Thứ Bảy , 20 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / Gia Đình Theo Kinh Thánh

Gia Đình Theo Kinh Thánh

Nguyên tác: The Fulfilled  Family

Tác giả: JOHN MACARTHUR
Translated by Van Phong

John Fullerton MacArthur, Jr. (born June 19, 1939) is an American pastor and author known for his internationally syndicated radio program Grace to You. He has been the pastor-teacher of Grace Community Church in Los Angeles, California since February 9, 1969 and also currently is the president of The Master’s College in Newhall, California and The Master’s Seminary in Los Angeles, California.

Theologically, MacArthur is considered a Calvinist, and a strong proponent of expository preaching. He has been acknowledged by Christianity Today as one of the most influential preachers of his time, and was a frequent guest on Larry King Live as a representative of an evangelical Christian perspective.

MacArthur has authored or edited more than 150 books, most notably the MacArthur Study Bible, which has sold more than 1 million copies and received a Gold Medallion Book Award. Other best-selling books include his MacArthur New Testament Commentary Series (more than 1 million copies), Twelve Ordinary Men, (more than 500,000 copies), and the children’s book A Faith to Grow On, which garnered an ECPA Christian Book Award.

https://en.wikipedia.org

View More: http://lukasandsuzy.pass.us/shepconf2014

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi đã nói và viết về những thiết lập của Đức Chúa Trời dành cho gia đình kể từ những ngày đầu trong mục vụ của tôi. Từ một loạt các bài giảng của tôi nhiều năm trước đây về Ê-phê-sô chương 5-6, và cẩn thận kiểm tra những gì Kinh Thánh dạy về vai trò của cha mẹ và trẻ em, tôi đã xây dựng cuốn sách này, và suốt gần ba thập kỷ nó luôn là quyển sách bán chạy trong các hãng băng và đĩa CD của cộng đồng Cơ đốc. Đầu tiên tôi xuất bản cuốn sách về gia đình hơn hai thập kỷ trước. Cuốn sách này đã được phản hồi rất tốt và nhận được đề nghị từ một hãng phim để chuyển thành phim và video vài năm sau đó. Một thập niên sau đó, tôi đã viết một cuốn sách khác và sản xuất một loạt phim mới về Những Người Làm Cha Mẹ Trong Chúa.
Trải qua nhiều năm, chúng tôi đã xuất bản một số hướng dẫn nghiên cứu khác và hướng dẫn về cách làm cha mẹ, nhằm cung cấp thêm sự giúp đỡ thiết thực về các vấn đề gia đình. Những bậc cha mẹ đã sử dụng những nguồn sách đó và yêu cầu có thêm các sách khác nữa. Trong khi đó, tại nhà thờ tôi đã giảng dạy hơn ba mươi lăm năm cho những người mà ban đầu là những thanh thiếu niên và đến bây giờ một số đã trở thành ông bà. Họ giống như cha mẹ và ông bà của mình muốn mỗi thế hệ kế tiếp của gia đình chống lại các xu hướng văn hóa mạnh mẽ đang làm xói mòn những điều tốt đẹp được cam kết trong các gia đình từ xưa đến nay. Vì vậy tôi đã thuyết phục mọi người điều chỉnh các vấn đề của gia đình từ quan điểm Kinh Thánh khi dạy về điều quan trọng nhất trong tất cả các tổ chức ở bên ngoài Hội thánh.
Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã coi gia đình là một tổ chức cơ bản nhất của xã hội loài người, vì Ngài phán rằng: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” (Sáng 2:18). Trong bài tường thuật về tiến trình sáng tạo trong Kinh Thánh, mô tả những ngày kế tiếp của tuần lễ sáng thế, các câu Kinh Thánh kết thúc từng giai đoạn của công cuộc sáng tạo với cụm từ: “Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” (Sáng 1: 4, 10, 12, 18, 21, 25). Sự tốt lành của công cuộc sáng thế nổi lên như là chủ đề chính của Sáng thế ký chương 1, và lời tuyên bố “Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” được lặp đi lặp lại nhiều lần, như một điệp khúc sau mỗi bài ca ngợi. Rồi cuối cùng, sau ngày thứ sáu của công cuộc sáng thế, “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành.” (câu 31). Nhưng sau đó Sáng thế ký 2:18 đưa chúng ta trở lại vào cuối ngày thứ sáu và tiết lộ rằng ngay trước khi Đức Chúa Trời đã kết thúc công việc sáng tạo của Ngài, chỉ một điều còn lại là “chưa tốt”. Mọi khía cạnh của toàn bộ vũ trụ đã được hoàn tất. Mỗi thiên hà, ngôi sao, hành tinh, đá, cát, và phân tử nhỏ đã được tạo ra. Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả các loài sinh vật sống, “A-đam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng;” (câu 20). Nhưng một khía cạnh chưa hoàn thành trong công cuộc sáng thế đó là: “nhưng về phần A-đam thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết” (câu 20). A-đam chỉ có một mình, và cần một người bạn đời phù hợp. Do vậy hành động sáng tạo cuối cùng của Đức Chúa Trời vào ngày thứ sáu để làm tất cả mọi thứ trong vũ trụ trở nên hoàn hảo – Ngài đã tạo ra E-va từ xương sườn của A-dam. “Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam”(câu 22). Bởi hành động đó, Đức Chúa Trời đã thiết lập nên gia đình. Sáng thế ký nói, “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (câu 24). Chúa Giê-su trích dẫn câu đó trong Ma-thi-ơ 19: 5 để nhấn mạnh sự thánh khiết và lâu bền của hôn nhân. Và đó cũng là lời trích dẫn mỗi khi Mục sư kết hợp hai tín đồ trong buổi lễ thành hôn của Cơ đốc giáo. Đó là một lời nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời đã ban hôn nhân và gia đình, và vì thế nó là thiêng liêng trong mắt Ngài. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên đơn thuần trong lịch sử mà các mối quan hệ gia đình đã luôn luôn là hạt nhân của tất cả các nền văn minh của con người. Theo Kinh Thánh, đó chính là cách mà Đức Chúa Trời đã thiết kế, và vì vậy, nếu tổ chức gia đình bị suy thoái thì các nền văn minh cũng sẽ sụp đổ cùng với nó.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên đơn thuần trong lịch sử mà các mối quan hệ gia đình đã luôn luôn là hạt nhân của tất cả các nền văn minh của con người. Theo Kinh Thánh, đó chính là cách mà Đức Chúa Trời đã thiết kế, và vì vậy, nếu tổ chức gia đình bị suy thoái thì các nền văn minh cũng sẽ sụp đổ cùng với nó.

J 2
Trong vài thế kỷ đã qua, chúng ta đã thấy rằng quá trình suy thoái đó đang diễn ra trước mắt chúng ta. Dường như xã hội thế tục đương đại đã tuyên chiến với các gia đình. Quan hệ tình dục sai trái, nạn ly hôn tràn lan như là dịch bệnh. Những cuộc hôn nhân chính thức đã suy giảm, thay vào đó đàn ông và phụ nữ đã quyết định đến với nhau mà không hề có một cam kết chính thức và được đồng thuận từ cộng đồng. Tỉ lệ phá thai đang gia tăng trên toàn thế giới. Tuổi vị thành niên sống thử tràn lan, và nhiều bậc phụ huynh đã cố tình bỏ lơ vai trò của họ trong gia đình. Mặt khác, việc lạm dụng tình dục trẻ em đang leo thang đáng kể. Triết học hiện đại và hậu hiện đại đã làm thay đổi vai trò truyền thống của nam giới và phụ nữ trong gia đình. Nhiều người tìm kiếm cảm giác khác lạ trong các mối quan hệ và thậm chí cả các cơ quan chính phủ cũng ủng hộ về sự tan rã của gia đình truyền thống, ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ và “hôn nhân” cùng giới tính, và trong một số nền văn hóa ngày nay cho phép chương trình sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo. Ly hôn đã được thực hiện quá dễ dàng mà không có luật pháp kềm chế, và thậm chí chính phủ cấp phúc lợi cho người sinh con ngoài giá thú. Tất cả những xu hướng đó (và nhiều hơn nữa) là những liều thuốc độc tấn công trực tiếp vào sự thiêng liêng của gia đình.
Ngày nay, bất cứ khi nào gia đình được miêu tả trong các bộ phim của truyền hình, nó hầu như luôn luôn bị biếm họa là bất bình thường so với tự nhiên. Một người nào đó gần đây đã chỉ ra rằng các phim truyền hình về gia đình và nhà thờ đang được cường điệu hóa với các đặc điểm tưởng tượng thái quá, chủ yếu để cho hài hước, thậm chí dùng cả việc phỉ báng nhà thờ và gia đình để làm khán giả cười. Tuy nhiên, những điều thiêng liêng đó thực sự không nên đem ra làm trò đùa. Đã có những cuộc thảo luận và biểu tình không ngừng nghỉ về các vấn nạn đó của truyền hình và phim ảnh. Hollywood đã đưa ra những tư tưởng rất khác lạ về gia đình. Trong khi đó, hình ảnh gia đình hạt nhân truyền thống với một người cha đáng tin cậy, mạnh mẽ và một người mẹ luôn ưu tiên việc chăm sóc trong nhà đã dần bị loại bỏ khỏi văn hóa đại chúng, làm cho các thế hệ trẻ cảm thấy như thể họ là những bức tranh biếm họa. Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo Cơ đốc đã nhiệt tình bày tỏ lo ngại về việc tổ chức lại các gia đình trong nhiều thập kỷ, nhưng hầu như mọi thứ lại càng tồi tệ hơn, không cải thiện thêm chút nào trong xã hội nói chung. Các nhà phê bình xã hội thế tục gần đây thậm chí đã bắt đầu khẳng định rằng các gia đình hạt nhân truyền thống đã không còn “thực tế”. Một bài báo được công bố cách đây không lâu trên tạp chí Salon trực tuyến nói: “Các ‘truyền thống văn hóa’ của Mỹ dành cho gia đình một người cha và một người mẹ, ràng buộc với nhau bởi hôn nhân hợp pháp và trẻ em cần phải được bảo trợ họ, là một truyền thống lạc hậu, một biểu tượng mà nên thay đổi và có phần không thực tế. Theo ý kiến của nhiều người, thậm chí cả “chuyên gia” cho rằng gia đình hạt nhân là một tổ chức cần phải cách tân cho phù hợp trong thế kỷ XXI này. Tôi biết chắc rằng những ý kiến đó là sai lầm, bởi vì tôi đã chứng kiến hàng ngàn phụ huynh trong nhà thờ của chúng tôi vẫn luôn tuân theo những gì Kinh Thánh dạy về gia đình, và rồi họ và gia đình của họ đã được ban phước dồi dào.
Theo ý kiến của nhiều người, thậm chí cả “chuyên gia” cho rằng gia đình hạt nhân là một tổ chức cần phải cách tân cho phù hợp trong thế kỷ XXI này. Tôi biết chắc rằng những ý kiến đó là sai lầm, bởi vì tôi đã chứng kiến hàng ngàn phụ huynh trong nhà thờ của chúng tôi vẫn luôn tuân theo những gì Kinh Thánh dạy về gia đình, và rồi họ và gia đình của họ đã được ban phước dồi dào.
Khi xã hội tiếp tục tìm kiếm điên đảo những giá trị “mới” để loại bỏ những “truyền thống xưa cũ” về gia đình, và toàn bộ nền văn hóa Cơ đốc, thì vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho các Cơ đốc nhân để hiểu những gì Kinh Thánh dạy về gia đình, và đưa nó vào thực tế tại nhà của họ. Điều đó sẽ là một trong những minh chứng mạnh mẽ nhất, hấp dẫn và sống động nhất mà bạn có thể trải nghiệm những điều Kinh Thánh nói và quyền năng của Đức Chúa Trời khi tạo ra chúng ta vốn là những thiết kế hoàn hảo mà Ngài dành cho mỗi gia đình.
Những gì Kinh Thánh dạy về gia đình là rất cụ thể, rõ ràng trong một vài câu ngắn gọn trong Ê-phê-sô chương 5-6. Vì vậy, nghiên cứu về đoạn văn đó sẽ là cơ sở cho cuốn sách này. Hầu như mỗi khi tôi nói hay viết về gia đình, tôi đều trích dẫn từ Ê-phê-sô 5: 22 – 6: 4. Đây là đoạn Kinh Thánh quan trọng về đề tài này. Nó nói về tất cả các mối quan hệ quan trọng trong gia đình. Và đặt ra các động lực cơ bản của gia đình như Đức Chúa Trời đã thiết kế. Và thông qua ngòi bút của các sứ đồ như Phao-lô, Đức Thánh Linh cho chúng ta những mẫu mực tuyệt vời về các tiêu chuẩn quan trọng nhất để quản lý cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình. Đó là một đoạn khá ngắn, nhưng nó mang lại nhiều suy ngẫm với những sự thật rõ ràng, như thế nào để có một gia đình bình an và hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đoạn văn ngắn gọn đó là bản đồ cho chúng ta khi chúng ta thực hành những gì Lời Chúa nói về chủ đề quan trọng này.
images
Ê-phê-sô 5.
22 Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, 23 vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. 24 Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.
25 Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, 26 để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, 27 đặng tỏ ra Hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài. 28 Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. 29 Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó như Đấng Christ đối với Hội thánh, 30 vì chúng ta là các chi thể của thân Ngài. 31 Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt.
32 Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và Hội thánh vậy. 33 Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng.
Ê-phê-sô 6
1 Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. 2 Hãy tôn kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), 3 hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất.
4 Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó. 

GIA ĐÌNH

Sứ đồ Phao-lô nói về hôn nhân và gia đình trong Ê-phê-sô 5, ngay sau một đoạn dài hướng dẫn Cơ đốc nhân làm thế nào để bước đi trong đức tin, ông khuyên các Cơ đốc nhân không nên đi theo cách ăn ở của dân ngoại (Ê-phê-sô 4:17).

Ông đã sử dụng hình ảnh thay đổi phục trang để mô tả sự biến đổi ông mong mỏi được nhìn thấy tại Ê-phê-sô: “rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.” (câu 22-24). Phao-lô liệt kê một số tội cụ thể đặc trưng cho một cuộc sống không có lòng tin: nói dối (câu 25), giận dữ (câu 26), trộm cắp, (câu 28), ác khẩu, (câu 29), và hung ác (câu 31). Ông kêu gọi các Cơ đốc nhân tại Ê-phê-sô đặt những thứ đó sang một bên và thay thế chúng bằng lòng tốt, từ tâm, và tình yêu. Sau đó trong Ê-phê-sô chương 4, Phao-lô đã tóm tắt bằng những lời này: “Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau” (câu 1-2).

NGUYÊN TẮC ĐẦU TIÊN CHO SỰ HÒA HỢP GIA ĐÌNH

Vâng phục lẫn nhau là điều quan trọng mà Phao-lô hướng dẫn về hôn nhân trong Ê-phê-sô 5 cho các Cơ đốc nhân. Bốn chương đầu tiên là Phao-lô nói về cha, mẹ, con cái của người Cơ đốc trong Chúa. Nếu bạn không phải là một Cơ đốc nhân, không cách gì mà bạn có thể làm cho cuộc hôn nhân của bạn và tất cả mọi thứ trong gia đình của bạn như ý Đức Chúa Trời dành cho bạn được, trừ khi bạn thừa nhận về nhu cầu của bạn là cần Chúa Jesus và tin cậy Ngài là Chúa và là Đấng Cứu Thế. Rõ ràng, có những gia đình không theo Cơ đốc giáo cũng thành công nhưng chỉ dừng lại ở một điểm. Họ có thể có những ngôi nhà nề nếp, với trẻ em cư xử tốt và gần gũi, các mối quan hệ lâu dài giữa các thành viên trong gia đình. Nhưng bất cứ nơi nào Chúa không được công nhận là Chủ của những gia đình, là hạt giống của gia đình thì một gia đình như thế không có sự ổn định tinh thần thực sự, và đặc biệt là trong một xã hội mà gia đình luôn bị bủa vây bởi các tệ nạn. Chúng ta có thể mượn hình ảnh minh họa từ Ma-thi-ơ 7: 26-27, một gia đình không tin Chúa giống như một ngôi nhà được xây trên cát, khi nước lũ kéo đến, nó sẽ bị sập, hư hại rất nhiều. Vì Chúa đòi hỏi chúng ta phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. (Phục truyền luật lệ ký 6: 5), và Ngài là Đấng đã tạo dựng con người, lập ra hôn nhân, và thiết kế gia đình, vì vậy thật là điên rồ khi hình dung rằng chúng ta từ chối đặt Ngài làm đầu trong gia đình. Hơn nữa Thánh Kinh nói rằng, “Ai chối Con, thì cũng không có Cha: ai xưng Con, thì cũng có Cha nữa.” (1 Giăng 2:23).

Nhưng bất cứ nơi nào Chúa không được công nhận là Chủ của những gia đình, là hạt giống của gia đình thì một gia đình như thế không có sự ổn định tinh thần thực sự,

Chúa Jesus phán, “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14: 6). Và 2 Giăng 9 nói,”Hễ ai đi dông dài, chẳng bền lòng theo đạo Đấng Christ, thì người ấy không có Đức Chúa Trời. Còn ai bền lòng trong đạo ấy, thì người đó có Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”. Vì vậy, các gia đình không có Chúa Jesus thì không có nền tảng tinh thần vững chắc. Bên cạnh đó, ngoài những kiến ​​thức về Chúa Jesus, chúng ta không có động lực để theo đuổi nếp sống Cơ đốc, không có giới hạn khỏi những sự dữ, và không có khả năng thực sự để vâng phục từ trái tim những gì Lời Chúa truyền cho các gia đình của chúng ta. Nền tảng thiết yếu đó là: Chúa Jesus Christ phải được được đặt ở vị trí đầu tiên trong tâm hồn chúng ta và trong gia đình của chúng ta. Hãy nhớ rằng Chúa Jesus đã phán: “Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn Ta thì cũng không đáng cho Ta.” (Ma-thi-ơ 10: 37). Vì vậy, Chúa Jesus phải được tôn kính đầu tiên trong các gia đình. Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Ngài hơn là gia đình thì chúng ta thực sự có thể yêu thương gia đình của chúng ta trong cảm giác thánh khiết cao nhất.

Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Ngài hơn là gia đình thì chúng ta thực sự có thể yêu thương gia đình của chúng ta trong cảm giác thánh khiết cao nhất.

Nếu bạn không phải là Cơ đốc nhân, bạn hãy thừa nhận nhu cầu của bạn là Đấng Cứu Thế. Thú nhận rằng bạn đã phạm tội chống lại Chúa, ăn năn, và kêu cầu Chúa Jesus Christ để được cứu. Kinh Thánh đã nói: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10:13).

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG CHO GIA ĐÌNH

Sứ đồ Phao-lô không bao giờ tưởng tượng nổi về một thời điểm nào đó mà điều răn vâng phục lẫn nhau sẽ bị gạt bỏ đi, bởi vì theo ông, với các vai trò mà Chúa đã tạo dựng trong gia đình, rất rõ ràng rằng người chồng nên là người trụ cột, và cả bố lẫn mẹ đều có những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong việc dạy dỗ và hình thành nhân cách cho các con. Cho nên để có được một gia đình hạnh phúc, sung mãn, các thành viên trong nhà cần phải ý thức và thực hiện tốt điều răn này.

Phao-lô đã bắt đầu mọi điều chỉ dạy về gia đình bằng điều răn vâng phục lẫn nhau. Đó là chủ đề mà ông muốn  giảng dạy, và đây là điều răn cơ bản để xây dựng một gia đình sung mãn. Nếu bạn muốn có một quy tắc đơn giản mà có thể làm nhiều hơn bất cứ những điều khác, và để đảm bảo cho sự hài hòa và thịnh vượng trong gia đình, thật khó để nghĩ về bất cứ điều gì khác sâu sắc hay nhiều lợi ích hơn điều răn đơn giản mà Phao-lô đã trình bày trong Kinh Thánh khi nói về gia đình: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.” (Ê-phê-sô 5:21)

Ở những câu tiếp theo của đoạn Ê-phê-sô này: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.” Nếu không nắm bắt hết ý của cả đoạn Ê-phê-sô 5, mà tách các câu Kinh Thánh trên thành những ý riêng rẽ để sử dụng, thì sẽ rất dễ khiến những người ngoại đạo hiểu lầm và vi phạm toàn bộ ý nghĩa của đoạn trích. Đây không ý muốn nói đến việc người vợ luôn phải phục tùng chồng theo kiểu gia trưởng và dành mọi ưu ái cho người chồng như một người thống trị trong gia đình. Mà những câu Ê-phê-sô 5:22-24 này là những lời truyền dạy mà Đức Chúa Trời muốn người vợ hãy biết vâng phục chồng mình như vâng phục Ngài một cách hết lòng trong tình yêu thương thực thụ, và tất yếu nàng sẽ nhận thấy những điều tốt đẹp đến từ Chúa và trong gia đình mình.

Lẽ dĩ nhiên đây không chỉ là điều răn dành riêng cho người vợ, mà là cho cả người chồng và tất cả các thành viên trong gia đình – điều răn vâng phục lẫn nhau. Bởi những câu tiếp theo của đoạn này trong Ê-phê-sô 5 là những lời răn dành cho người chồng: “25Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, 26để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, 27đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài. 28Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. 29Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó như Đấng Christ đối với Hội thánh, 30vì chúng ta là các chi thể của thân Ngài. 31Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt.” Đây là những điều truyền dạy dành cho người chồng về ý thức và trách nhiệm của mình trong gia đình. Người chồng vì là trụ cột của gia đình, là người làm đầu trong mọi chuyện, ví như Đấng Christ với Hội thánh, cho nên người chồng phải hết mực yêu thương, phó thân mình gánh vác và sẵn sàng hi sinh bản thân cho những lợi ích và nhu cầu chung của gia đình. Không có hành động nào đáng trân quý hơn là yêu thương hết mực và hi sinh bản thân mình cho người khác, và đây chính xác là những gì Đấng Christ đã làm với Hội thánh và tất cả con dân của Ngài. Để người chồng có thể yêu thương vợ và gia đình mình như cách Đấng Christ đã yêu chúng ta, điều này đòi hỏi người chồng phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc làm trụ cột, và đối với mọi thành viên bằng thái độ tôn trọng, yêu thương và vâng phục lẫn nhau.

Sứ đồ Phao-lô cũng cũng đã chỉ dạy cho chúng ta thấy rằng người làm cha phải luôn biết tôn trọng, lắng nghe và hiểu cách đáp ứng các nhu cầu của con cái mình. Hơn nữa, bậc làm cha cần nên hi sinh và bao dung cho con mình. Những điều này không khiến cho vị trí người cha bị thấp đi trong mắt con cái mà càng khiến con cái yêu kính, biết ơn và vâng phục hơn. Nói cách khác, để trở thành người soi đường, dẫn lối và sửa trị con cái của mình trong tình yêu thương, người cha cần noi theo tấm gương của Chúa Giê-su Christ – Người mà được các tiên tri đề cập đến:

19Người sẽ chẳng cãi lẫy, chẳng kêu la,

Và chẳng ai nghe được tiếng Người ngoài đường cái.

20Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã gãy,

Chẳng tắt ngọn đèn gần tàn,

Cho đến chừng nào người khiến sự công bình được thắng. (Ma-thi-ơ 12: 19-20)

Đây là cách Phao-lô chỉ dạy cho một người cha những gì nên thể hiện trước con cái của mình: “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó.” (Ê-phê-sô 6: 4).

Tất nhiên, Phao-lô dạy cho những người con phải luôn vâng lời cha mẹ, thì cũng khuyên những người làm công cần phải tuân phục chủ của mình. Và điều này theo ông không nên chỉ diễn ra một chiều. Giống như cha mẹ, người làm chủ cũng phải thể hiện sự tôn trọng và lòng tốt của mình cho tôi tớ họ (“Hỡi anh em là người làm chủ, hãy đối đãi kẻ tôi tớ mình đồng một thể ấy, đừng có ngăm dọa chúng nó, vì biết rằng mình với chúng nó đều có một chủ chung ở trên trời, và trước mặt Ngài chẳng có sự tây vị ai hết.” (Ê-phê-sô 6: 9)).

Tóm lại, mọi người trong gia đình cần có ý thức vâng phục lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh và cả với tất cả những người xung quanh. Người vợ nên vâng phục sự lãnh đạo của chồng mình. Và ngược lại người chồng cũng phải hi sinh, nhún nhường và đáp ứng những nhu cầu cho vợ của mình. Tất nhiên, con cái cần phải vâng lời cha mẹ. Và cha mẹ cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ và hy sinh cho con cái của họ. Thêm nữa, người làm công cần phải tuân phục và làm theo ý chủ của mình. Nhưng người chủ cũng phải tôn trọng và đối xử tốt với người làm của họ, thậm chí tốt hơn cả bản thân họ.

Tóm lại, mọi người trong gia đình cần có ý thức vâng phục lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh và cả với tất cả những người xung quanh. Người vợ nên vâng phục sự lãnh đạo của chồng mình. Và ngược lại người chồng cũng phải hi sinh, nhún nhường và đáp ứng những nhu cầu cho vợ của mình.

Nói cách khác, Phao-lô khuyên dạy mỗi Cơ đốc nhân nên trở thành hình mẫu cho nguyên tắc vâng phục lẫn nhau này. Đó là điều răn tuy đơn giản nhưng là chìa khóa cho sự hòa hợp và hạnh phúc trong gia đình. Nếu một người đàn ông độc đoán cố gắng sử dụng đoạn Ê-phê-sô 5 để kiềm giữ vợ và biến vợ mình trở thành  một người phục dịch, đầy tớ trong gia đình là hoàn toàn sai lầm với ý nghĩa của đoạn văn. Ngay cả khi Đức Chúa Trời đã ban cho bạn vị trí lãnh đạo, bạn phải có ý thức về thái độ vâng phục của mọi người – bởi vì đó là chính xác những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta.

Chúa của chúng ta giảng dạy rất rõ ràng về vấn đề này. Ma-thi-ơ 20: 25-27 ghi lại việc Chúa Giê-su tập trung các môn đệ  và dạy  bài học này:

25Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi đến mà phán rằng: Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế mà trị dân.

26Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi;

27còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi.

SỰ KHIÊM NHƯỜNG

Kinh Thánh thường xuyên khuyến khích Cơ đốc nhân trở nên người khiêm tốn và phục tùng. Phao-lô cho rằng cuộc sống đầy dẫy Thánh Linh không phải là một cuộc sống tranh giành vị trí hàng đầu; mà là hạ thấp xuống dưới tất cả mọi người. Đó chính xác là những gì Chúa Giêsu đã dạy: “Nếu ai muốn làm đầu, thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người ” (Mác 9:35).  “Vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.” (Lu-ca 18:14).

Trong  cộng đồng Cơ đốc, các nguyên tắc của sự vâng phục là điều chỉnh các mối quan hệ. Mỗi cá nhân hãy hi sinh cho những người khác. Đó là điều mà Phao-lô mô tả trong Ê-phê-sô 5:21: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau,” cũng tương tự như Phi-e-rơ nói trong 1 Phi-e-rơ 5:5-6.

“Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão. Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên.”

Từ Hy Lạp dịch “submit” là hupotasso (từ hai từ: Hupo, “dưới”, và Lasso, “xếp hàng, để có được thứ tự, hoặc để được sắp xếp). Nó nói về xếp hạng chính mình dưới người khác.  Đây là tính cách mà nên áp dụng cho tất cả các mối quan hệ của chúng ta là những Cơ đốc nhân,: “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Phi-líp 2:3-4).

Cao hơn cả sự khiêm nhường, đó là ví dụ về cuộc đời Chúa Giêsu Christ – gương mẫu cho chúng ta. Ngài từ chối việc xem  mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Ngài từ trời xuống thế gian này, làm cho chính mình không có danh tiếng, đến trong hình dạng của một con người thấp hèn như một tôi tớ, thậm chí tự hạ mình xuống và chết đau thương trên cây thập tự thay cho tội lỗi chúng ta (Phi-líp 2: 5-8). Trong khi làm như vậy, Ngài đã cho chúng ta một ví dụ điển hình về cách chúng ta bước đi trong đời. (1 Phi-e-rơ 2:21).

Cao hơn cả sự khiêm nhường, đó là ví dụ về cuộc đời Chúa Giêsu Christ – gương mẫu cho chúng ta. Ngài từ chối việc xem mình bình đẳng với Đức Chúa Trời. Ngài từ trời xuống thế gian này, làm cho chính mình không có danh tiếng, đến trong hình dạng của một con người thấp hèn như một tôi tớ, thậm chí tự hạ mình xuống và chết đau thương trên cây thập tự thay cho tội lỗi chúng ta (Phi-líp 2: 5-8). Trong khi làm như vậy, Ngài đã cho chúng ta một ví dụ điển hình về cách chúng ta bước đi trong đời. (1 Phi-e-rơ 2:21).

Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải hạ mình trong tất cả các mối quan hệ của chúng ta với nhau. Đó là cốt lõi để trở nên giống như Đấng Christ, và nó cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chi phối các mối quan hệ cá nhân đối với mọi Cơ đốc nhân, là những người nên có nghĩa vụ hi sinh, nhường nhịn cho nhau.

Đừng hiểu lầm hoặc dùng sai nguyên tắc đó. Nó không xóa bỏ sự cần thiết cho lãnh đạo hoặc các nguyên tắc của quản trị. Nó chắc chắn không loại trừ các vị trí chính thức của các tổ chức giám sát trong các thể chế. Trong Hội Thánh, ví dụ, mục sư và trưởng lão nhận lãnh một vai trò mà  Chúa ban cho để lãnh đạo, và Thánh Kinh chỉ thị cho các thành viên nhà thờ “Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, – bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.” (Hêb 13:17). Tương tự như vậy trong gia đình, cha mẹ có một nhiệm vụ rõ ràng mà Chúa ban cho để thực hiện thẩm quyền chỉ đạo và hướng dẫn con cái, và con cái có bổn phận ngược lại là tôn trọng và vâng lời cha mẹ (Xuất 20:12; Châm ngôn 1: 8).

Trong thực tế, như Kinh Thánh dạy rõ ràng, “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định. Cho nên ai chống cự quyền phép, tức là đối địch với mạng lịnh Đức Chúa Trời đã lập; và những kẻ đối địch thì chuốc lấy sự phán xét vào mình.”(Rô-ma 13: 1-2). Vì vậy, các nguyên tắc vâng phục lẫn nhau không có nghĩa là một công thức cho chủ nghĩa bình đẳng tuyệt đối. Vì nếu như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến là không ai có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trong giáo hội, chính phủ, hoặc gia đình.

Sự khẳng định uy quyền và trách nhiệm là cần thiết cho các thể chế quyền lực trong xã hội loài người. Tất nhiên, lớn nhất trong tất cả các cấu trúc xã hội là một quốc gia. Mỗi quốc gia hợp pháp phải có một chính phủ. Không quốc gia nào có thể hoạt động mà không có chính quyền. Chính  Chúa đã thiết kế hoạt động xã hội dưới sự dẫn dắt của chính phủ. Đó là lý do tại sao cả Rô-ma 13 và 1 Phi-e-rơ 2: 13-17 nhắc nhở chúng ta rằng Chúa đã phong các chức vụ cho các viên chức chính quyền. Luật sư,  thống đốc, binh sĩ, cảnh sát, và các thẩm phán đều là cần thiết “để trừng phạt những kẻ ác và trao những lời khen ngợi cho những người làm tốt” (1 Phi-e-rơ 2: 14) . Nếu không có họ, sẽ có tình trạng hỗn loạn, và xã hội không thể tồn tại trong tình trạng hỗn loạn đó.

Tương tự như vậy, ngay cả trong tổ chức nhỏ nhất của con người là gia đình cũng áp dụng cùng một nguyên tắc. Một gia đình không thể tồn tại tình trạng hỗn loạn. Có người phải chịu trách nhiệm kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo tinh thần. Kinh Thánh công nhận điều này, như chúng ta sẽ thấy khi  đào sâu hơn vào Ê-phê-sô 5 và 6.

Khi nói đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong tất cả các tổ chức chính quyền, các nguyên tắc vâng phục lẫn nhau cần phải được thực hiện mỗi khi chúng ta giao tiếp và ứng xử. Ngay cả những người có vị trí trong chính quyền cần phải có Đấng Christ trong mối quan hệ của mình với tất cả những người khác. Một lần nữa, chính Chúa Giê-su Christ là gương mẫu cho các lãnh đạo cần phải làm như thế nào. “Vì Con Người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” (Mác 10:45).

Vâng phục lẫn nhau là nguyên tắc, Ê-phê-sô 5:21: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.” Để minh họa và tiếp tục giải thích làm thế nào các nguyên tắc vâng phục là nghĩa vụ phải làm trong khuôn khổ của các tổ chức, nơi Chúa ban cho chính quyền sự lãnh đạo. Phao-lô quay sang hình thức căn bản nhất của các tổ chức trong xã hội đó là gia đình. Ông minh họa thẩm quyền và sự vâng phục bằng cách giải thích làm thế nào các nguyên tắc áp dụng đối với chính quyền của con người. Trong thực tế, Phao-lô đã giải thích điều đó rất nhiều lần trong Rô-ma 13, và Phi-e-rơ đã bổ túc trong 1 Phi-e-rơ 2: 13-16. Ông cũng  đã giải thích các nguyên tắc vâng phục như thế nào khi hoạt động trong cộng đồng hội thánh trong 1 Ti-mô-thê 2 và 3. Tuy nhiên, ở đây Phao-lô đã  sử dụng các gia đình là một tổ chức bé nhỏ nhất trong tất cả các tổ chức của con người, để con người thấy được như thế nào là vâng phục lẫn nhau, hầu cho không  đánh mất các ân điển mà Chúa cung ứng để điều chỉnh các thể chế của con người.

JOHN MACARTHUR

Translated by Van Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn