Thứ Sáu , 29 Tháng Ba 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / CHÚNG TÔI TIN – chương 24

CHÚNG TÔI TIN – chương 24

CHÚNG TÔI TIN – chương 23

Từ năm 1933 -1945, Đức quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã tiến hành khủng bố và tàn sát người Do Thái khắp Châu Âu. Mục tiêu của A. Hitler là xóa sổ người Do thái khỏi địa cầu. Hơn sáu triệu người Do thái đã bị giết trong cuộc đại tàn sát của A. Hitler.
Lúc bấy giờ có một nhóm nhỏ sinh viên học sinh Cơ đốc người Hà lan tìm cách cứu sống những người Do thái. Trong giai đoạn từ 1940-1945, nhóm này đã cứu được khoảng 800 người Do thái. Một số thành viên của nhóm đã bị sát hại vì nỗ lực cứu người Do thái.
Một Ra-bi (thầy dạy luật pháp) của người Do thái được cứu thoát khỏi chết trong cuộc tàn sát Holocaust hỏi một thiếu niên trong nhóm học sinh Hà Lan: “Em biết là em có thể bị sát hại khi tham gia bảo vệ người Do Thái chúng tôi. Động cơ nào thúc đẩy em làm việc đó?” Em học sinh trả lời: “Tôi muốn theo gương Chúa Jesus, là người sẵn sàng chết cho những người xa lạ và những kẻ ghét Ngài.” Vị Ra-bi nói: “Tôn giáo của em thực sự có ý nghĩa.” Em học sinh trả lời: “Cơ đốc giáo không phải là một tôn giáo, nhưng nó là một phong trào cách mạng thuộc linh chống lại quyền lực của sự tối tăm.”
Điều gì đã truyền cảm hứng cho những thanh niên trẻ tuổi kia sẵn sàng hy sinh chính bản thân vì sự sống của người Do Thái?


 

Đây là loạt bài học dành cho những người THỜ TRỜI gồm tất cả 30 chương. Huongdionline sẽ lần lượt giới thiệu những chương còn lại. 

Chương 24. KIỂM SOÁT BẢN THÂN

CÂU HỎI CHÌA KHÓA
Đức Chúa Trời hành động như thế nào để giải thoát tôi ra khỏi những thói quen tội lỗi?

Ý TƯỞNG CHÌA KHÓA
Tôi nhờ Đấng Christ mà có khả năng kiểm soát bản thân.

CÂU CHÌA KHÓA
11 Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. 12 Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, 13 đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Tít 2:11-13

Lưu ý: Từ “tiết độ” hay “tự chế” trong bản Kinh Thánh Tiếng Anh là “self-control” có nghĩa là: khả năng giữ bình tĩnh, không bày tỏ cảm xúc ngay cả khi bạn cảm thấy nóng giận hay bị kích động. Trong bài này người dịch sử dụng từ “kiểm soát bản thân” mang ý nghĩa: tiết độ, tự chế. 

titus2.12
HƯỚNG ĐI CỦA CHƯƠNG
Kiểm soát bản thân đề cập đến khả năng kiểm soát các cảm xúc và hành vi. Mỗi người đều có sự tranh chiến trong lĩnh vực này, vì có sự hiện diện của bản chất tội lỗi bên trong chúng ta. Làm thế nào để Đức Chúa Trời giúp đỡ, điều chỉnh khi chúng ta bị rơi vào tình huống mất kiểm soát ý tưởng và hành vi của mình? Làm cách nào mà TRỜI giải thoát chúng ta ra khỏi các sự nghiện ngập và những thói quen tội lỗi? Trong Lời Chúa có câu trả lời cho những vấn nạn này.

Trong chương này chúng ta sẽ học về:
– Sự kêu gọi và sự đòi hỏi của TRỜI dành cho con người.
– Khuôn mẫu của hành động kiểm soát bản thân: Xấu và Tốt
– Làm thế nào để phát triển khả năng kiểm soát bản thân?

SỰ KÊU GỌI VÀ SỰ ĐÒI HỎI
Đức Chúa Trời đòi hỏi mỗi chúng ta phải kiểm soát bản thân. Điều này nói sẽ dễ hơn là làm. Trước giả của sách Châm Ngôn đã dạy chúng ta tầm quan trọng và những lợi ích của bài học kiểm soát bản thân.
Người chậm nóng giận thắng hơn người dõng sĩ;
Và ai cai trị lòng mình thắng hơn kẻ chiếm lấy thành.
Châm ngôn 16:32

Ai sanh con ngu muội ắt sẽ có buồn rầu;
Còn cha của kẻ ngây dại chẳng được vui vẻ.
Châm ngôn 17:21

Người nào chẳng chế trị lòng mình,
Khác nào một cái thành hư nát, không có vách ngăn.
Châm ngôn 25:28

Kẻ ngu muội tỏ ra sự nóng giận mình;
Nhưng người khôn ngoan nguôi lấp nó và cầm giữ nó lại.
Châm ngôn 29:11

Kiểm soát bản thân có nghĩa là có khả năng để điều khiển những cơn bốc đồng, các phản ứng tự nhiên và các tham vọng cá nhân. Phao-lô đã viết lá thư gởi cho Tít được gọi là Giám mục thư, hướng dẫn về tiêu chuẩn để chọn các trưởng lão trong các hội thánh địa phương. Trong những tiêu chuẩn này vị sứ đồ đề cập đến từ “tiết độ” – hay khả năng kiểm soát bản thân.
Phao-lô gởi cho Tít, là con thật ta trong đức tin chung: nguyền xin con được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta!

5 Ta đã để con ở lại Cơ-rết đặng sắp đặt mọi việc chưa thu xếp, và theo như ta đã răn bảo cho con mà lập những trưởng lão trong mỗi thành. 6 Mỗi người trong vòng trưởng lão đó phải cho không chỗ trách được, chỉ chồng của một vợ; con cái phải tin Chúa, không được bị cáo là buông tuồng hoặc ngỗ nghịch. 7 Vì người giám mục làm kẻ quản lý nhà Đức Chúa Trời thì phải cho không chỗ trách được. Chẳng nên kiêu ngạo, giận dữ, nghiền rượu, hung tàn, tham lợi; 8 nhưng phải hay tiếp đãi khách, bạn với người hiền, khôn ngoan, công bình, thánh sạch, tiết độ, 9 hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành mà khuyên dỗ người ta và bác lại kẻ chống trả.
Tít 1:4-9

3 Các bà già cũng vậy, phải có thái độ hiệp với sự thánh; đừng nói xấu, đừng uống rượu quá độ; phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo; 4 phải dạy đàn bà trẻ tuổi biết yêu chồng con mình, 5 có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà; lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho đạo Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào.
6 Cũng phải khuyên những người tuổi trẻ ở cho có tiết độ. 7 Hãy lấy mình con làm gương về việc lành cho họ, trong sự dạy dỗ phải cho thanh sạch, nghiêm trang, 8 nói năng phải lời, không chỗ trách được, đặng kẻ nghịch hổ thẹn, không được nói xấu chúng ta điều chi.
Tít 2:3-8

11 Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. 12 Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, 13 đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, 14 là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành.
15 Hãy dạy các điều đó, lấy quyền đầy đủ mà khuyên bảo quở trách. Chớ để ai khinh dể con.
Tít 2:11-15
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Gạch dưới chân từ “tiết độ” (kiểm soát bản thân) được dùng trong các phần Kinh Thánh trên. Tại sao bạn cho rằng đây là phẩm chất cần thiết cho các chức vụ lãnh đạo hội thánh?

KHUÔN MẪU CỦA KIỂM SOÁT BẢN THÂN: XẤU VÀ TỐT
Trong suốt thời kỳ Các quan xét, tuyển dân Israel bị người Phi-li-tin quấy phá, áp bức trong bốn mươi năm. Đức Chúa Trời đã dấy lên các quan xét để giải cứu và bảo vệ tuyển dân. Một trong những người đó là Sam-sôn. Sam-sôn là một người Na-xi-rê có nghĩa là người được biệt riêng ra cho một chức vụ và sứ mạng đặc biệt. Đức Chúa Trời đã ban cho Sam-sôn một sức mạnh siêu nhiên. Sam-sôn có một đặc trưng riêng là ông không bao giờ được cắt tóc. Nếu làm vậy sức mạnh kỳ diệu trong ông sẽ không còn nữa. Ông là vị quan xét cuối cùng trong lịch sử tuyển dân và đáng buồn thay, Sam-sôn đã bị một phụ nữ Phi-li-tin lôi kéo đưa ông vào bẫy. Điều gì xảy ra? Ông đánh mất sự kiểm soát bản thân, tiết lộ điều bí mật của mình cho người phụ nữ kia và mang lấy một kết cục thảm hại.

4 Sau đó, người yêu mến một người nữ ở trong trũng Sô-réc, tên là Đa-li-la. 5 Các quan trưởng Phi-li-tin đến nhà nàng, mà rằng: Hãy ráng dụ dỗ hắn, hầu cho biết bởi đâu hắn có sức mạnh lớn lao kia, và chúng ta phải làm thế nào cho được thắng hơn, trói và bắt hắn phục. Chúng ta ai nấy sẽ thưởng cho nàng mười một trăm miếng bạc. 6 Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Tôi xin chàng hãy nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh lớn lao, và phải dùng chi trói chàng đặng bắt phục chàng? 7 Sam-sôn đáp: Nếu người ta trói tôi bằng bảy sợi dây cung tươi và còn ướt, thì tôi sẽ trở nên yếu đuối như một người khác. 8 Các quan trưởng Phi-li-tin đem cho Đa-li-la bảy sợi dây tươi và còn ướt, nàng lấy trói người. 9 Vả, tại trong phòng ở nhà nàng có binh phục. Nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Song người bứt những sợi dây như một sợi chỉ gai đứt khi đụng đến lửa. Như vậy, căn nguyên sức mạnh người chẳng tìm ra được.
10 Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Nầy chàng đã gạt tôi, nói dối cùng tôi. Xin bây giờ tỏ cho tôi phải lấy chi trói chàng? 11 Người đáp: Nếu người ta cột ta bằng dây lớn mới, chưa hề có ai dùng, thì ta sẽ trở nên yếu như một người khác. 12 Vậy, Đa-li-la lấy dây lớn mới, trói Sam-sôn, rồi nói rằng: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Vả, có binh đương phục trong một phòng. Nhưng người bứt đứt những sợi dây lớn trói cánh tay, y như một sợi chỉ vậy.
13 Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Chàng gạt tôi và nói dối tôi đến bây giờ. Vậy, xin nói cho tôi biết phải trói chàng bằng chi. Người đáp: Nàng cứ dệt bảy lọn tóc thắt của đầu ta vào trong canh chỉ của nàng. 14 Đa-li-la lấy con sẻ cột chặt lại, rồi la rằng: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Nhưng người thức dậy, nhổ con sẻ của khung cửi ra luôn với canh chỉ.
15 Bấy giờ, nàng mới nói rằng: Làm sao chàng nói được rằng: Tôi yêu nàng! Bởi vì lòng chàng chẳng thành cùng tôi? Chàng đã gạt tôi ba lần, và chẳng nói cho tôi biết bởi đâu có sức lực lớn của chàng. 16 Mỗi ngày nàng lấy câu hỏi ghẹo lòng rối trí người, đến đỗi người bị tức mình hòng chết. 17 Người bèn tỏ hết sự lòng mình mà rằng: Dao cạo chẳng hề đưa qua đầu ta, vì từ trong lòng mẹ, ta đã làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời. Nếu ta bị cạo, sức lực ta sẽ lìa khỏi ta, ta tất trở thành yếu như người khác. 18 Đa-li-la thấy người đã tỏ hết sự lòng cho mình, sai mời các quan trưởng Phi-li-tin, mà rằng: Lần nầy hãy lên, vì hắn đã tỏ hết sự lòng cho tôi. Vậy, các quan trưởng Phi-li-tin đi lên nhà nàng, đem bạc trong tay. 19 Nàng khiến Sam-sôn nằm ngủ trên đầu gối mình, gọi một người, biểu cạo bảy mé tóc trên đầu chàng. Như vậy, nàng khởi làm khốn khổ người, sức lực bèn lìa khỏi người. 20 Bấy giờ nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Người thức dậy mà rằng: Ta sẽ ra như các lần trước, và gỡ mình cho thoát khỏi tay chúng nó! Nhưng người chẳng biết rằng Đức Giê-hô-va đã lìa khỏi mình. 21 Người Phi-li-tin bắt người, khoét con mắt, đem xuống Ga-xa, rồi trói người bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xay cối trong ngục.
Các quan xét 16:4-21

jud

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BẢN THÂN?
Kinh Thánh đề cập đến những hướng dẫn thực tế để phát triển khả năng kiểm soát bản thân.
Có một từ chìa khóa ở đây là “trốn chạy” hay “tránh xa”. Có nghĩa là chạy thoát khỏi những tình huống, những con người mà ở đó chúng ta dễ dàng đánh mất sự kiểm soát bản thân. Chúng ta được biết Cô-rin-tô là một thành phố cảng với lối sống dâm dục và rất khó để sống trong sạch tại nơi ấy vào thời của Phao-lô.
Trong thư tín gởi cho người Cô-rin-tô, vị sứ đồ đã nhắc họ làm thế nào để loại trừ sự ô uế, bất khiết.

18 Hãy tránh sự dâm dục. Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình.
19 Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? 20 Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời.
1 Cô-rin-tô 6:18-20

Phao-lô cũng viết hai thư tín gởi cho Ti-mô-thê, người chăn bầy trẻ tuổi là học trò của ông. Trong hai thư tín này ông đưa ra các chỉ dẫn làm thế nào để sống một đời sống trong sạch thánh khiết và hướng dẫn người khác đi con đường này. Vị sứ đồ nhắc nhở Ti-mô-thê phải tránh các giáo sư giả và loại bỏ lòng yêu mến tiền bạc. Từ “tránh” được dùng trong câu 11, đôi khi là phương cách tốt nhất để chúng ta không bị lôi kéo vào những hành vi bất kính tội lỗi.

6 Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. 7 Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. 8 Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; 9 còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.

11 Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi, mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.
1 Tim. 6:6-11

22 Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa. 23 Hãy cự những lời biện luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi. 24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, 25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật, 26 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó.
2 Tim. 2:22-26
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Động từ nào chúng ta phải ghi nhớ đồng thời với khả năng kiểm soát bản thân?

🙂
Câu trả lời cho vấn đề khi đối diện với sự cám dỗ không chỉ là “trốn chạy” hay “tránh xa”. Đôi khi chúng ta cần phải chống cự nó. Đây là điều Gia-cơ đề cập đến trong thư tín của ông. Điều khó khăn cho hầu hết các tín nhân là kiểm soát được cái lưỡi (ngôn từ) của mình khi mà chúng ta rơi vào tình huống nóng giận hay cảm thấy khó tha thứ cho một ai đó. Điều này cũng tương đương với khả năng kiểm soát bản thân. Thực ra chúng ta không chỉ kiểm soát chính mình nhưng hãy để cho Đức Chúa Trời kiểm soát, hướng dẫn chúng ta. Cách duy nhất chúng ta có thể chiến đấu chống cự tội lỗi, đời sống bất khiết và những điều xấu là phải nhớ rằng TRỜI ở với chúng ta và Ngài có quyền năng giúp chúng ta thắng hơn các sự cám dỗ.

3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cũng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. 5 Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. 7 Hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. 9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. 10 Đồng một miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy. 11 Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao?
Gia-cơ 3:3-11
Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? 2 Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. 3 Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình.
4 Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy. 5 Hay là anh em tưởng Kinh thánh nói vô ích sao? Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời khiến ở trong lòng chúng ta, ham mến chúng ta đến nỗi ghen tương, 6 nhưng Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Kinh thánh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.
7 Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. 8 Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi; 9 hãy cảm biết sự khốn nạn mình, hãy đau thương khóc lóc; hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn. 10 Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên.
Gia-cơ 4:1-10
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Tại sao vấn đề cai trị cái lưỡi rất khó khăn cho mọi người?

🙂

Giải pháp tốt nhất cho kiểm soát bản thân là học biết và để Đức Chúa Trời kiểm soát con người chúng ta. Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng phải lệ thuộc vào ân điển của TRỜI, bước đi trong quyền năng Đức Thánh Linh và noi theo khuôn mẫu của Chúa Giê-su.

16 Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt. 17 Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm. 18 Nhưng, ví bằng anh em nhờ Thánh Linh chỉ dẫn, thì chẳng hề ở dưới luật pháp.
19 Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, 20 thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, 21 ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.
22 Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: 23 Không có luật pháp nào cấm các sự đó. 24 Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tư giá rồi. 25 Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy.
Ga-la-ti 5:16-25

ja
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Hãy giải thích bằng từ ngữ của bạn: Làm thế nào giao phó cho Đức Chúa Trời kiểm soát mọi tình huống để mang lại sự tiết độ – kiểm soát bản thân cho chúng ta?

🙂

Có thể chúng ta tranh chiến với tội lỗi và rồi thất bại – mất sự kiểm soát bản thân. Sự thất bại khiến chúng ta muốn tránh khỏi hiện diện của TRỜI và cố gắng che giấu sự hổ thẹn của mình. Đức Chúa Trời biết những tranh chiến, toan tính của chúng ta, và Ngài đã sai Con Ngài đứng vào khoảng trống giữa con người chúng ta với Ngài. Ngài muốn chúng ta trở về nhà vô điều kiện, bất luận tình trạng của chúng ta có như thế nào. Câu chuyện sau đây được chính Chúa Giê-su kể lại minh họa cho điều này.

11 Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. 12 Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. 13 Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài mình. 14 Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, 15 bèn đi làm mướn cho một người bổn xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. 16 Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho.
17 Vậy nó mới tỉnh ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! 18 Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, 19 không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy.
20 Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. 21 Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. 22 Nhưng người cha bảo đầy tớ rằng: Hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chân. 23 Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, 24 vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi sự vui mừng.
Lu-ca 15:11-24
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Những lĩnh vực nào trong đời sống mà bạn đang tranh đấu để kiểm soát bản thân? Bài học này thách thức bạn như thế nào? Làm thế nào để nhận biết ân điển của Đức Chúa Trời nâng đỡ bạn?

ĐIỀU CHÚNG TA TIN
Nếu chúng ta có một ao ước chân thành là trở nên giống như Chúa Giê-su để giúp đỡ những người khác, chúng ta chắc sẽ nhận ra sự kêu gọi và thách thức để phát triển khả năng kiểm soát bản thân. Những câu chuyện từ Kinh Thánh soi sáng chúng ta khi nghiên cứu cẩn thận bài học này. Sam-sôn đã đánh mất khả năng kiểm soát bản thân và dẫn đến một kết cục thảm hại. Làm thế nào để chúng ta được giải thoát ra khỏi những thói quen tội lỗi và những điều xấu? Chúng ta phải học cách tránh xa – trốn chạy và kháng cự sự cám dỗ. Tuy nhiên điều tối hậu vẫn là để Đức Chúa Trời kiểm soát bản thân và thế giới chung quanh. Khi sống theo kế hoạch của Ngài, chúng ta được TRỜI ban quyền năng để nói “Không” với tội lỗi và nói “Vâng” với ý muốn Ngài. Chúng ta có quyền năng thông qua Đấng Christ để kiểm soát bản thân. Và đôi khi chúng ta thất bại, hãy nhớ lại ân điển yêu thương của TRỜI và trở về nhà với Ngài. Cha thiên thương luôn chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở.

 

Translated by Huong Di

book   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn