Christ’s love compels us, because we are convinced that one died for all . . . . From now on we regard no one from a worldly point of view.
The Dan Hotel in Jerusalem became known by a different name in 2020—“Hotel Corona.” The government dedicated the hotel to patients recovering from COVID-19, and the hotel became known as a rare site of joy and unity during a difficult time. Since the residents already had the virus, they were free to sing, dance, and laugh together. And they did! In a country where tensions between different political and religious groups run high, the shared crisis created a space where people could learn to see each other as human beings first—and even become friends. It’s natural, normal even, for us to be drawn toward those we see as similar to us, people we suspect share similar experiences and values to our own. But as the apostle Paul often emphasized, the gospel is a challenge to any barriers between human beings that we see as “normal” (2 Corinthians 5:15). Through the lens of the gospel, we see a bigger picture than our differences—a shared brokenness and a shared longing and need to experience healing in God’s love. If we believe that “one died for all,” then we can also no longer be content with surface-level assumptions about others. Instead, “Christ’s love compels us” (v. 14) to share His love and mission with those God loves more than we can imagine—all of us. When do you find yourself most prone to forget the “bigger picture” of your shared humanity with others? What helps remind you of our equal brokenness and need for Jesus’ love? In hard times, Jesus, thank You for those moments when I see a glimmer of breathtaking beauty through the love and joy of others. Help me to live each day this way, regarding “no one from a worldly point of view.”
|
Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và chúng tôi nghĩ rằng nếu một người đã chết vì mọi người… từ nay chúng tôi không đánh giá một ai theo cách loài người nữa.
II Cô-rinh-tô 5:14, 16
Khách sạn Dan tại Jerusalem được biết đến với tên gọi “Khách sạn Corona” vào năm 2020. Chính phủ đã dùng khách sạn này cho những bệnh nhân COVID-19 đang hồi phục và đây là nơi hiếm hoi mà niềm vui và sự đoàn kết luôn hiện diện giữa lúc khó khăn. Vì những người ở đây đã nhiễm bệnh, nên họ được tự do ca hát, nhảy múa và cười đùa cùng nhau. Và họ đã làm như vậy! Tại đất nước mà căng thẳng giữa các nhóm chính trị và tôn giáo cứ leo thang, thì cuộc khủng hoảng chung đã tạo ra không gian để mọi người học cách nhìn nhau trước hết như là con người – và thậm chí còn trở thành bạn bè.
Cũng tự nhiên, thậm chí là bình thường, khi chúng ta bị thu hút đến với những người giống mình, những người mà chúng ta nghĩ rằng họ có cùng kinh nghiệm và giá trị sống như chúng ta. Nhưng như sứ đồ Phao-lô thường nhấn mạnh, Phúc Âm là thách thức với bất kỳ rào cản nào giữa những con người mà chúng ta xem là “bình thường” (II Cô. 5:15). Qua lăng kính của Phúc Âm, chúng ta thấy một bức tranh lớn hơn so với những khác biệt – chúng ta đều tan vỡ như nhau, đều mong mỏi và cần được kinh nghiệm sự chữa lành trong tình yêu của Chúa.
Nếu tin rằng “một người chết vì mọi người”, thì chúng ta không còn bằng lòng với những giả định về người khác. Thay vào đó, “tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng ta” (c.14) để chia sẻ tình yêu và sứ mạng của Ngài với những người mà Đức Chúa Trời yêu họ hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Đâu là lúc bạn dễ có xu hướng quên đi rằng bạn cũng là con người như người khác? Điều gì nhắc nhở bạn rằng tất cả chúng ta đều là những con người tội lỗi và cần đến tình yêu của Chúa Jêsus?
Lạy Chúa Jêsus, trong những lúc khó khăn, cảm tạ Ngài về những giây phút mà con thấy được ánh sáng le lói về vẻ đẹp tuyệt mỹ qua tình yêu và niềm vui của người khác. Xin giúp con sống mỗi ngày như vậy, sẽ “không đánh giá một ai theo cách loài người nữa”
|