Chúa, anh ta cũng chẳng hoài đến. Bên cạnh đó, nếu Sự chuộc tội vô giới hạn là đúng, thì địa ngục sẽ đầy những người mà Đấng Christ chết cho. Sự đổ máu của Ngài cho họ là vô nghĩa. Đối với những người theo thuyết Calvin năm-điểm, điều này không thể nghĩ đến.

Xin chú ý: bài này chỉ là một tóm tắt ngắn gọn về năm điểm của thuyết Calvin. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin hãy xem thêm tại các trang sau: Sự hoàn toàn bại hoại, Sự lựa chọn vô điều kiện, Sự chuộc tội có giới hạn, Ân điễn bất khả kháng, và Sự kiên trì của các thánh đồ.

English

nguồn: gotquestions.org

Thuyết Arminius là một hệ thống niềm tin cố gắng giải thích mối liên hệ giữa ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời và ý muốn tự do của con người, đặc biệt liên quan đến sự cứu rỗi. Thuyết Arminius được đặt theo tên của Jacob Arminius (1560-1609), một nhà thần học người Hà Lan. Trong khi thuyết Calvin nhấn mạnh ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời, thì thuyết Arminius nhấn mạnh trách nhiệm của con người. Nếu thuyết Arminius được chia thành năm quan điểm tương tự như năm quan điểm của thuyết Calvin, thì dưới đây là năm quan điểm của nó:

(1) Hư hỏng (hư hoại) một phần – con người hư hỏng nhưng vẫn có thể tìm kiếm Chúa. Chúng ta bị sa ngã và ô uế bởi tội lỗi nhưng không đến nỗi chúng ta không thể lựa chọn để đến với Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự cứu rỗi, với sự giúp đỡ của ân điển sẵn có trước đó từ Đức Chúa Trời. Nhận được ân điển như vậy, ý muốn con người sẽ tự do và có năng lực để đầu phục sự ảnh hưởng của Thánh Linh. Ghi chú: nhiều người theo thuyết Arminius phủ nhận quan điểm hư hỏng một phần và giữ một quan điểm rất giống với quan điểm hư hỏng hoàn toàn (hoàn toàn bại hoại) của thuyết Calvin.

(2) Sự chọn lựa có điều kiện – Đức Chúa Trời chỉ “lựa chọn” những ai Ngài biết sẽ chọn để tin. Không ai được xác định trước là vào thiên đàng hay đi địa ngục.

(3) Sự chuộc tội không giới hạn – Chúa Giê-xu đã chết vì tất cả mọi người, ngay cả những người không được chọn và sẽ không tin. Sự chết của Chúa Giê-xu là dành cho toàn nhân loại, và bất kì ai cũng có thể được cứu bởi đức tin nơi Ngài.

(4) Ân điển có thể cưỡng lại – sự kêu gọi của Đức Chúa Trời để được cứu có thể bị chống lại hoặc bị từ chối. Chúng ta có thể cưỡng lại sự thúc đẩy của Đức Chúa Trời đối với sự cứu rỗi nếu chúng ta chọn làm như vậy.

(5) Sự cứu rỗi có điều kiện – Cơ Đốc nhân có thể mất sự cứu rỗi nếu họ chủ động từ chối sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong đời sống của họ. Việc duy trì sự cứu rỗi là cần thiết để Cơ Đốc nhân giữ lại nó. Ghi chú: nhiều người theo thuyết Arminius từ chối “sự cứu rỗi có điều kiện” và thay vào đó là giữ quan điểm “sự đảm bảo đời đời”.

Quan điểm duy nhất của thuyết Arminius mà quan điểm thứ tư của những người theo thuyết Calvin cho rằng thuộc Kinh thánh là quan điểm thứ ba – Sự chuộc tội không giới hạn. I Giăng 2:2 nói rằng, “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”. II Phi-e-rơ 2:1 nói cho chúng ta rằng Chúa Giê-xu còn trả giá cho những giáo sư giả là những người bị kết tội: “Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình”. Sự cứu rỗi của Chúa Giê-xu là dành sẵn cho bất kì ai và tất cả mọi người sẽ đặt niềm tin nơi Ngài. Chúa Giê-xu không chỉ chết cho những người sẽ được cứu.

Quan điểm thứ tư của thuyết Calvin (vị trí chính thức của Got Question Ministries) nhận thấy bốn quan điểm khác của thuyết Arminius là không thuộc Kinh thánh, ở mức độ khác nhau. Rô-ma 3:10-18 tranh luận mạnh mẽ về sự hư hỏng hoàn toàn. Sự lựa chọn có điều kiện, hay sự chọn lựa dựa trên sự biết trước của Đức Chúa Trời về hành động của con người, nhấn mạnh không đúng mức ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:28-30). Ân điển có thể cưỡng lại đánh giá thấp quyền năng và sự quyết định của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi có điều kiện làm cho sự cứu rỗi trở nên như một phần thưởng cho việc làm hơn là món quà của ân điển (Ê-phê-sô 2:8-10). Có nhiều vấn đề với cả hai hệ thống, nhưng thuyết Calvin dựa trên nền tảng Kinh thánh nhiều hơn so với thuyết Arminius. Tuy nhiên, cả hai hệ thống đều không giải thích thỏa đáng mối liên hệ giữa ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời và ý muốn tự do của con người – do thực tế là trí tuệ hữu hạn của con người không thể nhận thức được khái niệm mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể hiểu trọn vẹn.

English

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn