Các bài trước:
https://huongdionline.com/2015/09/30/niem-tin-cua-nguoi-vo-than/
https://huongdionline.com/2015/10/14/toi-khong-phai-la-nguoi-sung-dao/
(Hình minh họa)
Mọi Tôn Giáo Đều Hướng Về Chúa?
Một lý thuyết hấp dẫn
Mãi đến vài năm trở lại đây thì bộ môn tôn giáo học đối chiếu, một vấn đề còn khá mới lạ, mới được một số chuyên gia quan tâm. Giờ đây nó đã thay thế vị trí của thần học trong các trường đại học khắp các quốc gia phương Tây và đã có chỗ đứng vững vàng trong hoạt động hướng dẫn tôn giáo tại các trường trung học. Dĩ nhiên, lý do đó là chúng ta đều nhận thức rằng thế giới này giống như một ngôi làng hình địa cầu. Dòng chảy những người Châu Á, Ấn Độ, Ả Rập, Pakistan đổ vào Anh Quốc và Hoa Kỳ mang theo các tôn giáo của họ vào cửa nhà chúng ta. Chúng ta sẽ phản ứng ra sao với những niềm tin khác? Có lẽ chúng đều giống nhau. Có lẽ chúng đều là những con đường dẫn đến Đức Chúa Trời, và bạn sẽ phải chọn một con đường?
Quan điểm trên vô cùng hấp dẫn. Nó tránh phải lựa chọn giữa trắng và đen mà xem mọi thứ đều là màu xám. Về cơ bản nó là ý tưởng dung hòa, và sự dung hòa là một ưu điểm rất hợp thời. Nó khiêm tốn và không tạo nên tham vọng mạnh mẽ cho một tôn giáo của riêng ai. Nó dường như là một lẽ thường đáng ngưỡng mộ. Chúng ta lấy quan điểm của tất cả mọi người và cố gắng xây dựng một hình tượng chung về Đức Chúa Trời. Một số người cực kỳ nổi tiếng và các tổ chức đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn như, Mahatma Gandhi được xem như vị thánh của Ấn Độ đã nói: “Cốt lõi của mọi tôn giáo chỉ có một, nhưng nó được bao bọc bởi những hình thức khác nhau… chân lý là tài sản độc nhất không thuộc về một kinh sách nào… Tôi không thể quy Chúa Giê-su là vị thần duy nhất. Ngài là một thần cũng giống như Krishna, Rama, Mohammed và Zoroaster.” Người thần bí của đạo Hindu, Ramakrishna đã từng nói chính ông là cùng một linh hồn của những người đã sinh ra trước đó như Rama, Krishna, Chúa Giê-su, và Phật. Trong ngôi đền riêng của mình Hoàng đế La Mã Severus muốn bảo vệ vận may của mình đã dựng lên không chỉ có tượng của các hoàng đế đáng kính mà còn những con người làm công việc kỳ diệu như Apolonius của Tyana, Đức Chúa Giê-su Christ, Abraham, và Orpheus! Một quan điểm rất hiện đại như bài hát của nhóm Quintessence nói rõ:
Giê-su, Phật, Môi-se, Gauranga,
Dẫn tôi thấm sâu vào biển yêu thương của người
Giê-su, Phật, Môi-se, Gauranga,
Tất cả đáng được tôn sùng.
Đó là một quan điểm rất phổ biến, tuy nhiên nó không đúng đắn vì hai lý do thuyết phục sau.
Phi lý
Thật là một ý tưởng cảm tính thú vị khi nghĩ rằng mọi tôn giáo đơn giản đều như nhau và chúng đều là những hình thức khác nhau của cùng một chủ đề. Nhưng không may chúng đều đi ngược lại với mọi chứng cớ. Làm thế nào mọi tôn giáo có thể dẫn ta đến Đức Chúa Trời khi chúng thật khác biệt với nhau? Chúa của đạo Hindu là số nhiều và không có thân vị. Chúa của đạo Hồi là số ít và có thân vị. Chúa của Cơ Đốc Giáo là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ. Vị thần của đạo Phật không có thân vị và không sáng tạo thế giới. Chắc chắn là bạn sẽ không tìm được một sự đối lập nào lớn hơn như vậy. Cơ Đốc Giáo dạy rằng Đức Chúa Trời không chỉ tha thứ tội lỗi cho con người nhưng Ngài còn ban sự cứu giúp siêu nhiên cho họ. Phật Giáo không có sự tha tội cũng như không có sự giúp đỡ siêu nhiên. Theo Phật Giáo, mục đích của mọi sự tồn tại đó là cõi niết bàn, sự diệt vong chỉ đạt được sau hơn 547 lần đầu thai. Mục đích của mọi sự tồn tại theo Cơ Đốc Giáo đó là biết Chúa và vui thỏa trong Ngài mãi mãi. Đạo Hindu sử dụng rất nhiều hình tượng minh họa, trong khi Do Thái Giáo cấm làm tượng chạm về Đức Chúa Trời. Hồi Giáo cho phép người nam lấy bốn vợ, trong khi Cơ Đốc Giáo chỉ có một. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất nằm ở Kinh Thánh. Kinh Thánh khẳng định rằng không ai tự cứu lấy mình và có thể sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Ngược lại, những kinh sách khác khẳng định nếu con người nỗ lực hết sức giữ những lời dạy trong đó thì họ sẽ được cứu rỗi, hoặc được đầu thai, hoặc trở nên trọn lành, hoặc tu thành chính quả. Hơn hết, sự đối lập này thể hiện rõ ràng nhất qua câu chuyện Người Con Trai Hoang Đàng kể lại theo quan điểm Phật Giáo. Đứa con trai hư trở về gặp cha, anh phải làm lụng vất vả nô dịch cho cha trong nhiều năm để trả hết những hành động sai trái của mình. Quy luật karma (nhân quả) là một thái cực hoàn toàn đối lập với ân điển (sự tha thứ không đòi hỏi một điều kiện nào dù bạn không xứng đáng để nhận).
Đến đây không phải tôi muốn đánh giá niềm tin của các tôn giáo khác nhau. Tôi chỉ muốn trình bày quan điểm cho rằng mọi tôn giáo đều hướng về một điểm là hoàn toàn bất hợp lý. Thật ngớ ngẩn khi cho rằng mọi con đường ở Chicago đều dẫn đến New York. Chẳng phải như vậy, và dù ngụy tạo điều đó là đúng cũng chẳng giúp ích được gì. Các con đường tỏa đi nhiều hướng hoàn toàn khác nhau. Diệt vong hoặc thiên đàng; tha thứ hoặc trả giá; một vị thần có thân vị hoặc một vị thần không có thân vị; sự cứu rỗi bởi đức tin hoặc bởi việc làm. Những sự đối lập trên không thể hòa hợp được.
Vấn đề đó là ngày nay sự dung hòa đã đến một mức độ mà nó không còn là đạo đức nữa nhưng là sự đồi bại. Nó là sự hững hờ đến phũ phàng đối với sự thật. Thật không phải là lòng tốt khi ta nói cho một người biết rằng quan điểm của họ cũng đúng giống như quan điểm của bất kỳ ai khác. Cơ bản chúng ta đang bộc lộ thái độ hoài nghi của mình, giống như việc chúng ta nói cho một người mù đang ngồi ở rìa một vách núi đá dựng đứng rằng: “Đi đường nào không quan trọng. Mọi con đường đều dẫn đến cùng một nơi.”
Mục sư Lesslie Newbigin tại thành phố Madras, Ấn Độ đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng sự khác biệt giữa Cơ Đốc Giáo và các niềm tin khác. Mục sư cần phải làm điều đó khi sống giữa nền văn hóa theo Hindu Giáo. Ông đã viết về vấn đề này trong cuốn sách rất nổi bật của mình, The Finality of Christ (Tính chất dứt khoát của Đấng Christ). Mục sư giữ vững quan điểm: ranh giới to lớn giữa các tôn giáo đó chính là quan điểm của họ đối với lịch sử. Hầu hết các tôn giáo đều xem nó như một chiếc bánh xe. “Chu kỳ sinh ra, lớn lên, suy yếu và qua đời có trong mọi thực vật, động vật, con người và các thể chế. Từ đó đưa ra giả thuyết về một bánh xe xoay vòng – luôn luôn chuyển động nhưng không bao giờ quay về chính nó.” Để thoát khỏi sự vô nghĩa là chuyển động lặp đi lặp lại, chiếc bánh xe cho ta một cách. Đó là cầm lấy tay quay và đi đến trục của chiếc bánh xe nơi mà tất cả đều nghỉ ngơi và bạn có thể quan sát chuyển động không ngừng mà không lo mình sẽ bị kéo vào vòng quay ấy. Đây là con đường của hầu hết các tôn giáo: “Bàn luận quanh vấn đề các ‘con đường’ khác nhau chỉ là vô nghĩa; vấn đề đó là những ai theo họ phải tìm được cách để đi đến trung tâm, là nơi không có chuyển động, không có thời gian, nơi mà mọi thứ đều yên lặng, và là nơi mà họ có thể hiểu được tất cả những chuyển động không ngừng làm nên lịch sử – hiểu được rằng nó chẳng đi đến đâu và không có ý nghĩa nào cả.”
Một biểu tượng lớn khác không phải là một chiếc bánh xe, nhưng là một con đường. Đây là quan điểm của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo.
Lịch sử là một cuộc hành trình, một cuộc hành hương. Chúng ta vẫn chưa thấy đích đến, nhưng chúng ta tin và đi tìm nó. Chuyển động mà chúng ta bị cuốn vào không phải là vô nghĩa; nó là chuyển động để đi đến đích. Đích đến… không phải là một thực tại vô hạn giấu sau sự đa dạng và thay đổi mà chúng ta trải nghiệm, nhưng nó là điều chúng ta vẫn chưa đạt được; nó nằm ở cuối con đường.
Đó chính là sự độc nhất mà Cơ Đốc Giáo khẳng định. Đức Chúa Trời can thiệp vào dòng lịch sử. Lịch sử của người Do Thái, sự giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, thập tự giá, và sự sống lại là những sự kiện quan trọng trên con đường đó mà cuối đường là thiên đàng.
Cho rằng mọi tôn giáo đều hướng về Chúa không chỉ phi lý mà còn:
Không thể xảy ra
(còn nữa)
MICHAEL GREEN
Translated by Vinh Hien