Thứ Năm , 23 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / TAXI CÔNG NGHỆ VÀ TAXI TRUYỀN THỐNG

TAXI CÔNG NGHỆ VÀ TAXI TRUYỀN THỐNG

uber-self-driving-car

CHỌN TAXI CÔNG NGHỆ HAY TAXI TRUYỀN THỐNG?

Mục sư Lê Vinh Thành: “Tôi đi từ A đến B, hãng taxi công nghệ Grab (Việt Nam còn có: Uber, LB Car, Thanhcong Car, Mailinh Car, Home Car và Vic.Car.) báo giá 50 000 Đ. An tâm, vui vẻ tôi lên taxi và nói chuyện rôm rả với tài xế. Hết rồi cái thời mà mỗi lần đi taxi, xe cứ chạy lòng vòng, rồi tài xế sửa giá cước trên đồng hồ chặt chém hành khách. Bây giờ ngồi Grab/Uber rất bình an – bình an cho cả người lái xe lẫn hành khách vì TÀI CHÁNH MINH BẠCH. Cơ chế của Uber/Grap thiết kế như thế nên anh có muốn gian dối cũng không được.  🙂
Trong một tổ chức mà tài chánh minh bạch thì mọi người vui vẻ với nhau, không có “nghi ngờ sự dữ” ở đây. Nhiều tổ chức trở nên rệu rã, tan nát, các thành viên đấu đá lẫn nhau vì TÀI CHÁNH KHÔNG MINH BẠCH.
Các tổ chức Cơ đốc càng phải làm gương trong việc này. Đâu là cơ chế của chúng ta?”

Chỉ cần vài nốt nhạc dạo đầu như thế Mục sư lê Vinh Thành đưa mọi người vào buổi họp đột xuất trong tháng 8 năm 2017 của Ban điều hành mở rộng Giáo Hội Báp Tít Việt Nam tại F. 28, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn.

Các hình ảnh trong buổi họp.

IMG_7534

IMG_7540

Các bài viết trước đây về Giáo Hội Báp Tít Việt Nam:
https://huongdionline.com/2016/05/16/dai-hoi-lan-1-giao-hoi-tin-lanh-bap-tit-viet-nam/

THEO GƯƠNG ĐẤNG CHRIST

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÀM VIỆC CHUNG TRONG MỘT GIÁO HỘI? 

Teamworkfirstpage

images (3)
Henry Ford

Chủ đề tham khảo của chúng ta sẽ là:

TEAMWORK: Làm Việc Theo Nhóm

A. NĂM CÂU KINH THÁNH NỀN TẢNG CHO CÁCH LÀM VIỆC THEO NHÓM.

1 . I Phi-e-rơ  4:8-10 

Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng; vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi. Người nầy người khác phải tiếp đãi nhau, chớ có cằn rằn. 10Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời.   

2.  Hê-bơ-rơ  10:24-25 

24 Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy. 

3. 1 Cô-rin-tô 12:17-20 

17 Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu? 18Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định. 19 Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu? 20 Vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân. 

4. Châm ngôn 27:17 

17 Sắt mài nhọn sắt.
Cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình.

5. Truyền đạo 4:9-10 

Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình. 10 Nếu người nầy sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên!

———————————————

Điều chắc chắn không thể tránh được là sẽ có những sự bất đồng về những ý kiến ngay cả ở giữa vòng những người tin kính trung tín nhất.

Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa; để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến” (Giăng 17:21). Chỉ một vài giờ trước khi Ngài chịu hy sinh vì thế gian tội lỗi này, Đức Chúa Giê-su đã khẩn thiết cầu xin với Cha Ngài để Ngài ban cho những đức tính cần thiết cho những người đặt đức tin nơi Ngài và rao báo về tin lành của sự cứu rỗi Ngài. Đức Chúa Giê-su biết rằng có một điều rất cần thiết cho họ, còn cần thiết hơn cả sự can đảm, sự an toàn, tài hùng biện hoặc sự kiên nhẫn, bền chí: đó chính là họ cần phải biết trân trọng giá trị và duy trì sự hiệp nhất mà Chúa ban cho họ, hầu cho họ luôn luôn có thể làm gương cho hội thánh của Ngài. 
John 17-12 That They May Be One brown
Lời cầu nguyện của Đức Chúa Giê-su hoàn toàn thích hợp cho những nhu cầu của các môn đồ Ngài.
Dựa trên nền tảng đó, chúng ta giờ đây sẽ nghiên cứu kỹ càng hơn phương cách mà các sứ đồ đã đưa ra những vấn đề trước hội thánh tại giáo hội nghị tại thành Giê-ru-sa-lem được ghi lại trong sách Công Vụ 15. Những kinh nghiệm mà qua đó chính Đức Thánh Linh đã hướng dẫn các người tin kính thuở ban đầu mang lại sự hướng dẫn rõ ràng cho hội thánh Chúa ngày hôm nay. Nói một cách rõ ràng và cụ thể hơn, chúng ta có thể học hỏi rất nhiều về bài học làm sao để người ngoại có thể trở thành thuộc viên của hội thánh. Theo như sự ghi chép lại của Lu-ca, chúng ta thấy rất rõ ràng rằng trải qua nhiều năm có rất nhiều cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề này. Và vấn đề này cuối cùng lên đến đỉnh điểm của sự tranh cãi khi những tín đồ từ xứ Giu-đa đi lên đến thành An-ti-ốt, và họ đã tuyên bố rằng những người ngoại chỉ có thể được cứu nếu như họ cũng cùng chịu phép cắt bì và chịu giữ theo các luật lệ của Môi-se, đặc biệt là những luật lễ nghi (Công vụ 15: 1,5).Sự tranh cãi trở nên dữ dội đến nỗi có nhiều người e sợ rằng sẽ có sự chia rẽ trong hội thánh thời bấy giờ. Những tín đồ tại thành An-ti-ốt đã thúc giục Phao-lô, Ba-na-ba và các trưởng điểm nhóm của địa phương cùng đi lên thành Giê-ru-sa-lem để cùng trình ra vấn đề này trước toàn thể các sứ đồ và các trưởng lão trong một cuộc họp mà có thể ngày nay được gọi là “đại hội đồng tổng hội toàn cầu” lần đầu tiên. Trong cuộc họp này có các đại biểu đến từ các hội thánh, họ cùng họp lại, cùng suy nghĩ, cùng thảo luận và cùng cầu nguyện chung với nhau. Một nhà bình luận Kinh Thánh  cho chúng ta biết rằng, các sự thảo luận trong cuộc họp đó rất ấm áp!  Vì có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh những vấn đề đang xảy ra tại buổi họp, cho nên một điều rất quan trọng cần chú ý là chúng ta hãy xem xét kỹ càng phương cách mà các sứ đồ và các trưởng lão đã sử dụng để cùng đạt được đến sự đồng tâm, nhất trí.

Tinh Thần Hợp Tác. 
Những lời của Lu-ca trong Công-vụ 15:2,7 có thể được hiểu theo 2 hướng: tích cực theo nghĩa “học hỏi, nghiên cứu”, hoặc là tiêu cực theo nghĩa “bất đồng” hoặc thậm chí “tranh cãi”.
1 Thái độ – tinh thần – khi chúng ta bắt đầu xem xét những vấn đề tranh cãi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của cuộc thảo luận: liệu chúng ta có nghiêm túc muốn thật sự học hỏi, hay chúng ta chỉ muốn lý sự và tranh cãi? Chúng ta có sẵn lòng để lắng nghe – thật tâm lắng nghe – những người mà chúng ta không đồng tình với họ? Chúng ta có tin rằng Chúa có thể dạy dỗ chúng ta một điều gì đó khi chúng ta cùng nhau nghiên cứu để cùng tìm được câu trả lời? Cách đây hơn một thế kỷ, một tác giả đã viết rằng: “chúng ta cần phải có sự khôn ngoan lớn hơn những gì chúng ta đang có và thể hiện sự khôn ngoan đó qua việc chúng ta đối nhân xử thế với những người có những quan điểm đức tin thật khác với những quan điểm của chúng ta”.

Thật không thích hợp cho bất cứ ai tự xưng mình là người theo Đấng Christ nhưng lại hay gay gắt, chỉ trích, và cười nhạo quan điểm của những người khác. Tinh thần hay chỉ trích, lên án người khác hoàn toàn làm cho người đó trở nên không thích hợp để có thể nhận lãnh lấy ánh sáng mà Chúa muốn ban cho họ, hoặc ngăn cản họ để họ có thể nhận biết được những bằng chứng của lẽ thật.”Sự Chỉ Dẫn Từ Chúa – Những Sự Hiện Thấy Được Ban Cho

Một yếu tố quan trọng khác trong cách giải quyết vấn đề được sử dụng tại Giáo hội nghị tại thành Giê-ru-sa-lem là những vấn đề được trình bày bằng cách kể lại chi tiết những sự hướng dẫn từ nơi Chúa qua các sự hiện thấy để cung cấp những sự thúc đẩy cho hội thánh để hội thánh có thể hiểu được sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới này. Bài giảng được ghi lại đầu tiên của Phi-e-rơ tại Giáo Hội Nghị nhắc lại về sự chọn lựa của Đức Chúa Trời mà qua đó dân ngoại được nghe và biết đến sứ điệp của Tin lành và tin theo (Công-vụ 15:7). Trong Công-vụ 10 đã nêu lên chi tiết về điều này: Chúa đã ban cho Phi-e-rơ sự hiện thấy đến 3 lần, cũng như sự hiện thấy đã ban cho Cọt-nây, điều này đã dẫn đến sự chấp nhận sứ điệp Tin lành và sự tuôn đổ của Thánh Linh trên người đội trưởng cũng như cả gia đình của ông. Sự hiện thấy của Phi-e-rơ đã được kể lại 2 lần và giải thích rõ ràng (Công-vụ 10:28), cũng tương tự như sự hiện thấy của Cọt-nây. (Công-vụ 11:13, 14).

Tại giáo hội nghị, cũng đã có nhiều lời chứng xúc động về sự vận hành của Chúa qua Phi-e-rơ, Phao-lô, và Ba-na-ba về sự cứu rỗi dành cho dân ngoại, và những điều này xác nhận lại những gì thiên đàng muốn ám chỉ qua những sự hiện thấy được ban cho (Công-vụ 15:8-12). Đức Thánh Linh đã sử dụng ơn ban cho tiên tri để hướng dẫn hội thánh bước tới trong chức vụ của mình trên toàn thế giới.

Sự Thảo Luận và Học Hỏi 

Xét từ góc độ vắn tắt mà chúng ta có, chúng ta thấy rằng cũng phải mất một khoản thời gian cho những đại biểu của giáo hội nghị để có thể đi đến sự đồng thuận dựa trên nền tảng Kinh Thánh để có thể biết được ý muốn của Chúa trong vấn đề được nêu ra (cũng giống như trước khi lễ Ngũ Tuần, khi các môn đồ họp lại và quyết định chọn lại sứ đồ thứ 12) [Công-vụ 1:15-26]. Sau khi hai bên đã cùng nhau thảo luận rất nhiều, Gia-cơ nhận thấy được sự ứng nghiệm của lời tiên tri dựa theo những gì các sứ đồ đang nói đến và đã trích dẫn trong sách A-mốt 9:11-12 (hãy xem Công-vụ 15:16-17) để biết chắc rằng thật sự Chúa đã chọn lựa dân sự Ngài từ giữa vòng dân ngoại để hiệp lại với những người Giu-đa tin kính.

Khi ông kết luận rằng những người ngoại tin theo đạo không cần phải giữ theo tất cả những luật của người Giu-đa, nhưng chỉ cần vâng giữ theo 4 điều luật căn bản hầu cho họ có thể cùng hòa nhập và cùng nhóm lại chung với những người Giu-đa tin kính, Gia-cơ đã tuyên bố rằng “biểu quyết đã được chấp thuận và thông qua tại giáo hội nghị.”

3 Bốn điều luật căn bản này tượng trưng cho những tiêu chuẩn tối thiểu dành cho người ngoại nào có ước muốn sinh sống cùng với dân Y-sơ-ra-ên trong thời của Môi-se, và vì thế đã được áp dụng trong trường hợp tại giáo hội nghị cũng theo tiêu chuẩn đó. (so sánh Công-vụ 15:20 với Lê-vi-ký đoạn 18-20). Những quyết định được đưa ra tại Giáo hội nghị tại thành Giê-ru-ra-lem không phải được đưa ra một cách tùy tiện, những giải pháp thực tế đó không phải được đưa ra dựa trên những nhu cầu nhất thời hay trong chốc lát, mà đó chính là kết quả của sự cầu nguyện khẩn thiết cộng với sự nghiên cứu cẩn thận Lời của Chúa hầu cho những gì họ cùng khám phá ra được sẽ là ý muốn mà Chúa muốn bày tỏ cho họ.

Một Quy Trình Thành Công 

Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng cả tại thành An-ti-ốt cũng như tại thành Giê-ru-sa-lem, đã có những cuộc thảo luận “sôi nổi” khi mà tất cả đều có thể chia sẻ những gì họ nghĩ, những gì họ tin tưởng chung quanh những vấn đề đang bàn cãi và thật lòng nhìn nhận những điểm khác biệt giữa họ. Khi những ý kiến trái ngược nhau trở nên quá lớn gây ra tranh cãi tại An-ti-ốt, tất cả các bên đều thống nhất sẽ mang vấn đề tranh cãi đó đến giáo hội nghị tại thành Giê-ru-sa-lem, nơi mà có nhiều đại biểu từ khắp các hội thánh cùng họp lại. Trong khi chờ đợi, thì tất cả các bên cùng thống nhất sẽ dừng những cuộc tranh cãi lại, và sẽ cùng kiên nhẫn chờ đợi quyết định của giáo hội nghị, mà quyết định đó sẽ “được công nhận toàn cầu bởi các hội thánh trong toàn lãnh thổ.”

4Việc chờ đợi thật sự không có dễ dàng chút nào, vì nó đòi hỏi họ phải nhượng bộ những gì họ đang tin tưởng là đúng, là phải và nên biểu quyết ngay lập tức để nhường chỗ cho việc chấp thuận sự khôn ngoan và quyết định của một nhóm khác lớn hơn.

Tại thành Giê-ru-sa-lem, sau khi có một cuộc “thảo luận sôi nổi” khác, thì sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh chính là bằng chứng khi Phi-e-rơ đã tường thuật lại sự chỉ dạy của Chúa thông qua những sự hiện thấy ban cho ông, và bằng chứng chính là dân ngoại (và cả dân Giu-đa) đã nhận được sự ban cho của Đức Thánh Linh. Những kinh nghiệm này đã được xác nhận lại bởi lẽ thật của Kinh Thánh, và đã đưa đến sự đồng thuận rằng dân ngoại chỉ cần thay đổi và vâng theo những luật lệ từ Lời Chúa được tái xác nhận trong Tân Uớc.

Noi Theo Gương Trong Kinh Thánh

Ngày hôm nay, khi chúng ta gặp phải những khó khăn và thử thách trong hội thánh, điều tối quan trọng là chúng ta cũng noi theo những gương ghi lại trong Kinh Thánh để cùng làm việc với nhau và cùng tìm ra giải pháp chung.

Chúng ta tin chắc rằng ngày hôm nay Chúa vẫn tiếp tục dẫn dắt hội thánh của Ngài cũng như Ngài đã từng làm trong quá khứ nếu chúng ta cùng chịu hạ mình xuống đến với nhau, chia sẻ những suy nghĩ và nhận thức của chúng ta, khẩn thiết cầu nguyện và học hỏi Lời của Chúa, và mở lòng mình ra để nghe theo sự chỉ bảo của Ngài. 

bible-videos-peter-1426808-gallery

B. Làm việc theo nhóm là một khái niệm phổ dụng của quản trị nhân sự hiện đại.

Làm việc theo nhóm là tập hợp 2 người hoặc nhiều hơn

Nhóm cùng tồn tại để hoàn thành một [mục tiêu] nhất định.

Nguyên tắc chính là độc lập, [tương tác] và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Chịu trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu chung

Mỗi thành viên nhận thức bản thân họ như một thực thể xã hội.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TEAMWORK

Có 4 giai đoạn chính trong sự hình thành và phát triển của làm việc theo nhóm, đó là: Hình thành, Sóng gió, Chuẩn hóa và Thể hiện.

  • Hình thành: Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu…
  • Sóng gió: Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên.

Môn Tâm lý học quản lý coi đây là giai đoạn này giống như thời dậy thì của một con người. Các cá nhân có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này.

  • Chuẩn hóa: Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ đi vào ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận thực tại của nhau. Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.
  • Thể hiện: Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của làm việc theo nhóm. Cảm giác tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ. Mức độ cam kết về công việc cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm.

Trong giai đoạn sau đó, nếu việc duy trì tốt, nhóm tiếp tục thể hiện tốt, nếu không, sẽ đi vào giai đoạn tan rã. Việc kết thúc dự án cũng đưa làm việc theo nhóm bước vào giai đoạn này.

ỨNG DỤNG CỦA TEAMWORK.

Làm việc theo nhóm được ứng dụng khá phổ biến trong công tác quản trị nhân sự hiện đại. Các loại hình công việc được phân tích phù hợp với việc ứng dụng làm việc theo nhóm đều được áp dụng triệt để. Tuy nhiên, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của làm việc theo nhóm chính là các dự án.

Ví dụ trong một dự án, khi ban lãnh đạo đưa ra một  project (dự án), các thành viên được giao nhiệm vụ trong project đó, ngoài việc hoàn thành công việc của riêng mình ra, còn phải dùng kĩ năng làm việc theo nhóm để giúp cho dự án hoàn thành tốt trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

  • Các thành viên trong nhóm khi có ý kiến nào nổi bật, không nên âm thầm làm việc một mình mà phải đưa ra cho mọi người, nếu mọi người cùng nhất trí với ý kiến của thành viên đó thì ý kiến đó sẽ được duyệt, ngược lại thì phải chỉ ra ý kiến của thành viên đó tồi chỗ nào.
  • Khi có một thành viên trong nhóm bức xúc một thành viên khác cùng trong nhóm, thì phải nói ra, để mọi người cùng tìm hiểu và ngay lập tức giải quyết mối bất hòa ấy, vì nếu không nhóm sẽ khó làm việc với nhau lâu dài nếu cứ cãi vã lẫn nhau….

C. CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Jesus, xin dạy mỗi chúng con phương cách để làm việc theo nhóm. Đây là một HƯỚNG ĐI theo nguyên tắc của Ngài cho mỗi cuộc đời chúng con. Chúng con muốn dâng  sự vinh hiển về Ngài, và xin Chúa giấu mỗi chúng con trong đội hình của Ngài. Amen.

(Tường Vi tổng hợp)

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn