Thứ Sáu , 19 Tháng Tư 2024
Home / Trang Chủ / ĐEM PHÚC ÂM ĐẾN TÂY TẠNG

ĐEM PHÚC ÂM ĐẾN TÂY TẠNG

BĂNG QUA DÃY NÚI HY MÃ LẠP SƠN (1908) 

images (2)

Sundar bẩm sinh là một người thích phiêu lưu mạo hiểm.

Không ai hiểu được rằng Sundar có thể chấp nhận đời sống của một Sadhu mà trốn khỏi mọi đòi hỏi của thế gian. Sundar vốn rất rụt rè với kẻ lạ nhất là với người Tây phương.  Nhưng với bạn bè, Sundar ăn nói rất tự nhiên. Họ rất ngạc nhiên, trong vòng hai năm, ông đã du hành đến cả miền bắc Ấn chịu đựng với nóng, lạnh, dịch lệ, sốt rét rừng, thổ tả, một số lần đối diện với sự chết và cậu học nhiều điều về thiên nhiên, vạn vật, hoang dã cũng như con người hơn cả các giáo sư đại học đương thời.  Họ có thể nghi ngờ về chuyến du hành của ông  nhưng họ luôn luôn tin tưởng về bản chất chân thật của ông. Người ta phân vân không biết kinh nghiện xuất thần của ông có lẫn lộn với cuộc phiêu lưu hàng ngày không. Chỉ có một điều chắc chắn là không ai đánh giá thấp về tinh thần dâng hiến đời sống của ông cho Thượng đế, lòng nóng cháy rao truyền Phúc Âm và ao ước phục hưng Hội thánh Ấn độ.

Họ cũng nhận ra rằng tâm linh phiêu lưu của ông đã tự phóng qua bên kia bức tường Hy mã lạp sơn. Sundar thuờng về Simla Hills để nghỉ ngơi. Ðây là chân của dãy núi Hy mã lạp sơn, nơi đây ông thường đi tản bộ trước và sau ngày nhận thánh lễ báp têm. Ngày nay thay vì lưu trú tại Sabathu như mọi lần, ông lại lặn lội leo lên vùng cao nguyên Simla.

sahdu 2

Narkanda, một ngôi làng nhỏ cao 9000 bộ hay 2,743 thước, rung vang suốt ngày tiếng chuông lừa của đoàn người lái buôn lê bước theo con đường đồi.  Sundar đến đây với các nông dân.  Ông Nandi đang gặt lúa bên dưới nhà gỗ dành cho khách qua đường, ngẩng lên nhìn thấy hình dáng bất động của thánh nhân.  Ða số những nông dân có ít thì giờ dành cho việc thiêng liêng khi họ đang lo toan việc gặt hái. Nandi tỏ vẻ bực bội khi Sadhu Sundar bước xuống nói chuyện với họ. Thật là chẳng lịch sự chút nào khi bắt người ta ngưng việc để nghe, còn tệ hơn nữa khi họ nhận ra Sadhu này không thuộc Ấn độ giáo cũng chẳng phải Phật giáo nhưng có nhãn hiệu là Cơ đốc giáo. Người anh của Nandi đuổi thánh nhân đi và còn ném đá trúng vào phía trên khóe mắt của Sundar. Những con gặt đứng sững ghê sợ, chờ đợi Sadhu sẽ chửi kẻ ném đá một trận nên thân. Thật khó tin, họ nghe Sadhu thầm nói: “Lạy Cha, xin tha tội cho anh ấy”. Vào khoảng xế chiều hôm ấy, người anh của Nandi té nhào xuống ruộng và đau đầu một cách thảm não. Dân làng cho đây là việc làm ảo thuật của Sadhu và rồi lấy làm ngạc nhiên thấy Sundar cầm lấy lưỡi hái của thợ gặt và tiếp nối làm việc.

Ðêm hôm đó, Sundar nghỉ tại nhà của Nandi và nói chuyện hàng giờ với một nhóm dân làng chăm chú nghe. và từ đó bất cứ khi nào đi ngang qua, họ đều đón tiếp Sadhu Sundar cách vui vẻ. Rồi mùa gặt kế tiếp năm sau đó, người ta kinh ngạc khi thấy  phần ruộng mà Sundar đã gặt lại trúng mùa gấp bội phần hơn các ruộng lúa khác của Nandi. Ðiều này chưa hề xảy ra trước đây.

Khoảng một dặm bên kia Narkanda, ở giữa những cây thông to lớn của khu rừng già, một con đường chia đôi, ngã chánh đi về Barei, ngã kia dẫn lối về Kotgarh. Vùng này khoảng 7000 bộ hay 2,133 thước trên đồi cao, năm mươi dặm cách Simla, giữa những vườn cây ăn trái và những cánh đồng trồng bắp. Ðây là nơi Sundar dừng chân nghỉ ngơi. Cũng tại đây không xa có ông bà Giáo sĩ Beutel người Ðức đang trông coi một bịnh xá nhỏ và một trường học.

Sundar thường len lỏi qua con đường mòn dẫn ngang qua Kotgarh, xuyên qua khu rừng không người, tiếp nối bằng một vùng đất trồng trọt rồi đến Rampur, thủ phủ của tiểu bang Basshahar mà người ta có thể nhìn thấy nhà cửa chen lẫn nhau dưới sức nóng cháy của thung lũng Sutley.

Ở Rampur, người xây nhà theo lối Tây Tạng với mái nhà cong cong. Cánh đồng bên cạnh có những là cờ mang kinh cầu bay phất phới. Những con bò lông dài mang hàng hóa Tây Tạng. Những lái buôn có nhiều nét Mông cổ mặc cả giá hàng trong các phố bán hàng tạp hóa. Tại Rampur, người ta không quên những con đường phía bên kia đầy hiểm trở với núi cao, đá nhọn dẫn đến xứ Tây Tạng, một quốc gia đóng kín ở giữa Á châu. “Tây Tạng là trách nhiệm riêng của chúng ta. Phúc âm đã đến với chúng ta, chúng ta không giữ riêng cho mình. Chúng ta phải mang nó đến Tây Tạng, dù có khó khăn hay nguy hiểm”. Ðây là lời thách thức của Sundar với Hội Thánh Ấn Độ về những năm sau này. Riêng Sundar, ông đã đối diện với sự thách thức ấy trong suốt 18 tháng sau khi nhận báp têm.

Nhiều giáo sĩ đã cố gắng xây dựng Hội thánh tại Tây Tạng từ thế kỷ 18.  Mọi sự cố gắng đều thất bại. Sáu triệu người dân trên cao nguyên Tây Tạng sinh sống trong dơ bẩn, sợ hãi và thoái hóa.  Bậc cầm quyền của xứ sở này là những Larma, là những thượng tọa về tôn giáo.  Những vị này biết rằng sự du lịch, thương mại với ngoại quốc từ Ấn độ hay từ Tây phương, sự giáo dục và đặc biệt là Cơ đốc giáo sẽ phá hủy quyền lực của họ. Chính quyền Tây Tạng cai trị dân họ bằng sự mê tín dị đoan và sự ngu dốt của người dân. Chính danh họ là Phật giáo nhưng đa số là thờ lạy ma quỷ, cuồng tín và độc ác. Bất cứ ai xâm nhập vào Tây Tạng coi như là tự liều lĩnh. Hễ ai cố gắng vượt bức tường chắn Hy mã lạp sơn để giảng Phúc Âm tại vùng đất cấm này phải ngầm hiểu rằng đây không phải là một sự liều lĩnh mà là một sự chết chắc chắn.

Sundar nhận sự liều lĩnh này không phải một lần mà nhiều lần, năm này qua năm khác, với tất cả sự hung dữ thù địch của các Larma và dân chúng cùng trăm điều rủi ro vì sự hiểm trở của dãy núi Hy mã lạp sơn dựng đứng và băng đá quanh năm.

sahdu

Mùa hè 1908, một thử thách đầu tiên khi Sundar tròn 19 tuổi. Sundar đi vào Lesser Tibet, một cao nguyên bên kia Rampur và Sutleg Valley. Có hai giáo sĩ người Moravian là Kunick và Marx tiếp đón và giúp đỡ Sundar tại Poo, một thành phố vùng biên giới và dạy Sundar ít câu nói tiếng Tây Tạng và cho mượn Tarnyed Ali làm thông dịch viên. Sundar thật kinh hoàng trước tình trạng sinh sống của dân chúng tại đây. Nhà cửa tối om, không thoáng khí, dơ dáy bẩn thiểu giống như thân thể của họ. Người Tây Tạng lấy làm sửng sốt và khó chịu khi thấy Sundar tắm nơi dòng nước đá lạnh và đuổi ông ra khỏi làng bởi vì theo họ “thánh nhân” thì không bao giờ tắm. Thực phẩm duy nhất mà Sundar có thể có là lúa mạch rang khô cứng ngắt, ngay cả mấy con la cũng không muốn đụng tới. Trà của Tây Tạng thường trộn với muối và một viên bơ đã hôi hám rất khó cho người ta uống. “Lá cờ kinh cầu” (lá cờ mang kinh cầu nguyện) bay phất phới khắp nơi. Người nông dân luôn luôn mang trong người “bánh xe kinh cầu” với những lời lẽ huyền bí khó có ai hiểu được như: “om-mane padme hum…” Lời rao báo Phúc âm về Chúa Jesus của Sundar làm dân chúng kể cả các Larma tức giận ngay. Cùng với thông ngôn, hai thầy trò nặng nề lê bước từ làng này đến làng khác như kẻ vô gia cư không nhà ở và bị xua đuổi.  Chỉ có tại Tashigang, một làng nhỏ nhưng kiên cố, Larma trưởng cai trị một đoàn gồm 400 Larma niềm nở tiếp đón hai thầy trò và cho họ được tự do giảng tại tu viện. Dầu vậy sau đó sự hung dữ thù nghịch càng lên cao hơn nên họ nhanh chóng trở về qua những đèo hiểm hóc trước mùa đông và rùng mình dường như rằng chẳng bao giờ nên có ý nghĩ đến việc quay trở lại vùng này.

Cuối cùng, Sundar đã nhọc nhằn trở về lại Kotgarh trước khi dự định làm những chuyến truyền giáo khác vào những năm tới khi đường đèo các ngã vào Tây Tạng mở cửa trở lại. Ðây là chuyến truyền giáo bị ghét bỏ đầu tiên vào khoảng giữa năm 1908 –1929. Chẳng có chuyến đi nào mà không có nỗi nguy hiểm và trên hết mọi điều là sự chết.

 

(Còn nữa)

Tác giả: Cyril J. Davey

Soạn dịch: Cố Mục sư Trần Như Biên

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/03/21/nha-truyen-giao-mac-ao-ca-sa/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn