Thứ Năm , 25 Tháng Tư 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / CHỜ NGÀY CHÚA TRỞ LẠI

CHỜ NGÀY CHÚA TRỞ LẠI

CHỜ NGÀY CHÚA TRỞ LẠI

jews

Năm 2018 là năm đặc biệt. Đây là kỷ niệm 70 năm lập quốc của nước Israel. Cây vả đã nứt lộc. Năm nay cũng đặc biệt vì Tổng Thống Donald Trump đã quyết định dời Tòa Đại Sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalam.

Năm 2018 cũng là năm tôi đầy 70 tuổi với 50 năm chức vụ và 45 năm lập gia đình.

Các học giả về chủ đề tiên tri không đồng ý với nhau về các chi tiết của các biến cố tương lai. Nhưng phần lớn các học giả đã đồng ý về bản tóm lược các biến cố theo thứ tự:

  1. Hội Thánh được cất lên trời (1 Cor. 15:51-58; 1 Tes. 4:13-18). Việc nầy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  2. Lãnh đạo của 10 quốc gia Âu Châu lập một hiệp ước bảy năm với người Israel (Dan. 9:26-27).
  3. Sau 3 năm rưỡi, lãnh đạo nầy xóa bỏ hiệp ước (Dan. 9:27).
  4. Lãnh tụ nầy dời đến Jerusalem và lập hình tượng mình trong đền thờ (2 Tes. 2:34; Khải. 13).
  5. Antichrist bắt đầu kiểm soát thế giới và buộc mọi mọi người tôn thờ và vâng lời hắn. Vào lúc nầy Chúa sai đại nạn đến trên đất (Mathio 24:21).
  6. Các dân tộc tập họp lại ở Armageddon để chống lại Antichrist và Israel, nhưng khi thấy dấu hiệu Đấng Christ trở lại thì hiệp nhau chống lại Ngài (Xachari 12, Khải. 13:13-13, 19:11).
  7. Chúa Giê-su trở lại trên đất, đánh bại các kẻ thù của Ngài, được người Do Thái tiếp nhận, và thiết lập vương quốc của Ngài trên đất (Khải 19:11; Xachari 12:7-13). Ngài sẽ trị vì trên đất một ngàn năm (Khải. 20:1-5).

Vương Quốc Thiên Hy Niên Là Gì?

Chúa Giê-su dùng 3 thí dụ: cây vả, thời Nô-ê và kẻ trộm ban đêm để dạy về ngày Chúa tái lâm. Ngài muốn dạy rằng không ai biết rõ ngày Chúa đến, nhưng ai cũng có thể để ý đến các biến cố sẽ xảy đến và chọn thái độ thích hợp.

Cây vả chỉ về dân Do Thái. (Ô-sê 9:10; Luca 13:6-10). Cây vả và các cây khác nói về dân Do Thái và các dân tộc khác. Cây vả nứt lộc báo hiệu ngày hè sắp đến. Khi thấy những dấu hiệu nầy về dân Do Thái, chúng ta có thể biết ngày Chúa gần đến. Thế hệ đang sống trong trên đất trong thời điểm nầy sẽ thấy những biến cố báo trước xảy ra.

Thời Nô-ê là lúc không ai ngờ chi hết. Nô-ê và gia đình được sống an toàn trong tàu là hình ảnh Chúa bảo vệ dân Do Thái cách lạ lùng trong thời đại nạn. Hê-nóc là hình ảnh Hội Thánh được cất lên trước cơn đại nạn.

Nói đến thời Nô-ê là nói không ai biết ngày. Nói kẻ trộm ban đêm là nói đến không ai biết giờ. Sau khi Hội Thánh được cất lên sẽ có một thời kỳ an bình trên đất (1 Tes 5:1f). Rồi thình lình sự phán xét của Trời đổ xuống (2 Phi 3:10).

Hãy biết giờ của Ngài đang đến gần.

Vậy hãy tỉnh thức.

Các ngươi hãy sẵn sàng.

Chúng ta không biết khi nào Chúa trở lại với Hội Thánh. Vì vậy, chúng ta phải tỉnh thức, coi chừng, và trung tín. Chúng ta tạ ơn Chúa vì Ngài không định cho chúng ta bị thịnh nộ, nhưng được cứu rỗi khi Ngài trở lại. Ngài đã cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến. Là con cái Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ trải qua hoạn nạn, nhưng sẽ không trải qua cơn đại nạn.

Chúa chắc chắn trở lại nhưng Ngài đến trễ, chủ ta chậm đến…

Khi Chúa Giê-su trở lại và đưa họ lên thiên đàng, Ngài sẽ ngồi tòa và phán xét họ (Rô-ma 14:10-12; 2 Cor. 5:8-11). Chúa không xét tội chúng ta, bởi vì tội đã được phán xét trên thập tự giá rồi (Rô-ma 8: 1-4). Nhưng Ngài sẽ xét các việc làm của chúng ta và ban thưởng cho ai xứng đáng (1 Cor. 3:9-15).

Nhưng thí dụ sau đây gợi ý rằng Chúa Giê-su sẽ xét đoán ba nhóm khác nhau của những người được xưng là người tin Chúa, hầu việc Chúa.

  1. Những đầy tớ vâng lời hay không vâng lời (24:45-51).

Những đầy tớ ở đây chính là những nhà lãnh đạo Hội Thánh địa phương. Nhiệm vụ của họ là nuôi ăn đầy đủ cho các tín hữu. Nhiệm vụ của Mục sư và các chấp sự là rất quan trọng. Mỗi người phải làm trọn nhiệm vụ của mình để khỏi bị phán xét. Tín hữu vâng phục người lãnh đạo thuộc linh bởi vì có một ngày Chúa sẽ phán xét mọi người. Đầy tớ Chúa không cần nổi tiếng nhưng cần vâng lời. Người đầy tớ phải biết nấu ăn và dọn bàn ăn. Lời Chúa là thức ăn thuộc linh. Thái độ trước nhiệm vụ Chủ giao là quan trọng. Phục vụ chứ không hà hiếp. Bình an chứ không bạo động. Tỉnh táo chứ không say sưa. Nấu dọn đồ ăn đúng giờ. Thức ăn bổ dưỡng. Thức ăn tươi mới. Cái mới phát ra từ cái cũ, và cái cũ có thêm ý nghĩa bởi cái mới.

Mathio 24:51, đầy tớ không vâng lời sẽ bị chủ phạt và bị kể là kẻ giả hình. Bị phạt trước tòa Đấng Christ nghĩa là mất phần thưởng và mất cơ hội. Phần thưởng của đầy tớ vâng lời sẽ là được phục vụ tiếp trong vương quốc Chúa lập trên đất. Phần thưởng cho người vâng lời là được làm việc lớn hơn. Bị phạt là không còn được làm việc nữa.

  1. Những chứng nhân khôn và dại (25:1-13).

Vì chàng rễ đến trễ.

Ai nấy đều buồn ngủ và ngủ gục. Không còn phấn khởi vì đón chàng rễ.

Khi chàng rễ đến, có người được đi, có người bị để lại. Có người chuẩn bị sẵn sàng, có người không chuẩn bị chi hết. Có thể những người dại là những người không thật lòng tin Chúa. Họ là những người không có Thánh Linh, cũng không có lời Chúa.

Bài học chính ở đây là tỉnh thức và sẵn sàng. Mathio 26:38-41.

  1. Những đầy tớ hữu ích và vô ích (25:14-30).

Mỗi đầy tớ được chủ giao tiền. Ta lâng là tiền công xứng với 20 năm lao động. Chủ giao tiền cho các đầy tớ tùy theo tài năng của từng người. Mục đích để đầu tư, làm lợi. Đối với tôi, đây là việc mở mang nước Trời. Mở mang nước Trời rộng lớn. Người nhiều khả năng được giao 5 ta-lâng, người trung bình được giao 2 ta-lâng và người có ít tài năng được giao 1 ta-lâng.  Ai cũng được giao việc làm. Ta-lâng tượng trưng các cơ hội để sử dụng tài năng của chúng ta. Ai nấy trong chúng ta được Chúa giao việc tùy khả năng của chúng ta. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của Ma-thi-ơ 25:18-19. Chúng ta đang được Chúa giao việc tùy theo khả năng và ân tứ Chúa ban. Chúng ta có vinh dự làm phát triển công việc Chúa.

Ba đầy tớ rơi vào hai nhóm: trung tín và bất trung. Hữu ích hay vô ích. Đầy tớ trung tín làm việc kết quả, hữu ích. Đầy tớ bất trung không làm gì hết, vô ích. Ông nầy đem chôn giấu ta-lâng. Dù không có ý xấu, nhưng khi không làm gì hết, ông đã phạm tội không làm theo ý chủ.

Hai đầy tớ trung tín đều được khen giống nhau. Không phải số lượng nhưng là tỉ lệ kết quả việc làm mới quan trọng. Từ địa vị đầy tớ cả hai được thăng chức lãnh đạo. Họ trung tín với số tiền ít nên được Chủ giao số tiền nhiều. Họ làm việc nhiều bây giờ được vui hưởng. Họ được giao việc nhiều hơn, lớn hơn.

Đầy tớ thứ ba không trung tín nên không được thưởng. Vì sợ thất bại, ông không thử sức làm. Ông sợ đời sống và trách nhiệm. Cũng có thể ông nghỉ có một ta-lâng là không quan trọng. Ông quên rằng nếu theo tỉ lệ một lời một, ông sẽ được chủ khen như các đầy tớ khác. Ông đánh giá mình quá thấp. Ông là tín đồ nhưng ông mất phần thưởng, ông không được chủ giao việc nữa.  Ông trở thành người đầy tớ vô ích.

Tôi tin một người, một nhà, một điểm nhóm là quan trọng trong nước Chúa.

Có một khả năng để làm nhưng không làm sẽ rơi vào nguy cơ mất khả năng đó.  Chủ lấy lại hết và giao cho người khác.

Cả ba thí dụ trên dạy chúng ta ngày nay hãy yêu mến sự trở lại của Chúa, chờ đợi ngày Chúa trở lại và trung tín làm xong việc Chúa giao cho đến ngày Chúa đến. Chúng ta cần thức canh, làm chứng nhân, và phục vụ Chúa. Dầu không thành công như người khác, nhưng nếu biết trung tín và có lợi ích cho nhà Chúa, chúng ta sẽ được khen thưởng.

h 1 h1Đọc 2 Phi-e-rơ 3: 3-16. Chúa không chậm trễ về lới hứa của Ngài.

Đọc Hê-bơ-rơ 10:25 để tiếp tục và sốt sắng nhóm lại.

Đọc Hê-bơ-rơ 13:15 để ca hát, truyền danh Chúa ra.

Chúa đang giao thêm việc mới cho tôi.

Tôi mới tham gia thành lập CA ĐOÀN TRUYỀN GIẢNG QUÊ HƯƠNG MỚI.

Tôi đang dự phần mở rộng nước Trời…

Mục Sư Giáo Sĩ Nguyễn Văn Huệ   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn