Thứ Tư , 24 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Đức Chúa Trời Không Thể Làm Điều Này

Đức Chúa Trời Không Thể Làm Điều Này

Sau khi tôi nói chuyện tại một buổi hội thảo vào một buổi tối. Một người đàn ông lịch sự đến và nói lời cám ơn.
Tôi hỏi anh ấy:
– Bạn đã nhận biết Đấng Christ chưa?
Glen trả lời:
– Tôi vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm Ngài.
– Hãy cho tôi biết sơ lược về anh?
– Anh ta thở dài:
– Tôi là một kỹ sư. Hiện nay hôn nhân của tôi có vấn đề. Tôi có một số câu hỏi về đức tin.
– Được rồi, cho phép tôi phỏng vấn anh một số câu hỏi để xem anh đang bị cột trói trong vấn đề nào. Anh thừa nhận anh là một tội nhân?
– Vâng.
– Anh có muốn nhận được sự tha thứ cho tất cả tội lỗi của anh?
– Vâng, có.
– Anh có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?
Anh ta lắc đầu: Tôi không biết.
– Nè Glen, nếu anh có sự xác quyết Chúa Jesus đã chết và đã sống lại, anh có muốn tội lỗi anh được tha thứ?
Anh ta nghiêm túc gật đầu.
– Chúng ta sẽ nói về sự sống lại. Đức Chúa Trời bảo đảm những bằng chứng trong lịch sử về thực tế sống lại của Chúa Jesus Christ. Anh có sẵn sàng cầu xin Chúa giúp đỡ, vượt qua sự vô tín của anh?
– Vâng tôi sẵn lòng.
Tôi đặt tay lên vai anh: Chúa sẽ nghe những gì sâu kín trong tấm lòng anh. Hãy thử dâng lên cho Ngài lời cầu nguyện đơn sơ và chờ đợi Ngài hành động.
Chúng tôi cùng cúi đầu xuống. Tôi hướng dẫn anh ấy cầu nguyện bằng cách lập lại lời cầu nguyện sau tôi:
Lạy Chúa, con là người có tội. Con khao khát được Ngài tha thứ tất cả mọi lỗi lầm. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá đền tội cho con. Xin Chúa giúp đỡ để con không còn vô tín. Lạy Cha thiên thượng, xin ban giải pháp trong việc hôn nhân của con. Con muốn dâng nộp cho Ngài đời sống của con. Trong danh Chúa Jesus. Amen.
Glen ngước mắt lên sau khi cầu nguyện. Tôi có thể thấy ánh mắt anh ta lấp lánh niềm vui. Glen khẳng định: Tôi tin tất cả những gì đang diễn ra là sự thật.
Tôi hỏi:
– Nè Glen, bây giờ Chúa Jesus đang ở đâu?
– Ngài đang cư trú trong lòng tôi.
– Vợ anh có ở đây không?
– Vâng có. Tôi sẽ đi gọi cô ấy.
Khi Renee đến, chúng tôi biết cô ấy cũng vừa mới mở lòng tiếp nhận Chúa trong phòng cầu nguyện. Theresa, bé gái 12 tuổi, con của họ đi cùng với mẹ đầm đìa nước mắt. Tôi hỏi Theresa:
– Có việc gì xảy ra với con?
Theresa bắt đầu khóc: Con không biết sắp tới đây con sẽ sống với với bố hay là với mẹ và người chồng mới của mẹ.
Tôi nói:
– Theresa, bác có thể gặp cháu vào ngày mai được không?
Cô gái nhỏ thì thầm:
– Không được bác ơi.
– Bác biết một người có thể an ủi cháu. Cháu đoán xem người đó là ai?
– Chúa Jesus.
– Cháu đã nhận biết Ngài?
– Dạ chưa. Tối nay con đã nghe giảng Phúc Âm. Làm thế nào con có thể tiếp nhận Chúa Jesus?
Lòng tôi tràn ngập niềm vui khi nghe câu hỏi đó. Tôi đưa cả gia đình Glen đến gặp vị mục sư quản nhiệm: Cô bé gái này muốn thiết lập mối quan hệ với Chúa Jesus Christ.
Vị mục sư hướng dẫn Theresa cầu nguyện tiếp nhận Chúa.
Khi bạn thực hành mục vụ chia sẻ đức tin. Bạn không chỉ chia sẻ cho một người, nhưng có thể là cho một gia đình, một ngôi làng, một tiểu bang hay cả một dân tộc. Thế thì bạn có muốn nhận lãnh đặc quyền này? Gia đình Glen đã theo tôi đến với Hội Thánh. Họ cảm ơn tôi. Nhưng tôi là người dâng lên Chúa lòng biết ơn sâu đậm. Vì Chúa đã

ban ân điển và sử dụng tôi trong đường lối Ngài.
Sự lựa chọn
Hiển nhiên chúng ta trông đợi những cơ hội để trình bày Phúc Âm với mọi người. Tuy nhiên chúng ta sẽ trở nên tắc trách nếu chúng ta không cho thân hữu có sự lựa chọn: tiếp nhận sự sống hay sự chết. Linda, người cùng viết quyển sách này với tôi đã trải nghiệm câu chuyện sau đây tại một con đê biển nhộn nhịp ở Galveston, Texas khi chị ấy còn là một thiếu niên. Chị ấy nói:
Vào năm 16 tuổi, tôi chuẩn bị chia sẻ đức tin cho một nhóm bạn thanh niên trên một con đê biển. Tôi đã rất hồi họp. Nhưng sự căng thẳng của tôi đã nhanh chóng lắng xuống khi tôi nhìn xem những cơn sóng cuộn tròn uốn lượn bên dưới đê và bầu trời xanh ngắt trên đầu. Tôi bước tới một quày hàng bán vỏ sò lưu niệm và phân phát các sách truyền đạo đơn. Stephanie, bạn cùng làm việc và tôi tình cờ khám phá cũng có 2 thiếu niên nữa đi phát sách giống như chúng tôi đang ẩn nấp như trốn tránh một ai đó. Tôi hỏi: Có vấn đề gì vậy?
Carol cố gắng kiềm chế những giọt nước mắt: Chúng tôi đang phân phát các sách truyền đạo đơn thì chạm trán với một người đàn ông. Ông ta đưa ra một câu hỏi và chúng tôi không thể trả lời được.
– Ông ta hỏi gì? Tôi nói.
– Ông ta muốn biết Đức Chúa Trời có thực sự rất vĩ đại hay không, khi Ngài làm nên những bức tường vững chắc mà ngay cả Ngài cũng không thể phá vỡ được. Khi đó ông ta muốn hiểu tại sao Chúa không thể phá vỡ bức tường nếu như Ngài có khả năng làm được mọi sự?
Ồ, Muốn cho khí cầu rớt xuống phải chọc thủng nó. Tôi phải đối phó với câu hỏi hóm hỉnh vô nghĩa này. Tôi tự hỏi đây là một câu hỏi mưu mẹo hay là niềm tin của tôi có chỗ rạn nứt.
Một câu Kinh Thánh chợt đến trong tâm trí tôi: Hỡi các người tìm cầu Đức Chúa Trời, nguyện lòng các ngươi được sống. (Thi thiên 69:32)
– Tôi có câu trả lời, Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên bức tường như thế. Nó chính là tấm lòng con người. Mặc dù Chúa có khả năng làm được mọi sự. Ngài không bao giờ chọc thủng bức tường. Ngài chỉ bước vào tấm lòng con người khi Ngài được mời.
Đức Chúa Trời rất lịch sự. Ngài không bao giờ ép buộc chúng ta yêu Ngài hay phục vụ Ngài. Giô-suê đã khám phá điều này. Trước Chúa giáng sinh 14 thế kỷ ông được Chúa kêu gọi dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh tiến chiếm miền đất hứa mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Sau đó ông tập hợp các chi phái trước mặt Đức Chúa Trời, và nhắc nhở dân sự biết ơn Đấng đã giải phóng các tổ phụ của họ ra khỏi Ê-díp-tô, và giải cứu họ trong những chiến trận với các dân ngoại bang. Giô-suê bảo họ:
Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va. Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va (Giô-suê 24:14-15).
Giô-suê đã nhìn thấy Đức Chúa Trời vẫn còn bày tỏ tình yêu dành cho dân sự và cơ hội để phục vụ Ngài, nhưng Ngài không ép buộc bất cứ ai phải chọn lựa Ngài. Bạn có thể nhớ lại lịch sử Y-sơ-ra ên, một lần kia Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân sự miền đất hứa bên kia sông Giô-đanh, nhưng họ từ chối sự chúc phước của Ngài, vì sợ hãi những dân tộc to lớn ở xứ đó. Hậu quả của điều này là họ phải lang thang trong đồng vắng suốt 40 năm, cho đến khi Chúa dấy Giô-suê lên dẫn dắt họ giành chiến thắng. Lịch sử rất rõ ràng! Sự lựa chọn của chúng ta ngày nay là tiếp nhận sự ban phước của Đức Chúa Trời và phục vụ Ngài hoặc là không.

còn nữa

Bill Fay translated by Tuong Vi

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn