Thứ Sáu , 29 Tháng Ba 2024
Home / Hướng Đi Magazine / NHỮNG PHÁT MINH THAY ĐỔI THẾ GIỚI

NHỮNG PHÁT MINH THAY ĐỔI THẾ GIỚI

NHỮNG PHÁT MINH KHOA HỌC

LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Điện tử, máy thu thanh, tín hiệu không dây và những kỹ thuật truyền đạt thông tin trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, chỉ một thế hệ trước đây, điện thoại cầm tay (Cell Phone), mạng In-tơ-nét (Internet), và máy tính cá nhân (Personal Computer) không phải là thành phần chủ yếu trong đời sống hàng ngày-mặc dù chúng đã được phát minh. Những ý tưởng chìa khóa đằng sau các công nghệ làm thay đổi thế giới này là gì? Chúng phát triển từ những khám phá trước đó như thế nào? Tương lai của công nghệ thông tin sẽ ra sao?

  1. MẠNG LƯỚI MỞ RỘNG TOÀN CẦU (WORLD WIDE WEB)  nhungpat

Mạng lưới quy mô toàn cầu đã làm thay đổi đời sống con người mãi mãi bởi việc nối kết hàng triệu triệu máy vi tính khắp thế giới, qua đó cung cấp dữ liệu thông tin cho mọi người. Mặc dầu thuật ngữ Mạng lưới Mở rộng Toàn cầu (WWW) và In-tơ-nét (Internet) thường dùng thay đổi cho nhau, nhưng chúng không đồng nghĩa. Mạng In-tơ-nét là một hệ thống kết nối các mạng lưới thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Còn WWW, hay Web là một phần (chủ yếu nhất) của In-tơ-nét, gồm mạng lưới rộng kết nối các mạng nhỏ hơn, thực ra nó chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên In-tơ-nét, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử (e-mail). Nói cách khác, In-tơ-nét là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v., còn WWW là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink), và nó có thể được truy nhập (đọc và viết) qua máy tính nối với mạng In-tơ-nét. Khả dĩ có In-tơ-nét (Internet) mà không có Mạng (Web), nhưng Mạng (Web) không thể tồn tại nếu không có In-tơ-nét (Internet).

Mạng In-tơ-nét bắt đầu vào năm 1926 với tên là mạng ARPANET, một mạng lưới với vỏn vẹn hai máy tính được thai nghén bởi quân đội Hoa-kỳ. Vào năm 1990, Tim Berners-Lee, một nhà khoa học điện toán người Anh, đã phát minh ra Mạng (Web) – ông đã tạo nên trang Web đầu tiên có lối vào qua In-tơ-nét (Internet). Đến năm 1992, mạng phát triển lên hơn một triệu máy vi tính. Ngày nay, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đời sống kinh tế và xã hội của Mạng (Web) là sự rộng mở dễ dàng của thông tin mà nó tạo nên. Mạng (Web) là một cộng đồng toàn cầu khổng lồ. Người dân ở Gia-nã-đại, Nam Phi và Úc có thể chia sẻ những ý  tưởng, cảm nghĩ với người khác hoặc tham gia luận bàn về các vấn đề thời sự. Một phụ nữ ở Mac-tư-khoa có thể mua đồ sưu tầm từ một người Ba-tây có món hàng đúng với sự tìm kiếm của mình. Sở dĩ Mạng (Web) trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng, từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên In-tơ-nét dưới dạng văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh.

  1. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (GLOBAL POSITIONING SYSTEM-1978)

Bay trên quỹ đạo cách mặt đất 12.000 dặm với tốc độ 7.000 dặm/giờ, hệ thống vệ tinh định hướng đã được phóng lên vào năm 1978 bởi Bộ Quốc Phòng Hoa-kỳ để sử dụng trong các mục đích quân sự. Không lâu sau đó, các công ty sản xuất Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) đã nhanh chóng nhận ra một thị trường to lớn đầy tiềm năng đang kêu đòi sử dụng GPS cho mục đích dân sự. Bộ Quốc Phòng đã đồng ý làm theo lời thỉnh cầu ấy vào những năm 1980.

GPS, với tính năng cực kỳ chính xác, vận hành trên nguyên lý của phép đạc tam giác, trong đó vị trí của một vật bất kỳ (chẳng hạn như một người ngồi trong xe hơi) được xác định bởi khoảng cách của vật ấy từ bốn vệ tinh trong mạng lưới với một thiết bị viễn thông. Mạng lưới GPS bao gồm 23 vệ tinh, với 3 vệ tinh đóng vai trò thay thế trong trường hợp kết nối thất bại, và mỗi vệ tinh sẽ bay trọn hai vòng quanh trái đất.

Tương lai của GPS sẽ như thế nào? Có thể biết chắc là mạng lưới sẽ ngày càng chính xác hơn và tăng cường cung cấp thông tin chi tiết về một địa chỉ cần tìm. Hiện nay, người lái xe vẫn cần phải đưa mắt liếc nhìn lên thiết bị GPS, nhưng điều ấy sẽ thay đổi. Công ty Making Virtual Solid (tạm dịch: Chế tạo Chất rắn Thực tế) đang tìm ra giải pháp gọi là Virtual Cable (Cáp Thực tế), được thiết kế trực tiếp lên kính chắn gió. Một vạch đỏ xuất hiện theo cảnh vật sẽ hướng dẫn người lái đến nơi mình muốn.

Tương lai của GPS sẽ như thế nào? Có thể biết chắc là mạng lưới sẽ ngày càng chính xác hơn và tăng cường cung cấp thông tin chi tiết về một địa chỉ cần tìm. Hiện nay, người lái xe vẫn cần phải đưa mắt liếc nhìn lên thiết bị GPS, nhưng điều ấy sẽ thay đổi
  1. ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (CELL PHONE)

Thật khó khẳng định rằng trên thế giới ngày nay, máy tính cá nhân hay là điện thoại di động phổ biến hơn. Điện thoại di động được phát minh vào năm 1973 bởi Martin Cooper khi ông còn là giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty Motorola.

Điện thoại di động thật ra là một cái máy phát thanh (radio) rất phức tạp. Đó là một thiết bị hai chiều dùng hai tần số riêng biệt. Một tần số để nghe và một tần số để nói. Mỗi cuộc hội thoại được diễn ra trên một kênh riêng. Một chiếc điện thoại trung bình chứa hơn 1650 kênh.

Trong một mạng lưới điện thoại thông thường, nhà cung cấp dịch vụ di động thường thiết lập 800 vùng phủ sóng khác nhau, những vùng phủ sóng này sẽ được chia ra làm các ô lục giác (cell). Diện tích của từng ô là 10 dặm vuông. Mỗi ô lục giác này có một cục (trạm) phát sóng. Điện thoại di động sử dụng một tần số đặc biệt để liên lạc với tổng đài. Khi người gọi một cuộc gọi bất kỳ, cột phát sóng sẽ nhận tín hiệu cuộc gọi và chuyển tín hiệu đặc biệt của cuộc gọi tới tổng đài. Nếu như tổng đài không nhận được tín hiệu thì dòng chữ “Ngoài vùng phủ sóng” sẽ hiện lên.  Khi người gọi di chuyển từ ô này qua ô khác, tín hiệu sẽ được truyền tải. Cuộc gọi sẽ không bị ngưng ngay cả khi người sử dụng điện thoại đi vượt quá vùng phủ sóng của hãng điện thoại mình và đi vào vùng phủ sóng của hãng điện thoại khác. Nhưng đi lang thang như vậy có thể làm phí điện thoại mỗi tháng sẽ tăng vọt lên một cách chóng mặt.

Những chiếc điện thoại di động thế hệ đầu tiên có an-ten rất cồng kềnh và bất tiện; điện thoại di động ngày nay nhỏ hơn và thông minh hơn rất nhiều.

  1. MẠNG IN-TƠ-NÉT (INTERNET, 1969)

Nhờ vào mạng In-tơ-nét, nhiều lãnh vực của cuộc sống đã được “trực tuyến hóa” hơn ngày xưa. In-tơ-nét đã tiến hóa rất nhanh từ một thiết bị dùng để kết nối trường học, nhà máy và chính quyền, nay trở thành một mạng lưới thông tin khổng lồ.

In-tơ-nét hoạt động nhờ vào một số công nghệ. Thứ nhất là hệ thống nối chuyển gói dữ liệu. Mỗi gói được chuyển từ trạm đến đích nhờ vào những bộ định tuyến và thuyết bị chuyển mạch. Gói dữ liệu chứa thông tin của người gửi và người nhận, những định tuyến và thuyết bị chuyển mạch sẽ tìm đường đi cho gói dữ liệu dựa vào những thông tin này.

In-tơ-nét dựa trên một công nghệ nữa đó là hệ thống mạng lưới quy mô toàn cầu (www). Đây là điểm chính làm cho In-tơ-nét phát triển rất nhanh. Nhiều nhà cung cấp có thể dùng chung truy cập từ một nhà cung cấp dịch vụ lớn hơn bất kỳ, nhiều mạng lưới có thể cộng tác với nhau. Điều này làm cho In-tơ-nét trở thành một nơi lý tưởng để cung cấp hàng ngàn dịch vụ khác nhau.

nhungphatminh

In-tơ-nét hoạt động dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Điều này làm cho hệ thống mạng lưới mở rộng toàn cầu hoạt đông. Đây là ngôn ngữ cơ bản của In-tơ-nét. Giao thức liên mạng không cần thiết lập các đường truyền trước khi một máy chủ gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên lạc với. Trên mạng mỗi người có một địa chỉ liên mạng nhất định, mỗi cổng của máy vi tính xẽ xác định địa chỉ của người gửi và người nhận. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có hơn hai tỷ người sử dụng In-tơ-nét.

ÁI LINH (Trích 100 Scientific Discoveries That Changed The World )

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn