Thứ Bảy , 20 Tháng Tư 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Tập Chú Vào Mùa Gặt Linh Hồn

Tập Chú Vào Mùa Gặt Linh Hồn

buoi-sang-tren-canh-dong-que-em-156175

Dave Earley

Khi John Wesley chết vào năm 1791, ông để lại một hội thánh gồm 100 000 thành viên và 10 000 nhóm môn đồ. Phong trào của hội thánh Giám lý khởi đầu là: (1) một nhóm nhỏ tại Đại học Oxford, (2) khải tượng của Wesley về một đoàn dân đông tiếp nhận Phúc âm, và (3) niềm tin của ông về sức mạnh của sự nhân cấp. Khi nhận định về khải tượng của Wesley cho mùa gặt lớn, Howard Snyder đã viết:

Wesley đặt một phần mười, hoặc có lẽ một phần năm số người làm việc trong các mục vụ  quan trọng. Và những người này là ai? Họ không phải là người có học thức hay có thời gian, mà là người lao động nam nữ,  những ông chồng và các bà vợ, và những người trẻ chỉ mới được huấn luyện cơ bản  hoặc chưa qua khóa học chính qui nào. Nhưng với những ân tứ thuộc linh, họ háo hức để đi ra phục vụ. Wesley không chỉ tiếp cận đám đông, mà ông đã dẫn dắt hàng ngàn người trong số họ.1

Bạn và tôi chỉ có một cuộc đời ngắn ngủi, và chúng ta sẽ đứng trước ngai của Đấng Christ để tình sổ với Ngài. Tôi không muốn nói về người khác, nhưng là chính tôi. Một ngày trong tương lai, tôi muốn được nghe Chúa Giê-su phán: “Được lắm, hỡi đầy tớ trung tín..” Theo lời dạy của Chúa, để có thể nghe được những lời này, chúng ta phải là những đầy tớ hiệu quả trong mục vụ nhân cấp các ta-lâng mà mình được giao (Ma-thi-ơ 25:14-30). Chúng ta kết luận phần này về các phương pháp làm môn đệ với một vài quan sát cuối cùng về ngữ cảnh của Kinh thánh cho mùa gặt và mối quan hệ của nó với việc làm môn đệ.

Các Điều Kiện Cho Một Mùa Gặt Thu Hoạch Nhân Bội.

Cách đây vài năm, tôi ao ước nhìn thấy công tác truyền giảng Phúc âm và môn đồ hóa của tôi được mở rộng. Tôi đã làm một nghiên cứu Kinh Thánh đơn giản về khái niệm thu hoạch thuộc linh. Kết quả là, tôi đã bị thách thức bởi những các lời hứa và điều kiện cho sự thu hoạch lớn hơn và thu hoạch nhiều lần. Điều thú vị là, những yêu cầu Kinh thánh này đối với một chức vụ nhân cấp có cùng một đặc điểm được tìm thấy trong các người đào tạo môn đồ nhân bội.

  1. Tập Chú Khải Tượng Vào Mùa Gặt.

Một ngày kia, Chúa Giê-su và các môn đồ đi ngang qua Sa-ma-ri, Ngài đã dạy họ một bài học quan trọng về khải tượng cho mùa gặt linh hồn. Họ vừa mới phát hiện ra thầy của mình nói chuyện về nước hằng sống (rao gảng Phúc âm) cho một phụ nữ Sa-ma-ri. Trong tâm trí của họ thì chỉ nên rao giảng Phúc âm cho người Do Thái mà thôi. Họ không bao giờ nghĩ là phải tiếp cận và rao giảng cho các dân tộc ngoại bang khác. Khi họ hỏi Chúa Giê-su về chuyện này, Ngài đã soi sáng cho họ một tầm nhìn mới về mùa gặt lớn:

“Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt.” (Giăng 4:35)

Chúa Giê-su phán bảo các môn đồ hãy nhìn kìa: đồng ruộng đã vàng cho mùa gặt.

Những người nông dân thành công phải nhìn vào mùa gặt ngay cả khi nó chưa có gì. Theo cách đó, người đào tạo môn đồ nhân bội phải có tầm nhìn thuộc linh để nhìn xem những cơ hội thách thức cho mùa gặt lớn mà những người khác bỏ cuộc vì xem đó là chướng ngại vật. Họ nhìn thấy viễn cảnh tươi sáng của mùa gặt lớn trong khi người khác không thấy. Những người khác có thể nhìn thấy các hàng rào trở ngại và tuyệt vọng, nhưng họ thì không.

“TÔI NHẬN KHẢI TƯỢNG TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI”

Gần đây, tôi có dịp ăn trưa với mục sư Sunday Adelaja. Ông là người thiết lập các nền tảng căn bản của Vương quốc Đức Chúa Trời cho nhiều dân tộc. Ông đang làm việc tại Kiev, Ukraine. Ông được sinh ra ở Nigeria, và được biết là một người ở lứa tuổi ba mươi đầy năng động trong mục vụ gieo trồng hội thánh. Hiện nay ông là mục sư Hội thánh Tế bào G 12. Ông được coi là mục sư thành công nhất ở châu Âu, với hơn hai mươi lăm ngàn thành viên được ông quản trị và các hội thánh vệ tinh trên hơn ba mươi lăm quốc gia khắp thế giới.

Tôi đã hỏi ông về khải tượng mà ông nhận được. Ông trả lời: “Tôi nhận khải tượng từ Đức Chúa Trời. Tôi dành thời gian một tuần trong mỗi tháng ở một mình với Chúa và Lời Ngài. Tại chỗ đó Chúa ban cho tôi khải tượng của Ngài.”

Hầu hết chúng ta sẽ không dành thời thời gian ở riêng một tuần trong một tháng với Chúa giống như vị mục sư này. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng các nguyên tắc trong bài học của mục sư Sunday. Tại sao chúng ta không dành được một buổi chiều trong tuần hoặc ít nhất một giờ ở riêng với Chúa, để tìm kiếm khải tượng của Ngài cho bản thân và cho nhóm của chúng ta?

THIẾT LẬP CÁC MỤC TIÊU CHO SỰ NHÂN BỘI MÔN ĐỒ

Nếu bạn muốn những thành viên trong nhóm của bạn trở thành người đào tạo môn đồ nhân bội, bạn phải công bố khải tượng nhân bội môn đồ với họ. Joel Comiskey đã tìm hiểu về tám hội thánh thành công trong mục vụ này. Trong bài nghiên cứu của mình, ông khám phá ra quyền năng trong việc thiết lập mục tiêu cho sự nhân cấp. Ông viết, “Các người lãnh đạo nhóm tế bào là người biết rõ mục tiêu của họ – khi các nhóm của họ sẽ sản sinh ra các nhóm vệ tinh khác cách đồng bộ. Trong khi đó những người lãnh đạo mà không biết mục tiêu của mình sẽ thất bại.”4 Ông tiếp tục:

Đây là lời khuyên của tôi cho bất cứ ai đang lãnh đạo một nhóm nhỏ hoặc đang cân nhắc một trách nhiệm như vậy: Trước tiên, hãy rõ ràng về sự nhân bội nhóm tế bào của bạn. Các hội thánh có hệ thống nhóm tế bào thành công trên thế giới đều tập chú vào sự tăng trưởng.  Họ không dao động về điểm này. Thứ hai, bạn phải xem ưu tiên hàng đầu của bạn là sự phát triển lãnh đạo nhân cấp. Các người lãnh đạo nhóm tế bào nhỏ đánh giá mỗi thành viên của họ như một người lãnh đạo tiềm năng, và “mã di truyền” của nhân cấp tế bào được thấm nhuần trong mỗi tín hữu từ khi khởi phát bước đi trong tiến trình làm môn đồ.5

Gail Mattews cũng đã nghiên cứu quyền năng của hành động thiết lập mục tiêu. Bà khám phá rằng, “những ai mà viết xuống các mục tiêu của họ sẽ thành công hơn là những người không viết gì cả.”6 Nghiên cứu của bà tiết lộ rằng viết các mục tiêu rõ ràng để đạt được và kết hợp với một kế hoạch hành động bằng văn bản sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tiến bộ của một người.

  1. Cứ ở trong Chúa Giê-su.

Chúa Giê-su đã ban một lời hứa cho các môn đồ:

“Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được.  Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.” (Giăng 15:4-5)

Lời hứa này vẫn còn tiếp tục cho chúng ta ngày hôm nay. Đức Chúa Trời làm công việc của Ngài, nhưng chúng ta phải làm việc của mình. Có nhiều thành tố cho một mối quan hệ thân mật, bao gồm sự trung thực, cởi mở, giao tiếp, chia sẻ, tin tưởng, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, chấp nhận, sẵn sàng và thời gian. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là thời gian. Bởi vì những điều khác sẽ không xảy ra nếu chúng ta không có thời gian. Để được kết quả theo ý định  của Chúa, chúng ta phải dành thời gian ở với Ngài.

BẢY LẦN MỘT NGÀY

Vào tuổi hai mươi lăm, Adoniram Judson là nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên được gởi đi từ Bắc Mỹ đến Myanmar. Anh ấy đã chờ đợi sáu năm để có người cải đạo đầu tiên tại đó. Mặc dù phải trải qua một thời gian dài, cuối cùng anh ấy đã có một mùa bội thu các linh hồn tại đó. Anh ấy đã gieo trồng nhiều hội thánh và dịch Kinh Thánh sang Tiếng Burmese. Sau khi nhà truyền giáo này qua đời, một cuộc điều tra của chính phủ sở tại ghi nhận có  210 000 Cơ đốc nhân tại Myanmar.

Judson đã khám phá ra một bí mật mà đã giữ anh ấy cứ ở trong Đấng Christ: Cầu nguyện bảy lần trong một ngày.

“Cố gắng bảy lần một ngày rút khỏi công việc bề bộn của tổ chức để đem linh hồn bạn đến gần Chúa. Bắt đầu một ngày bằng cách thức dậy sau nửa đêm và dành thời gian giữa sự im lặng và bóng tối của đêm cho công việc thiêng liêng này. Hãy để thì giờ lúc bình minh tìm thấy bạn ở cùng trong một công việc này. Hãy để giờ thứ chín, mười hai, ba, sáu và chín giờ vào ban đêm cũng tiếp tục làm như vậy. Hãy kiên quyết trong nguyên cớ của bạn. Dâng lên sự thực hành cần mẫn này để duy trì nó. Hãy xem xét rằng thời gian của bạn là ngắn và công việc của tổ chức không được phép lấy đi thì giờ của bạn dành cho Chúa.” 7

  1. Tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.

Môn đồ hóa là một hoạt động thiêng liêng. Các môn đồ không chỉ hợp tác với Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà còn để Ngài làm việc trong đời sống của họ. Trong chính con người của chúng ta thì không thể kết quả cho công việc của Chúa. Chúng ta không thể cứu một ai cả, và dĩ nhiên cũng không thể làm cho một người nào đó được biến đổi. Chúng ta không thể sản sinh ra một thế hệ môn đồ cho Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời có thể. Mọi việc là của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ làm khi chúng ta tin cậy Ngài.

Để kết quả cho Chúa, chúng ta phải đặt tất cả niềm tin của chúng ta vào Ngài. Và tiếp tục duy trì sự lệ thuộc của chúng ta với Chúa. Hãy suy ngẫm lời này:

“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va.  Nó sẽ như thạch thảo trong sa mạc, không thấy phước đến, nhưng ở trong nơi đồng vắng khô khan, trên đất mặn không dân ở.  Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình.  Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.” (Giê-rê-mi 17:5-8)

Đức Chúa Trời đã ban lời hứa về một đời sống có kết quả. Tin cậy nơi loài người là đáng bị rủa sả, nhưng neo chặt đức tin nơi Chúa sẽ “như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.”

Randall Neighbour là một người lãnh đạo của một nhóm tế bào các Cựu chiến binh. Ông diễn tả sự lệ thuộc vào Đức Chúa Trời như sau:

“Từ quan điểm của con người, sự lệ thuộc vào Chúa trông giống như phải dùng một cái thìa để di chuyển một ngọn núi lớn, phải không? Nhưng đó không phải là thực tế nếu bạn được kêu gọi của Chúa để trở thành một nhà lãnh đạo tế bào; bạn sẽ nhận được một nguồn năng lượng lớn hơn nhiều so với khả năng của bản thân. Thật kỳ diệu là cách Đức Chúa Trời làm việc qua chúng ta khi chúng ta đang làm việc trong sự kêu gọi  với một tốc độ Ngài cho phép.”8

 

Các ghi chú

  1. Howard Snyder, The Radical Wesley, 57, 63
  2. Dave Earley, Turning Member into Leader
  3. Sunday Adalaja, 2007
  4. Joel Comiskey, Leadership Explosion
  5. Ibid
  6. Gail Matthews, Written Goal Study
  7. Adoniram Judson, Power Through Prayer, 40
  8. Randall G. Neighbour, Answer to Your Cell Group Questions, 33

 

Translated by Tuong Vi   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn