Thứ Năm , 25 Tháng Tư 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / VUI HƯỞNG SỰ TỰ DO

VUI HƯỞNG SỰ TỰ DO

MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP

VUI HƯỞNG SỰ TỰ DO CỦA BẠN

Bài 4

warren

*Soạn theo sách “Enjoy Your Freedom” của Warren W. Wiersbe (Back to the Bible).

Tự Do Khỏi Luật Pháp (Tiếp Theo)

Tân Ước cho chúng ta bảy hình ảnh của luật pháp. Chúng ta đã xem xét ba hình ảnh rồi:

1. Luật pháp như cái ách.

2. Luật pháp như người giám hộ.

3. Luật pháp như người nữ tôi mọi.

4. Luật pháp như cái giấy nợ.

Trong Cô-lô-se 2:14, chúng ta có hình ảnh thứ tư của luật pháp: tờ giấy nợ. Nếu bạn từng mắc nợ tiền ai, bạn sẽ biết về cái tờ giấy nợ. Phao-lô đang viết về công việc của Chúa Jesus trên thập tự giá: “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.” (Cô-lô-se 2:14) Chúng ta đều mắc nợ cho luật pháp.

Luật pháp lên án nghịch lại chúng ta. Bạn cần nhớ rằng luật pháp được ban ra không để cứu người. Nó được ban ra để bày tỏ cho người ta biết họ cần được cứu. Luật pháp chống nghịch lại chúng ta bởi vì nó giải bày tội lỗi ra. Luật pháp nghịch lại chúng ta bởi vì nó giải bày sự phán xét thánh khiết, công bình của Đức Chúa Trời. Luật pháp không chỉ nghịch lại chúng ta nhưng còn phản chúng ta. Chúng ta không thể vâng theo luật pháp được. Dù cố gắng hết sức, chúng ta không thể vâng lời luật pháp.

Bạn có thể nói, “Tôi không bao giờ giết hại ai.” Tôi vui về điều đó, nhưng Chúa Jesus nói rằng nếu bạn ghét ai đó trong lòng bạn, là bạn phạm tội giết người trong lòng bạn rồi. Bạn có thể nói, “Vâng, tôi không bao giờ cúi đầu trước một thần tượng.” Điều này có thể đúng, nhưng Chúa Jesus có đứng trước nhất trong đời sống bạn không? Có thần nào khác đòi bạn liều mình và vâng lời không? Bạn đang dâng tế lễ gì ngày nay? Người ta có thể thỏa hiệp bề ngoài với các tiêu chuẩn của luật pháp nhưng bề trong thì phạm các thứ tội. Luật pháp không chỉ chống lại chúng ta nhưng cũng ngược lại với chúng ta.

Luật pháp tự nó là “thánh, công bình và tốt lành” (Rô-ma 7:12) Không có chỗ nào nói luật pháp là xấu. Chúng ta là người xấu. Nếu luật pháp chỉ ra chúng ta là xấu, thì chúng ta thực là xấu. Thật Đức Chúa Trời không cần dùng điều xấu để tỏ ra cho chúng ta biết mình xấu thế nào. Ngài dùng điều tốt, như là luật pháp, để tỏ ra cho chúng ta thấy chúng ta xấu như thế nào. Luật pháp chỉ ra cho chúng ta thấy lòng người hư hoại như thế nào.

Vì thế bạn và tôi có một giấy nợ mà chúng ta không trả nỗi. Chúng ta hoàn toàn bất lực, bất năng. Chúa Jesus kể một thí dụ về hai người kia. “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, ta có vài lời nói cùng ngươi. Người thưa rằng: Thưa thầy, xin cứ nói. 41 Một chủ nợ có hai người mắc nợ: Một người mắc năm trăm đơ-ni-ê, một người mắc năm chục. 42 Vì hai người đều không có chi mà trả, nên chủ nợ tha cả hai. Trong hai người đó, ai yêu chủ nợ hơn? 43 Si-môn thưa rằng: Tôi tưởng là người mà chủ nợ đã tha nhiều nợ hơn. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đoán phải lắm. 44 Đoạn, Ngài xây lại người đàn bà mà phán cùng Si-môn rằng: Ngươi thấy đàn bà nầy không? Ta vào nhà ngươi, ngươi không cho nước rửa chân;nhưng người đã lấy nước mắt thấm ướt chân ta, rồi lấy tóc mình mà chùi. 45 Ngươi không hôn ta, nhưng người từ khi vào nhà ngươi, thì hôn chân ta hoài. 46 Ngươi không xức dầu đầu ta; nhưng người lấy dầu thơm xức chân ta. 47 Vậy nên ta nói cùng ngươi, tội lỗi đàn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít. 48 Ngài bèn phán cùng người đàn bà rằng: Tội lỗi ngươi đã được tha rồi. 49 Các người ngồi bàn với Ngài nghĩ thầm rằng: Người nầy là ai, mà cũng tha tội? 50 Nhưng Ngài phán cùng người đàn bà rằng: Đức tin của ngươi đã cứu ngươi; hãy đi cho bình an. (Xem Luca 7:40-50).

Một người mắc nợ 500 đơ-ni-ê và người kia mắc nợ 50 đơ-ni-ê (một đơ-ni-ê tương đương tiền công nhận được của một ngày công,) cả hai không có khả năng trả nợ, nhưng chủ nợ thương xót và tha nợ cả hai! Bạn và tôi hoàn toàn vỡ nợ trước Chúa. Các tội nhân có thể không nghĩ là họ vỡ nợ. Họ có thể nghĩ là mình giàu có. Nhưng trước mặt Chúa, họ là người nghèo, người mù, người trần truồng. Chúng ta không có gì đáng cả. Sự công bình của chúng ta giống như áo nhớp (Ê-sai 64:6). Chúng ta không thể thỏa hiệp với các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Vì thế Chúa Jesus đã làm gì? Ngài đã trả hết nợ cho chúng ta. Ngài xóa bỏ tờ giấy nợ (Cô-lô-se 2:14). Nói cách khác Ngài xóa nợ. Trong thời Phao-lô, các giấy tờ pháp lý đều được viết trên giấy da. Bạn có thể dùng nước để xóa bỏ hoàn toàn vết mực viết trên giấy da.

Khi Chúa Jesus đã chết vì chúng ta trên thập giá, Ngài không chỉ xóa hết vết mực viết trên hồ sơ, nhưng Ngài cũng đóng đinh hồ sơ đó lên thập giá của Ngài. Ngài loại bỏ hoàn toàn giấy nợ. Ngày nay có một số người muốn đưa luật pháp trở lại vào trọng tâm đời sống của họ. Khi Chúa Jesus chết trên thập giá, Ngài xé rách bức màn trong đền thờ ra làm hai. Điều này có nghĩa không còn có sự phân cách giữa người và Chúa. Chúng ta có thể đến cùng Cha trên trời qua huyết báu của Chúa Jesus. Con đường đang mở rộng. Mọi nghi lễ đã làm xong, mọi đòi hỏi của luật pháp đã đạt được, mọi món nợ đã được trả xong. Chúa cũng hạ đổ bức tường ngăn cách giữa người Do Thái và người ngoại bang (xem Ê-phê-sô 2:14). Không còn có sự phân biệt chủng tộc. Luật pháp ban cho người Do Thái đã không ban cho người ngoại bang nữa. Sự phân biệt chủng tộc đã hoàn toàn xóa bỏ. Chúa Jesus đã xóa bỏ hết dấu mực và tờ giấy nợ chống lại chúng ta. Chúng ta không còn mắc nợ nữa! Luật pháp không còn là điều trọng tâm trong đời sống chúng ta. Điều trọng tâm bây giờ là gì? Xin thưa đó là thập tự giá. Phao-lô đã nói, “Còn như tôi, tôi hn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta” (Ga-la-ti 6:14). Tại sao chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời? Có phải tại vì luật pháp đang treo trên đầu chúng ta? Không, tại vì sự sống đang ở trong lòng chúng ta. Món nợ của chúng ta không phải là làm trọn luật pháp. Món nợ của chúng ta là tình yêu. Rô-ma 13:8 chép, “ Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp.” Cô-lô-se 2:14 xác nhận rằng tờ giấy nợ đã bị xóa bỏ và đã bị đóng đinh trên thập tự giá rồi. Vì thế chúng ta không nợ luật pháp nữa. Điều này có phải là chúng ta vô luật pháp không? Dĩ nhiên không. Nó có nghĩa là luật pháp bây giờ được viết trong lòng chúng ta bởi chúng ta có Đức Thánh Linh ở bên trong. Bản tính mới bên trong chúng ta ban cho chúng ta ước muốn và quyền năng để vâng lời Chúa và sống theo tiêu chuẩn công bình của luật pháp.

5. Luật pháp như một cái bóng.

Khi chúng ta tiếp tục đọc Cô-lô-se 2, chúng ta khám phá hình ảnh thứ năm của luật pháp: những cái bóng. Cô-lô-se 2:16-17 nói, “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, y đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ.”

Vấn đề ở Cô-lô-se là các Cơ Đốc Nhân đang được các giáo sư giả dạy các điều lẫn lộn giữa luật pháp và ân điển. Họ dạy rằng các tín hữu phải vâng theo các luật lệ về ăn uống và các ngày lễ hội hằng năm của Cựu Ước. Phao-lô viết, “Đng để họ phán xét anh em về các ngày thánh (các lễ hội hằng năm), hoặc ngày trăng mới (giữ lễ hàng tháng), hay ngày Sa-bát (giữ lễ hằng tuần) c.16. Tất cả những ngày đặc biệt này là một phần “bóng của những điều hầu đến. c.17.

Chân lý này cũng được dạy trong Hê-bơ-rơ 10:1 ” Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được.” Luật pháp chỉ là cái bóng. Theo cách nhìn thiên đàng, những thực thể thuộc linh được vẽ ra thành các bản “copy” thuộc thể dưới đất. Chẳng hạn, đền tạm là một bản vẽ “copy” của đền thờ Đức Chúa Trời trên thiên đàng. Các tế lễ đều là bản copy về của lễ hy sinh của Chúa Jesus Christ. Khi bạn đặt mình dưới luật pháp, bạn đi từ ánh sáng đến bóng mờ. Khi bạn đặt mình dưới luật pháp, bạn đổi thực thể thành bản sao. Điều này cũng giống như kinh nghiệm của cô dâu yêu tấm hình của chồng và bỏ qua chính con người anh chồng. Cũng giống như đứa con trẻ hiếu kính với tấm hình cha mẹ mà không quan tâm gì đến chính người cha người mẹ thực.

Những điều này chỉ là bóng của những việc sẽ tới, nhưng thân hình (sự ứng nghiệm) là của Đấng Christ (Cô-lô-se 2:17). Bóng không tồn tại lâu. Bóng chỉ có khi ánh sáng chiếu vào đằng sau một vật chất cụ thể. Các tiên tri giả nghĩ rằng những ngày lễ hội, những ngày Sa-bát, và những luật lệ về ăn uống là thực tế. Thật ra đó chỉ là những bóng chỉ về thực tế. Mọi thực tế đều ở trong Chúa Jesus Christ. Ngài là sự thực. Ngài là Lời. Đức Chúa Trời đã bao gồm tất cả sự thực chúng ta cần có vào trong Chúa Jesus Christ. Ngài làm ứng nghiệm luật pháp. Vì thế, chúng ta đang sống trong ánh sáng chứ không phải trong bóng tối. Khi chúng ta đặt mình dưới luật pháp thì không chỉ chúng ta đặt mình dưới ách nô lệ, không chỉ chúng ta đặt mình làm con trẻ (cần người chăm sóc), không ch chúng ta đặt mình dưới người nữ tôi mọi và tờ giấy nợ; nhưng chúng ta cũng đặt mình trở lại những cái bóng.

6. Luật pháp như một tấm gương.

Trong Gia-cơ 1, chúng ta thấy hình ảnh của luật pháp, nó được so sánh với cái gương soi. Gia-cơ 1:22-25 nói, “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. Nhưng kẻ nào xét kỹ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.”

Luật pháp là tấm gương soi mặt để bày ra tội lỗi. Bạn nhìn vào gương soi và thấy mặt mình bị dơ dáy, nhưng bạn không rửa mặt mình trong tấm gương soi đó. Gương soi chỉ cho bạn thấy mình dơ dáy, nhưng gương đó không rửa sạch mặt bạn được. Luật pháp là gương soi của Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta thấy mình dơ dáy. Khi tôi đọc lời của Đức Chúa Trời, tôi nhận biết tôi là một người tội nhân và như thế tôi cần một Cứu Chúa.

Khi bạn nhận biết Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa của bạn, lời của Đức Chúa Trời thành tấm gương soi, theo 2 Cô-rinh-tô 3:18, “Chúng ta ai nấy đu để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.” Khi con cái Chúa nhìn vào lời Chúa (tấm gương soi) và nhìn thấy Con của Đức Chúa Trời, thì người đó được biến hóa bởi Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời trở thành ảnh tượng của Đức Chúa Trời nhằm làm vinh hiển Chúa. Luật pháp không thay đổi được ai cả, nó chỉ là tấm gương soi chỉ ra tội lỗi của chúng ta. Khi bạn có Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa và Đức Thánh Linh sống trong bạn, lời Chúa trở thành tấm gương thấy bạn chuyển biến từ vinh hiển đến vinh hiển. Bạn trở nên giống Chúa Jesus Christ hơn! Nếu bạn đặt mình dưới luật pháp, tất cả việc bạn có thể làm là nhìn vào gương và thấy mình dơ dáy. Điều đó tạo ra mặc cảm tội lỗi và sự định tội; nhưng nó không bao giờ thay đổi bạn được tốt hơn. Nó chỉ đổi bạn thành xấu hơn.

7. Luật pháp như một người chồng.

Hình ảnh cuối cùng của luật pháp là trong Rô-ma 7:1-4, cho thấy luật pháp sánh như một ông chồng. “Hỡi anh em, (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao? Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng. Vậy nếu đương lúc chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đàn bà ngoại tình; nhưng nếu chồng chết, thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dẫu lấy người khác cũng chẳng phải là đàn bà ngoại tình vậy. Hỡi anh em, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.”

Khi một người đàn bà thành hôn với một người đàn ông, bà buộc gắn bó đời sống bà với chồng cách lâu dài. Dân Israel đã thành hôn với luật pháp. Họ đã đng ý để vâng giữ luật pháp. Luật pháp giống như người chồng, chỉ hướng đi cho vợ và cai trị vợ. Điều thích thú là ở đây. Phao-lô không nói rằng người chồng đã chết, ông nói là chúng ta đã chết. Luật pháp không chết. Luật pháp còn sống mạnh. Luật pháp là thánh, công chính, và tốt lành. Chúng ta là những tội nhân, chúng ta là những người đã chết. Chúng ta có một mối liên hệ mới với luật pháp bởi vì chúng ta đã chết. Khi Chúa Jesus chết, chúng ta đã chết với Ngài. Khi Ngài sống lại, chúng ta đã sống lại với Ngài. Vì thế chúng ta chết với luật pháp.

Luật pháp không chết đối với chúng ta. Nếu bạn đặt mình trở lại dưới luật pháp, bạn sẽ khám phá luật pháp định tội mạnh mẽ như thế nào. Nhưng khi bạn được cứu rỗi qua Chúa Jesus Christ, bạn hiệp nhất với Ngài trong sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài. Bạn đã sống lại để bước đi trong sự tươi mới của đời sống. Bạn thành hôn không phải với luật pháp, nhưng với Chúa Jesus Christ. Mối liên hệ của bạn là mối liên hệ của tình yêu và sự sống chứ không phải liên hệ với luật pháp.

Nhưng khi bạn được cứu rỗi qua Chúa Jesus Christ, bạn hiệp nhất với Ngài trong sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài. Bạn đã sống lại để bước đi trong sự tươi mới của đời sống. Bạn thành hôn không phải với luật pháp, nhưng với Chúa Jesus Christ. Mối liên hệ của bạn là mối liên hệ của tình yêu và sự sống chứ không phải liên hệ với luật pháp.

Phao-lô đã dùng sự thành hôn làm một thí dụ minh họa cho mối liên hệ của chúng ta với luật pháp: “ Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.” (Rô-ma 7:6)

Bạn có tưởng tượng một ông chồng lập ra một danh sách các luật lệ, ràng buộc để kiểm soát vợ mình không? Không! Vậy làm sao vợ chồng xây dựng được một gia đình hạnh phúc? Đó là qua mối liên hệ yêu thương, sống đng, tăng tiến. Bạn đã kết hôn với Đấng Christ. Bạn có Danh của Ngài. Bạn chia sẻ sự giàu có của Ngài. Một ngày kia bạn sẽ ở nhà Ngài. Bạn vui hưởng tình yêu của Ngài. Ban được Ngài bảo vệ. Bạn chia sẻ tương lai của Ngài. Chúng ta đã kết hôn với Chúa Jesus Christ. Chúng ta không kết hôn với luật pháp. Chúng ta đã chết với luật pháp. Chúng ta được cứu thoát khỏi luật pháp. Vì thế, chúng ta có thể bước đi trong đời sống mới và phục vụ trong sự tươi mới của Thánh Linh. Chúng ta có mối liên hệ yêu thương, sống động với Chúa Cứu Thế kỳ diệu và Ngài là chồng chúng ta.

Được liên hiệp với Chúa Jesus trong sự sống và tình yêu chứ không phải với luật pháp thì thật là kỳ diệu. Chúng ta vâng lời Chúa, không phải vì chúng ta sợ Ngài, nhưng là vì chúng ta yêu Ngài. Chúng ta vâng lời Ngài, không phải vì Ngài đe dọa chúng ta, nhưng vì Ngài ban phước cho chúng ta.

Kết luận:

Xem lại bảy hình ảnh trên, chúng ta không còn ở dưới ách của luật pháp, kiềm chế bởi người giám hộ, liên hệ với đàn bà nô lệ, và mắc nợ. Chúng ta không ở trong cái bóng. Chúng ta không nhìn vào trong gương để thấy mình dơ dáy. Chúng ta không kết hôn với ông chồng vũ phu thống trị. Không, chúng ta đang có một mối liên hệ sống động, yêu thương với Chúa Jesus Christ. Chúng ta được buông tha khỏi luật pháp, chúng ta được tự do để sống với Ngài.

photo (8)

Người dịch: Mục sư Nguyễn Văn Huệ   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn