Thứ Tư , 24 Tháng Tư 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Quyển Sách Được Linh Cảm

Quyển Sách Được Linh Cảm

Hãy Nhớ Tương Lai Của Chúng Ta

Thẩm Quyền Kinh Thánh Và Bản Chất Lời Chúa

 

Trong thời gian vận động cho vị trí thượng nghị sĩ bang Florida vào năm 1950, một trong số các đối thủ của Claude Pepper đã công kích ông như thế này: “Các bạn có biết rằng Claude Pepper nổi tiếng khắp Washington là một người lố bịch? Ông cùng chị dâu của mình đưa người trong gia đình vào bộ máy lãnh đạo, và ông có một người em gái làm diễn viên đầy tội lỗi ở thành phố New York. Tệ nhất là trước khi lập gia đình ông thường tuyên bố sống đời độc thân!”  Claude Pepper đã thất bại trong cuộc tranh cử năm đó.

Từ ngữ được sử dụng trong câu chuyện trên rất quan trọng. Cũng vậy các từ ngữ nói về Kinh Thánh là vô cùng quan trọng.

bible

Khi tiếp tục nghiên cứu về thẩm quyền Kinh Thánh, chúng ta sẽ bắt gặp những câu hỏi thực tiễn: Chúng ta sẽ gọi quyển sách này là gì? Từ ngữ nào mô tả tốt nhất cho thẩm quyền của quyển sách này? Những thuật ngữ nào chúng ta nên tránh, và từ ngữ nào nên dùng? Tại sao điều đó lại quan trọng?

Hãy tìm hiểu Kinh Thánh nói gì về chính quyển sách này, và sau đó thảo luận một số từ ngữ thông dụng về thẩm quyền Kinh Thánh trong Hội Thánh Baptist và Hội Thánh chung ngày nay. Xin hãy tin tôi, đây là chủ đề dễ thay đổi nhất trong cả cuốn sách này.

Lời Chúa nói về Lời Chúa

Chúng ta sẽ bắt đầu một hành trình ngắn qua các trang Kinh Thánh. Có phải cuốn sách này tự cho mình tính thẩm quyền? Hay phải chăng chúng ta, những người xác nhận lẽ thật muôn thuở của Kinh Thánh, đã hiểu sai quyển sách mà chúng ta đang bảo vệ? Vào thế kỷ mười sáu, những nhà cải chánh giáo hội đã bị kẻ thù cáo buộc hành động dựng nên một “giáo hoàng bằng giấy” đó là Kinh Thánh. Có phải cam kết của chúng ta đối với thẩm quyền Kinh Thánh được chính Kinh Thánh bảo đảm? Lời Chúa nói gì về chính lời của Ngài?

Kinh Thánh nói gì về Kinh Thánh?

“Kinh Thánh” (Holy Bible) nghĩa là quyển sách của Đức Chúa Trời. Từ Bible bắt nguồn từ thị trấn cổ Byblos tại Phoenicia, tọa lạc ở phía đông  Địa Trung Hải. Cây cói papyrus được trồng gần Byblos và được xuất khẩu qua thị trấn hải cảng này, loại cây này đã được sử dụng để tạo ra “giấy” vào thời đó.

Sau đó, từ bible có nghĩa là một điều gì đó được viết trên lá byblos hoặc giấy papyrus. Nói cách khác, nó là một quyển sách. Nếu có những cuốn sách mang tên “kinh về việc sửa chữa nhà” (the bible of home repair) hoặc “kinh về máy vi tính” (the bible of computing) khiến chúng ta cảm thấy phản cảm, thì thực ra từ bible trong những tựa đề nêu trên đang được sử dụng đúng với ý nghĩa lịch sử của nó.

Từ ngữ phân biệt quyển Kinh (the Bible) với tất cả mọi quyển sách khác đó là từ “Thánh” (Holy). Từ này có nghĩa là thiên thượng hoặc được biệt riêng ra. Hãy suy nghĩ về điều này. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên vũ trụ cũng đã viết nên một quyển sách. Bạn đang sở hữu một bản sao của quyển sách ấy.

Quyển sách này đôi khi được gọi là “Scriptures” (cũng gọi là Kinh Thánh), từ ngữ này có nghĩa là “tác phẩm” (script) của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta:

  • Phao-lô “hết sức bẻ bác người Giu-đa giữa thiên hạ, lấy Kinh Thánh mà bày tỏ rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ.” (Công vụ 18:28).
  • Phao-lô nhắc nhở Ti-mô-thê rằng: “từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” (II Ti-mô-thê 3:15-16).
  • Phi-e-rơ đã cảnh báo rằng “những kẻ dốt nát và tin không quyết” đã xuyên tạc các bức thư của Phao-lô, “cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình.” (II Phi-e-rơ 3:16).

Kinh Thánh cũng tự xưng là “lời của Đức Chúa Trời”:

  • Đức Chúa Giê-su quở trách những lãnh đạo tôn giáo là những người “vì lời truyền khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 15:6).
  • Chúa của chúng ta đã nói về những người “được lời Đức Chúa Trời phán đến” (Giăng 10:35).
  • “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.” (Hê-bơ-rơ 4:12).

Kinh Thánh không chỉ chứa đựng lời của Đức Chúa Trời; nhưng toàn bộ Kinh Thánh chính là lời của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh nói về nguồn gốc của Kinh Thánh

Tác Giả của quyển sách này đã đưa ra một tuyên bố vĩ đại nhất từng được ghi lại trong văn học: “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (Ma-thi-ơ 28:18). Không một Sê-sa, một đại tướng, hay một nhà độc tài nào từng suy nghĩ đến việc tuyên bố có được tất cả thẩm quyền trên cả thế giới. Nếu Đức Chúa Giê-su có “tất cả” mọi thẩm quyền đối với mỗi một khía cạnh trong thế giới hiện tại, thì tôi và bạn có bao nhiêu thẩm quyền? Những từ ngữ được một Người có đầy thẩm quyền như thế ban cho chúng ta tất nhiên sẽ là những lời quan trọng và có thẩm quyền nhất trên cả thế giới.

Kinh Thánh đồng ý với điều này. Kinh Thánh tuyên bố là quyển sách được chính Tác Giả linh cảm (hà hơi vào): “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (II Ti-mô-thê 3:16). Kinh Thánh tuyên bố là quyển sách đến từ trời, không phải từ con người, có thẩm quyền về nguồn gốc của chính Kinh Thánh: “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (II Phi-e-rơ 1:20-21).

Phao-lô nói về lời của chính ông rằng: “Tin lành mà tôi đã truyền, chẳng phải đến từ loài người đâu; vì tôi không nhận và cũng không học Tin lành đó với một người nào, nhưng đã nhận lấy bởi sự tỏ ra của Đức Chúa Giê-su Christ” (Ga-la-ti 1:11-12). Ông cũng đưa ra lời tuyên bố tương tự cho người Cô-rinh-tô: “Chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy.” (I Cô-rinh-tô 2:13).

Kinh Thánh luôn luôn tuyên bố có được thẩm quyền thiên thượng này:

  • “Cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời.” (Ê-sai 40:8).
  • Sau khi trích dẫn câu Kinh Thánh này, Phi-e-rơ thêm rằng: “Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em.” (I Phi-e-rơ 1:25).
  • Đức Chúa Giê-su nói rõ ràng cương quyết: “lời ta nói chẳng bao giờ qua đi.” (Ma-thi-ơ 24:35).

Kinh Thánh tuyên bố là lời thẩm quyền của Đức Chúa Trời đối với mọi vấn đề mà Kinh Thánh nói đến. Kinh Thánh xác nhận rằng lẽ thật được nói đến trong Kinh Thánh là khách quan và mãi mãi có giá trị. Đó là thẩm quyền tối cao mà Kinh Thánh tự xác nhận.

Mối liên kết giữa Trời và người

Vậy chúng ta biết rằng Kinh Thánh đích thực là “lời của Đức Chúa Trời,” được ban cho con người thông qua con người. Đức Chúa Trời đã sử dụng con người để đem lời của Ngài đến cho nhân loại như thế nào? Tại đây chúng ta phải xem xét các lý thuyết về sự linh cảm của Kinh Thánh.

Đầu tiên, hãy bỏ qua những phương pháp sai lầm. Một số người cho rằng Kinh Thánh được linh cảm như những áng văn vĩ đại. Đây là thuyết linh cảm tự nhiên. Những người khác tin rằng Kinh Thánh được linh cảm ở một mức độ nào đó giống như những tác phẩm Cơ Đốc, bài giảng và dạy dỗ trong ngày hôm nay. Đây là thuyết Cơ Đốc tổng quát. Vẫn có những người khác chấp nhận ý tưởng cho rằng chỉ một số phần trong Kinh Thánh được linh cảm. Đây là phương pháp linh cảm một phần. Kinh Thánh bác bỏ cả ba lý thuyết trên với tuyên bố thẩm quyền đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với toàn bộ Kinh Thánh (II Ti-mô-thê 3:16).

Vậy hãy xem xét ba lý thuyết phổ biến nhất trong Hội Thánh Baptist và Hội Thánh chung ngày nay. Một là phương pháp Đọc Chép. Theo quan điểm này, Đức Chúa Trời trực tiếp ban từng chữ trong Kinh Thánh cho các trước giả để viết ra. Các trước giả có vai trò như những người viết tốc ký. Một số phần trong Kinh Thánh đã được thực hiện theo cách này (chẳng hạn như Mười Điều Răn). Nhưng chúng ta cũng nhận thấy nhiều từ ngữ khác nhau, những văn phong và mục tiêu khác nhau giữa các sách trong Kinh Thánh. Vì lý do này, lý thuyết đọc chép không thuyết phục với hầu hết các độc giả ngày nay.

Phương pháp từ ngữ thì cho rằng Đức Chúa Trời linh cảm những từ ngữ riêng biệt của Kinh Thánh trong khi vẫn cho phép sử dụng tính cách của con người. Quan điểm này thường được kết hợp với quan điểm toàn diện, nghĩa là tất cả. Quan điểm này dạy rằng Đức Chúa Trời chủ động linh cảm từng từ ngữ của Kinh Thánh, nhưng Đức Chúa Trời thực hiện điều này theo cách sử dụng những tính cách cá nhân của trước giả.

Một phương pháp thứ ba đó là lý thuyết năng động. Những người theo quan điểm này tin rằng Đức Chúa Trời thường hướng dẫn các trước giả hơn là ban cho họ từng từ ngữ. Theo phương pháp này, tính cách của họ được sử dụng, trong khi mục đích của Đức Chúa Trời vẫn được hoàn thành. Dù không khăng khăng khẳng định sự linh cảm trực tiếp từng từ ngữ của văn bản, nhưng phương pháp này vẫn giữ được sự thần cảm của Kinh Thánh. Quan điểm này xác nhận rằng linh cảm lời nói không được đặt nhiều trong phương pháp nhưng trong kết quả.

Phương pháp nào là tốt nhất? Cả ba phương pháp đều có những ý tưởng có thể được kết hợp vào cùng một khái niệm. Chúng ta phải chấp nhận cả yếu tố thiên thượng lẫn yếu tố con người đằng sau việc hình thành nên Kinh Thánh và cả ba yếu tố đều quan trọng như nhau.

Đôi khi Đức Chúa Trời đọc để con người chép lời của Ngài; đôi khi Đức Chúa Trời ban cho các trước giả lời của Ngài bằng những cách trực tiếp (chẳng hạn như giấc mơ và sự hiện thấy); và đôi khi các trước giả sử dụng từ ngữ của chính họ để diễn tả lẽ thật mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Có lẽ một phép so sánh sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn điều này. Rất nhiều tác giả, từ cổ chí kim, đã so sánh thẩm quyền thiên thượng/con người của Kinh Thánh với bản chất thiên thượng/con người của chủ thể Kinh Thánh, đó chính là Đức Chúa Giê-su. Đức Chúa Giê-su hoàn toàn là Đức Chúa Trời, nhưng cũng hoàn toàn là con người. Chúng ta không thể hiểu trọn vẹn sự huyền nhiệm này, nhưng chúng ta có thể khẳng định điều đó. Cũng vậy, Kinh Thánh là chính lời của Đức Chúa Trời, nhưng sử dụng ngôn từ của con người.

Mọi lẽ thật thuộc linh quan trọng đều đòi hỏi chúng ta chấp nhận sự nghịch lý. Đức Chúa Trời là ba ngôi nhưng là một; Chúa đang tể trị nhưng chúng ta có tự do ý chí. Đức Chúa Giê-su hoàn toàn là Đức Chúa Trời và hoàn toàn là con người. Lời Đức Chúa Trời có cả thiên thượng lẫn con người.

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien 

ethi

Huongdionline.com cần sự ủng hộ của bạn đọc để duy trì và phát triển các mục vụ. Mọi sự dâng hiến cho Hướng Đi Ministries xin gởi về:

VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE

BBVA compass BANK

3111 North Galloway Ave.

Mesquite, TX 75150, USA

Routing# 113010547

Account# 6702149116

 

 

Chân thành cảm ơn.

hue

Mục sư Nguyễn Văn Huệ.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn