Thứ Sáu , 29 Tháng Ba 2024
Home / Trang Chủ / Bạn Có Muốn Nghe Tiếng Chúa Không?

Bạn Có Muốn Nghe Tiếng Chúa Không?

Mục Sư Rick Warren

 

Pastor Rick Warren preached to members of his Saddleback Church  at  Angel Stadium in Anaheim on Saturday. ///ADDITIONAL INFORMATION: SaddlebackAnniversary.0322 – 3/21/15 – BILL ALKOFER, - ORANGE COUNTY REGISTER -  Saddleback Church held their 35th anniversary celebration at Angel Stadium.   Pastor Rick Warren preached to the faithful there on Saturday.
Pastor Rick Warren preached to members of his Saddleback Church at Angel Stadium in Anaheim on Saturday.

“Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và ta trả lời thế nào về sự đối nại của ta.”  Ha-ba-cúc  2:1

Nghe tiếng Chúa bắt đầu bằng sự khao khát. Bạn có muốn lắng nghe tiếng Ngài không?

Ha-ba-cúc 2:1 chép rằng, “Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và ta trả lời thế nào về sự đối nại của ta.”

Ha-ba-cúc bắt đầu bằng những từ: “Ta sẽ”.  Hay nói cách khác, ông nói rằng mình đang quyết tâm lắng nghe Chúa. Đây là một sự lựa chọn.

Bạn sẽ không bao giờ nghe được tiếng Chúa trừ khi bạn thật sự muốn nghe.  Thật giản dị.  Đức Chúa Trời phán cho những con người quyết tâm thực hành bất cứ điều gì Chúa truyền dạy họ ngay trước khi Ngài phán với họ.  Ngài không phí thì-giờ đùa.  Ngài muốn bạn khao-khát tương giao với Ngài và thưa rằng, “Lạy Chúa xin hãy dạy con điều phải làm, con sẽ vâng theo.”

Một khi bạn thật lòng quyết tâm muốn nghe tiếng Chúa, bạn phải rút lui vào một nơi yên tĩnh. Ha-ba-cúc nói, “Ta sẽ đứng nơi vọng canh,” trong thành ngữ Hi-bá-lai có nghĩa là cô tịch.

Bạn không thể nghe được tiếng Chúa nếu quanh bạn đầy sự ồn ào.  Đó là lý do tại sao bạn phải tìm một nơi yên tỉnh.  Bạn có đồng ý là không dễ gì tìm được một nơi yên tịnh trong thế giới ngày nay không?  Thử nghĩ đến ngôi nhà của bạn.  Những bậc cha mẹ có con trong lứa tuổi chưa đi học, hiểu được điều tôi đang nói.

wesley

Tôi muốn khích-lệ các bạn đang làm cha mẹ một chút.  Susanna Wesley có tất cả 18 người con, hai người trong số đó đã làm chuyển đổi dòng lịch-sử.  John Wesley là người sáng lập giáo-phái Methodist, và Charles Wesley đã viết hằng trăm bản thánh ca.  Cả hai đều thừa hưởng lòng yêu-mến Chúa từ tấm lòng trung-kiên nhiệt-thành của mẹ.  Bà cầu nguyện mỗi ngày.  Làm cách nào bạn tìm được thì giờ để yên tỉnh cầu nguyện mỗi ngày khi bạn có 18 đứa nhỏ?  Vào khoảng trưa, bà ngồi xuống trong chiếc ghế đẩy đưa của mình và kéo tấm tạp-dề phủ lên đầu.  Tất cả các con đều hiểu rằng nếu chúng quấy nhiễu mẹ trong lúc tấm tạp dề đã phủ lên đầu bà, chúng sẽ gặp rắc rối.

Chúa Giê-su cho chúng ta một vài lời khuyên cụ-thể trong Mathiơ 6:6: “Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.”

Có ba chữ sẽ khích lệ bạn trong quyết tâm tìm thì giờ ở riêng với Chúa: Chúa quan-tâm.  Chúa quan-tâm đến những gì bạn đang trải qua.  Nếu bạn không ý thức được sự quan-tâm của Ngài, làm sao bạn có thể dành thì giờ cho Ngài?  Một khi ý-thức được Ngài  quan-tâm, biết bao ân-sủng Ngài sẵn lòng ban cho bạn, bạn sẽ quyết tâm dành thì giờ ở riêng với Ngài.

Thảo luận

Qua những cách nào bạn bày tỏ với Chúa rằng bạn muốn được nghe tiếng Ngài?

Nơi yên lặng cô tịch của bạn là gì?  Điều ấy có giúp bạn nghe được tiếng Chúa không?

Làm Gì Trong Khi Trông Đợi Chúa 

“Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy rình xem Ngài bảo ta điều gì, và trả lời thế nào về sự đối nại của ta.”  Ha-ba-cúc  2:1

Sau khi rút lui vào môt nơi yên tịnh để lắng nghe tiếng Chúa, bạn cần phải chờ đợi, lắng lòng cùng mọi cảm xúc xuống.  Bạn phải ổn-định tâm trí.

Ha-ba-cúc 2:1 chép, ““Ta sẽ (đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và trả lời thế nào về sự đối nại của ta.”  Có nghĩa bạn phải tiếp-tục chờ đợi và yên tịnh cho đến khi nghe được tiếng Chúa.

Tại sao điều nầy quan trọng?  Bởi vì sự vội vã sẽ làm chết sự cầu nguyện.  Lý do bạn không thể nghe được tiếng Chúa chính vì bạn quá vội vã.  “Chúa ơi, con muốn nghe tiếng Ngài. Nhưng xin nhanh lên! Con còn một cuộc hẹn cần phải đi.”

Chúa phán với những người có thì giờ để lắng nghe.  Bạn phải thực sự muốn nghe tiếng Chúa. Bạn phải rút lui vào một nơi thanh vắng, khỏi mọi sự phân tâm, lắng lòng xuống và chờ đợi.

Có bốn điều bạn có thể làm trong khi đợi chờ tiếng Chúa phán.

Thư giản thân thể.  Khi cơ thể bạn thư giãn, tâm trí bạn cũng sẽ thư giãn.  Bạn sẽ dễ mở lòng ra để nghe tiếng Chúa tốt hơn.  Thi-Thiên 46:10 dạy rằng, “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời.”

Chờ-đợi trong yên lặng. Thi Thiên 62:5 chép, “Hỡi linh hồn ta, hãy nghỉ an nơi Đức Chúa Trời; Vì sự trông cậy ta ở nơi Ngài”.  Sự bận rộn gia tăng tốc độ trong tâm trí bạn.  Nó làm trí não hoạt động không ngừng.  Bạn có bao giờ để cho tâm trí bạn làm việc nhanh đến nổi bạn không thể nào làm nó chậm lại được không?  Sự yên lặng chờ đợi cho phép bộ máy trong bạn lắng dịu.

Chờ-đợi trong nhẫn-nại.  “Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va, và chờ đợi Ngài” (Thi Thiên 37:7).  Sự yên tĩnh nội tâm sẽ tạo nên nối kết nội tại với Chúa.  Nói cách khác, nó tạo mối liên kết.  Trong sự yên-tịnh, tâm trí bạn dễ hướng về Chúa và những điều Ngài muốn phán với bạn.

Chờ-đợi với lòng mong đợi.  Lời Chúa trong Thi-Thiên 130:5 chép rằng, “Tôi trông đợi Đức Giê-hô-va, linh hồn tôi trông đợi Ngài; Tôi trông đợi lời của Ngài.”  Chúa phán với những con người trông đợi Ngài phán cùng họ.

Chúa đang ngắm xem để biết bạn có sẵn sàng lắng nghe tiếng Ngài không.  Bạn cần chờ đợi cách yên lặng, nhẫn-nại với lòng mong-đợi sự đáp lời của Ngài không?

Thảo Luận

Khi muốn thư giãn thân thể để kiên nhẫn đợi chờ Chúa, có những sự phân tâm nào khiến bạn không thể làm như thế không?

Có câu hỏi nào đặc biệt bạn đang trông đợi sự đáp lời của Chúa không?  Làm cách nào bạn có thể chờ đợi trong sự trông cậy?

Có những cách nào để luyện tập thân thể và tâm trí được thư giãn không?

 

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn