Thứ Ba , 23 Tháng Tư 2024
Home / Hướng Đi Magazine / Văn hóa / SỐNG THỬ … SỐNG THẬT

SỐNG THỬ … SỐNG THẬT

SỐNG THỬ … SỐNG THẬT

Arguing couple  Back to back Couple Silhouette
Bác sĩ Tâm Bệnh Học (Psychiatrist) Harry Stack Sullivan phân tích rằng những nan đề lớn nhất trong xã hội hiện đại hóa thông tin và kỷ thuật số là sự cô đơn (loneliness), sự cô lập (isolation), và sự tự ti, sự mặc cảm cũng như suy tư tiêu cực.  Nguyên do tạo ra các nan đề này là do con người chúng ta thiếu vắng sự đối thoại hay mối liên hệ với những người khác như cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bà con thân thuộc, bạn bè, hay bạn đồng nghiệp…

Trong quyển sách Weathering the Midlife Storm: Map a Successful Course Through Your Middle Years (Wheaton, IL: Victor Books, 1996), Bobb Biehl cho biết con người cần có 8 nhu cầu tình cảm cho đời sống:

  1. Nhu cầu được yêu thương (the need to be loved).
  2. Nhu cầu làm điêù có ý nghĩa (The need to make a significant difference).
  3. Nhu cầu thích được khen ngợi (The need to be admired).
  4. Nhu cầu được nhìn nhận về con người của mình (The need to be recognized for who you are as a person).
  5. Nhu cầu được cảm ơn, bày tỏ lòng biết ơn (The need to be appreciated).
  6. Nhu cầu được an toàn (The need to be secure).
  7. Nhu cầu được tôn trọng (The need to be respected).
  8. Nhu cầu được chấp nhận (The need to be accepted).

Vâng, tình cảm là nhu cầu và cũng là khát vọng thầm kín trong tâm hồn của mỗi con người.  Thi sĩ Tường Lưu tuyệt tác bài thơ “Tìm Tình Ái”:

Tìm tình ái! Có ai không tìm nhỉ?                                             

Giàu hay nghèo, không tình ái, mất vui                                          

Trong bao nhiêu thứ khoái lạc… mê người                                        

Chỉ tình ái là thú vui… nhất hạng.

(Tường Lưu)

Bước tiến xa hơn ước vọng “Tìm tình ái” chính là chọn người để trao gởi trọn trái tim yêu đương đấm đuối như tiếng sét ái tình từ buổi đầu gặp nàng hay chàng, để cùng nhau nhảy múa theo nhịp tim nồng cháy, và để hai tâm hồn đồng thanh tâm tình:

Yêu ai, tôi muốn yêu thật nhiều                                                     

Mới đầu, vừa gặp gỡ, đã… yêu                                                     

Muốn yêu, yêu mãi, không phai lạt                                                     

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu (Xuân Diệu).

(Tường Lưu)

Tình yêu là những giây phút của mộng mơ, những lời cao quý của hứa hẹn giữa cặp tình nhân.  Trái tim biết yêu kiến tạo tình yêu tuyệt vời và tình bạn thiết hữu.

Một tiếng yêu thôi, đủ nhiệm mầu (Hồ Công Tâm)

Trai thanh, gái lịch… mộng bên nhau                                                  

Mơ ngày hạnh phúc… se duyên thắm                                               

Khiến lòng xao xuyến, mối tình đầu

Con người luôn mong ước tìm kiếm tình yêu, muốn nhận được yêu, và muốn tận hưởng hôn nhân bền lâu.  Nhưng rất tiếc, thực tế rất là thất vọng bởi vì tình yêu con người vẫn còn nhiều thách thức và cám dỗ vây hãm.  Điển hình như con số thăm dò của những cặp tài tử Hollywood, khoảng 14 cuộc hôn nhân đều tồn tại dưới một năm:  Jennifer Lopez và Cris Judd – 9 tháng; Drew Barrymore và Tom Green – 9 tháng; Fred Armisen và Elisabeth Moss – 8 tháng; Chad Michael Murray và Sophia Bush – 5 tháng; Bradley Cooper và Jennifer Esposito – 4 tháng; Colin Farrell và Amelia Warner – 4 tháng; Renee Zellweger và Kenny Chesney – 4 tháng; Kid Rock và Pamela Anderson – 4 tháng; Nicolas Cage và Lisa Marie Presley – 3 tháng; Kim Kardashian và Kris Humphries – 72 ngày; Mario Lopez và Ali Landry – 2 tuần; Eddie Murphy và Tracey Edmonds – 2 tuần; Carmen Electra và Dennis Rodman – 9 ngày; Britney Spears và Jason Alexander – 55 giờ.

Trong quyển sách “Đời Ta” do tác giả Mục sư Tiến sĩ Phan Thanh Bình kể chuyện tình của một chàng gặp nàng là “yêu” và ước được “yêu” nàng suốt đời, nên liền vội:

Con quỳ lạy Chúa trên trời                                                                       

 Sao cho con lấy được người con yêu

Nhưng khi Chúa ban cho chàng “người yêu lý tưởng”, thì sau đó thay đổi  ý kiến mà khẩn nài xin Chúa cách thảm thương:

Con quỳ lạy Chúa trên trời                                                                     

Sao cho con trốn được người con yêu                                                

Rằng con thiếu nợ đã nhiều                                                               

 Nàng còn mua sắm đủ điều. Chúa ơi!                                              

Con cày hai dzop hụt hơi                                                                          

Người con yêu lại đua đòi chơi xe                                                    

Biểu gì con cũng phải nghe                                                                 

Nếu con cãi lại là te-tua đời                                                           

Trước đây con tưởng gặp thời                                                                

Chúa ban con được tìm người con yêu                                              

Giờ đây thân xác tiêu điều                                                             

 Đời con phải chịu lắm nhiều  đắng cay                                             

 Thân con chẳng khác trâu cày                                                                

 Nợ nàng con trả dài dài chưa xong                                                          

Con giờ như cá lòng tong                                                                    

Sụt ba chục ký, ốm nhong, rã rời

Thế mà đâu hết nợ đời                                                                        

 Nấu cơm, rửa chén, bị đòi… tù ti                                                       

Người đâu gặp gỡ làm chi                                                                

Để cho khổ thế còn gì là xuân?                                                            

Chúa ơi! Con khổ vô ngần                                                                      

 Chúa mà không giúp là thân con tàn                                                      

 Con đang thiếu nợ trăm ngàn                                                              

 Nhìn đồ nàng sắm hai hàng lệ rơi                                                       

Con quỳ lạy Chúa trên trời                                                                    

Giúp cho con trốn được người con yêu.

Yêu đương kiểu này không khác gì yêu trong trạng thái “nửa sống nửa chết”.  Thế mà, có người mong ước  “thà yêu để rồi phải chịu khổ hơn là bị lỗ”.

Tại Hoa kỳ, hiện có khoảng 8.1 triệu cặp đang sống chung với nhau mà chưa làm đám cưới theo Cơ quan Thống Kê (US Census Bureau) của Mỹ.  Theo cuộc nghiên cứu của 1,000 người lớn sống chung (cohabited) với nhau trước hôn nhân trải nghiệm tỉ lệ 50 phần trăm li dị sau khi đã lập gia đình với nhau.

Năm 2011, Cơ quan The National Marriage Project tường trình khoảng 2/3 trẻ con có cha mẹ sống thử chung với nhau (cohabiting parents) có thể nhìn thấy cha mẹ của chúng đổ vỡ trước khi chúng lên 12 tuổi.   Bản thống kê của U.S. Census Bureau cho biết Hoa kỳ có chừng hơn 12 triệu người sống chung với nhau trong 6,008,007 hộ từ năm 2005 đến 2007.

Theo Annual Review of Sociology, khoảng 75 phần trăm cặp sống thử (cohabiters) dự tính làm đám cưới với người sống chung của họ.  Khoảng 55 phần trăm của những cặp sống chung cưới nhau trong vòng 5 năm, có 40 phần trăm cặp sống chung phải chia tay, và 10 phần trăm vẫn sống chung với nhau nhưng không cưới nhau trong thời gian 5 năm hay dài hơn (Smock, Pamela. 2000. “Cohabitation in the United States.” Annual Review of Sociology).

Khoảng 41 phần trăm phụ nữ Mỹ tuổi từ 15 đến 44 sống chung thử (Vital Health and Statistics, 23; 22).  Năm 1995, khoảng 24 phần trăm phụ nữ tuổi 25 đến 34 sống chung, so sánh với 22 phần trăm phụ nữ tuổi từ 35 đến 39 sống chung, và 15 phần trăm phụ nữ tuổi từ 40 đến 44 sống chung.  Bản so sánh này cho thấy những phụ nữ càng lớn tuổi dường như không thích thú và tự tin về lối sống chung, sống thử  (Bumpass, Larry and Lu, Hsien-Hen. 2000. “Trends in Cohabitation and Implications for Children’s Family Contexts in the United States.” Population Studies, 54: 29-41).

Phần đông những người sống chung trước hôn nhân là thành phần có trình độ học vấn thấp và lợi tức thấp.  Theo bản tường trình năm 2010, nhóm phụ nữ từ 25 tuổi đến 44 tuổi, có 75 phần trăm bỏ học từ cấp Trung Học so với nhóm có trình độ Đại Học sống chung là 50 phần trăm.

Phần đông những người sống chung hay sống thử trước khi cưới nhau cũng phổ thông trong các nhóm người không có niềm tin tôn giáo, những người trải nghiệm sự ly dị, những người có cha mẹ bị ly dị, những người không có cha, hay trải nghiệm thất bại hôn nhân từ tuổi thơ.
Một số người tin tưởng rằng sống chung trước hôn nhân sẽ giúp tìm hiểu nhau dễ hơn nhằm xây dựng hộn nhân vững bền.  Rất tiếc, cuộc nghiên cứu đã cho chúng ta biết rằng ảnh hưởng tiêu cực của những cặp sống thử trước hôn nhân đêù phải đối diện với sự tan vỡ, hôn nhân bất ổn sau khi cưới nhau mặc dù đã đầu tư nhiều năm tháng và năng lực tìm hiểu nhau sau thời gian sống chung.
Qua cuộc nghiên cứu của hơn 1,000 những nam giới và nữ giới lập gia đình bao gồm các cuộc hôn nhân sống chung, và kết quả cho biết những người sống chung trước khi lễ hứa hôn (engagement) đã gặp nhiều nan đề trong hôn nhân, và kém hạnh phúc hơn trong hôn nhân.
Tại Canada, một số các tỉnh bang vẫn còn nhiều người sống theo truyền thống lập gia đình như Prince Edward Island (72.7 phần trăm), Ontario (72.3 phần trăm) and Alberta (72.0 phần trăm).  Tại những thành phố lớn, số người lập gia đình theo truyền thống cũng cao như  tại thành phố Abbotsford – Mission (75.7 phần trăm) and Vancouver (73.8 phần trăm) tỉnh British Columbia, thành phố Toronto, Ontario (74.0 phần trăm), Steinbach, Manitoba (83.0 phần trăm) và Parksville, British Columbia (79.3 phần trăm).
Tại Canada, tỉ lệ sống chung trước hôn nhân (common-law) của những cặp Canada khá cao tại các lãnh thổ và Quebec.  Tại lãnh thổ  Territories, có (32.7 phần trăm), tại Northwest Territories (28.7 phần trăm) và Yukon (25.1 phần trăm).  Tại tỉnh Quebec,  có 31.5 phần trăm của những cặp sống chung (common-law couples).

Tại Âu Châu, những cặp sống chung ở lục địa này cũng có tỉ lệ khá cao như: Thụy điển – Sweden (29.0 phần trăm năm 2010),  Phần Lan – Finland (24.7 phần trăm năm 2010), and Na-uy – Norway (23.9 phần trăm năm 2011).
Glenn T. Stanton viết bài với đề tài Sinh hoạt tình dục trước hôn nhân có hệ lụy cho hạnh phúc của hôn nhân tương lai chăng?  (Does premarital sex have practical consequences for future marital happiness?).  Đây là câu hỏi mà nhiêù bạn trẻ cầu suy nghĩ và suy tính về những hành động và xây đắp tình cảm của mình nhằm kiến tạo quyết định khôn ngoan cho cuộc sống. (Glenn T. Stanton is the director for family formation studies at Focus on the Family in Colorado Springs).
Theo dữ kiện thăm dò trải qua các thập niên qua, những sinh hoạt tình ái trước hôn nhân đều liên quan đến hệ lụy ly dị sau hôn nhân.  Tim Heaton, Nhà Xã Hội Học tại Đại Học Brigham Young, nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tiêu cực cho những cặp sống thử trước khi cưới nhau.  Kết quả cho biết những người có quan hệ tình dục trước hôn nhân, có con trước hôn nhân, sống chung trước hôn nhân, và những người lập gia đình với người khác niềm tin, sẽ có nguy cơ của ly dị.

Nhà Xã Hội Học Sociologist Jay Teachman đã nghiên cứu thế nào tác động của những liên hệ tình dục trước hôn nhân và sống chung trước hôn nhân đêù có nguy cơ ly dị và nan đề trong hôn nhân.  (Jay Teachman, “Premarital Sex, Premarital Cohabitation, and the Risk of Subsequent Marital Dissolution Among Women,” Journal of Marriage and Family 65 (2003): 444-455, p. 454).

Trong ngữ cảnh Canada, Warren Clark and Susan Crompton nghiên cứu nguyên do nào tạo ra sự đổ vỡ của những cuộc hôn nhân lần đầu và lần thứ hai.  Warren và Susan ghi nhận rằng “sống chung đêù ảnh hưởng đến sự đổ vỡ trong hôn nhân lần đầu.  Thực tế, có khoảng 50 phần trăm nguy cơ cho những người sống thử trước khi cưới nhau hơn những người không sống thử” (“Living common-law is also strongly associated with a first marital breakdown.  In fact, the risk is 50 per cent higher among people who lived with their partner before the wedding than among those who did not.” (Warren Clark and Susan Crompton, “Till death do us part? The risk of first and second marriage dissolution,”Canadian Social Trends 81 (Summer 2006): 23-33, p. 24).

Cuộc nghiên cứu của  Anthony Paik at the University of Iowa về kinh nghiệm liên hệ  tình dục lần đầu của nữ thiếu niên (teen) sẽ  có  ảnh hưởng về ly dị trong tương lai hơn gấp đôi những phụ nữ có liên hệ tình dục chưa kết hôn ở tuổi thành nhân. (Anthony Paik, “Adolescent Sexuality and Risk of Marital Dissolution,” Journal of Marriage and Family 73 (2011): 472-485, p. 483, 484).

Tại xã hội Việt Nam ngày nay, một số dư luận và giới truyền thông đã đăng lên những bài viết phân tích và lên tiếng báo động những hệ lụy của lối sống thử, sống chung trước hôn nhân, “chuyện góp gạo thổi cơm chung” hay giới sinh viên gọi là “tình yêu sống thử”.  Đối diện với những phát triển xã hội, đô thị hóa, kinh tế càng đi lên, hiện đại hóa, và sự hội nhập văn hóa Tây phương, các bạn trẻ đã vô tình bỏ qua gía trị về đạo đức, văn hóa, hay truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Một khi con người xem thường những giá trị của đạo đức và niềm tin tôn giáo, thì con người chỉ tìm đến nhau không phải bằng tình yêu chân thật xuất phát từ con tim, mà chỉ để trao đổi cho những ham muốn dục vọng, nhu cầu thể xác tầm thường, nhu cầu để lấp chỗ trống của tình cảm và tiện nghi.  Những nguyên nhân gây ra nếp sống thử của giới trẻ chính là xã hội  Việt Nam đang suy thoái về đạo đức trầm trọng, cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc con cái vì quá bận rộn với cuộc mưu sinh, và nhà  trường là nơi mà các bạn trẻ dễ bị áp lực và cám dỗ từ bạn bè xấu.  Theo Hội Kế Hoạch Hóa Gia Đình cho biết  “Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên”.  Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ phá thai ở tuổi vị thành ni ên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.

Những Hệ Lụy Tâm Sinh Lý Và Thể Xác Của Việc “Sống Thử”

  1. a)     Những va chạm, căng thẳng xảy ra chỉ vì sự bất đồng quan niệm sống, cá tính, và thói quen.
  2. b)     Sau thời gian quan hệ tình dục, có bạn đã mắc bệnh như bệnh lậu, giang mai, viêm nhiễm, nấm ngứa, căn bệnh thế kỷ HIV.
  3. c)     Ghen tương và chửi bới nhau gây ra hành vi bạo lực.
  4. d)     Bởi những áp lực và lời đe dọa của người bạn sống thử có bạn đã chọn sự tự vẫn là giải pháp cho mình.
  5. e)     Có bạn phải chọn việc nạo phá thai là giải pháp và phải chuốc lấy hậu quả khôn lường như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung, và có thể dẫn tới vô sinh.
  6. f)       Nhiều cặp đôi sống thử phải chia tay trong cay đắng, thù hận, và vẫn chưa hiểu biết rõ thật sự về người bạn mà mình đã sống thử trong thời gian qua.

 

Những Nguy Cơ Cho Phục Nữ & Trẻ Con Của Lối “Sống Thử”

Năm 2013, bản tường trình của Cô Quan the National Center for Health Statistics của Hoa Kỳ dựa theo cuộc phỏng vấn từng cá nhân (in-person interview) qua 12,279 phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 tuổi trong khoảng thời gian năm 2006 đến 2010.

  1. a)     Tỉ lệ của phụ nữ sống thử chung với nam giới tăng từ 34 phần trăm năm 1995 lên 43 phần trăm 2002.
  2. b)     Năm 1995, thời gian sống thử “lần đầu” trung bình kéo dài khoảng 13 tháng tăng lên 20 tháng vào năm 2002.
  3. c)     Có 19 phần trăm phụ nữ mang thai và sanh con trong năm đầu tiên sống chung với bạn trai.
  4. d)     Có khoảng 70 phần trăm phụ nữ không có Bằng chứng chỉ Trung Học (a High School diploma) khi lần đầu sống thử, so sánh với 47 phần trăm phụ nữ có Bằng Cử Nhân Đại Học hay Bằng cấp cao hơn.
  5. e)     Khoảng 40 phần trăm của những trẻ con được nuôi dưỡng trong môi trường sống thử hiện nay.  Có 21 phần trăm trẻ em được sinh ra trong môi trường sống thử.

 

Những Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Lối Sống Thử

  1. a)     Cuộc nghiên cứu 1992 dựa theo 3,300 trường hợp của những

cặp đôi sống chung trước hôn nhân (coupled who cohabited prior to marriage) có nguy cơ dẫn đến ly dị khoảng 46 phần trăm cao hơn những cặp không sống thử (Journal of Marriage and the family: February 1992).

  1. b)     Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của những cặp đôi sống thử cao gấp 3 lần hơn những cặp đôi không sống thử (Journal of Health and Social Behavior: September 2000).
  2. c)     Những phụ nữ có mối liên hệ sống thử rất dễ bị lạm dụng thể xác và bị lạm dụng về tình dục hơn những phụ nữ lập gia đình (National Project, Rutgers University: 2002).
  3. d)     Càng sống thử lâu tháng, cặp đôi sống thử sẽ không mấy nhiệt tình trong hôn nhân và vấn đề sinh đẻ con cái (Journal of Marriage & Family: 59, 1997).
  4. e)     Những cặp đôi sống thử được tường trình có mức độ hạnh phúc thấp hơn, có mức độ thấp hơn về thỏa mãn tình ái, và mối liên hệ với cha mẹ kém cõi hơn (Journal of Family Issues: January 1995).
  5. f)       Các cặp đôi sống thử không có cam kết đạo đức giống như các cặp đôi không sống thử.  Đây chính là lý do khiến tỉ lệ ly dị cao của các cặp đôi sống thử trước hôn nhân (Journal of Marriage and the Family: August 1997).
  6. g)     Những người sống thử dễ mắc chứng bệnh trầm cảm (depression) cao hơn những người không sống thử (Alabama Policy Institute: August 2006).
  7. h)     Khi càng sống thử càng lâu, cặp đôi có khuynh hướng dễ tranh cãi, đánh nhau, ném các vật khi có xung đột xảy ra (Alabama Policy Institute: August 2006).
  8. i)       Các phụ nữ sống thử có nguy cơ gấp 9 lần bị giết hại cao hơn các phụ nữ lập gia đình.  Trong mối liên hệ sống thử, các phụ nữ trung niên có nguy cơ cao nhất bị giết hại (Shackelford, T.K. & Mouzos, J., 2005.  Partner Killing by Men in Cohabiting and Maritial Relationships: A Comparative, Cross-National Analysis of Data from Australia and the United States.  Journal of Interpersonal Violence, Vol. 30, number 10, 1310-1324).

Những Ảnh Hưởng Nguy Hại Của Trẻ Con Trong Môi Trường Sống Thử

  1. a)     Bản tường trình của Department of Health and Human Service của Hoa Kỳ cho biết các trẻ con sống với cha mẹ ruột có tỉ lệ thấp 6.8 trong 1,000 trẻ bị hãm hại, trong khi trẻ con sống với cha mẹ sống thử có nguy cơ bị hảm hại cao 57.2 trong 1,000 trẻ, tức trẻ con có cha mẹ sống thử có nguy cơ bị hãm hại cao gấp 8 lần hơn các trẻ con sống với cha mẹ cưới nhau (Abuse, Neglect, Adoption and Foster Care Research, National Incidence Study of Child Abuse and Neglect, NIS-4, 2014-2009, March 2010, Office of Planning, Research and Evaluation).
  2. b)     Trẻ con được sanh ra trong cặp đôi sống thử có nguy cơ cao hơn 5 lần trải nghiệm cha mẹ ly hôn (Smock P, 2010).
  3. c)     Vài nghiên cứu cho biết trẻ con sống chung với người mẹ là người sống chung với người bạn trai không cưới nhau có nan đề cư xử và khả năng học vấn thấp hơn các trẻ con sống với cha mẹ cưới nhau (Social Forces 73-1: 1994).
  4. d)     Nạn trẻ con bị lạm dụng (child abuse) là nan đề lớn trong môi trường sống thử (National Marriage Project, Rutgers University: 2002).
  5. e)     Khoảng ¾ của trẻ con sanh ra bởi cha mẹ sống thử  sẽ nhìn thấy cha mẹ của các cháu chia tay trước khi chúng lên 16 tuổi.  Trong khi chỉ có 1/3 các trẻ con có cha mẹ cưới nhau sẽ trải nghiệm cha mẹ chia tay (National Marriage Project, Rutgers University: 2002).
  6. f)       Điêù minh chứng xác định là môi trường không an toàn cho trẻ con khi người mẹ sống chung với bạn trai (The Heritage Foundation, Washington, DC: 1997).
  7. g)     Anne-Marie Ambert, tác giả của cuộc nghiên cứu được ghi chép lại trong hàng trăm trang giấy khảo luận về lãnh vực tình cảm, ảnh hưởng tài chánh của sự sống thử và hôn nhân của phụ nữ, nam giới, trẻ con và xã hội, đã kết luận sự sống thử lien hệ tới sự không bền vững và đem đến hệ lụy cao cho trẻ con về mặt tâm lý lẫn sự phát triển thể xác.
  8. h)     Ambert ghi nhận rằng “Sự cam kết và sự vững bền chính là then chốt cho nhu cầu trẻ con; vì thế môi trường sống thử đêù thiếu hai điêù kiện này” (Vanier Institute of Family, “Cohabitation and Marriage: How are They Related?, 2005).

“Sống thử” trước khi lập gia đình có phải là quyết định khôn ngoan nhằm giúp bạn tận hưởng lối sống lành mạnh, vui thỏa, và kiến tạo một hôn nhân hạnh phúc cho bạn chăng?  Có bao giờ bạn suy gẫm tại sao nếp sống thử trước hôn nhân lại gây ra khá nhiều hậu quả tiêu cực cho gia đình, Hội thánh, xã hội, và nhất là tình cảm, thể xác cũng như tâm linh của cá nhân?  Bạn có sẵn sàng trả một giá quá đắc và nguy cơ của lối sống thử?  Bạn có tìm hiều và nghiên cứu thật kỷ về lợi ích và tác hại của lối sống thử cho hiện tại cũng như tương lai của bạn và con cái của bạn khi sống chung với người khác phái?

“Sống thật” là lối sống theo nguyên tắc lời Thiên Chúa dạy trong Thánh Kinh sẽ bảo toàn tình yêu cam kết, mối liên hệ hôn nhân bền vững, và gia đình hạnh phước.  Khi bạn “sống thật” với tiêu chuẩn lời Chúa, hôn nhân của bạn sẽ được xức dầu ân điển của Đức Chúa Trời để được quang phòng, thêm sức, và phục hưng cho hôn nhân bền vững, được định hướng trong quỉ đạo tâm linh sung mãn.  Hãy “sống thật” theo mạng lệnh Chúa bởi vì “Ngài là Đức Chúa Trời thành tín, giữ giao ước và tình yêu thương của Ngài đến cả ngàn thế hệ cho người nào kính yêu Chúa và vâng theo mạnh lệnh Ngài” (Phục truyền 7:9 BDM).

Con Cái Chúa Có Nên Sống Chung Với Nhau                                 Trước Hôn Nhân?                                                                                   Can Christian Live Together Before Marriage?

Chúng ta đang sống trong thế giới của toàn cầu hóa, hiện đại hóa, cùng nhiều biến đổi về lãnh vực truyền thông, điện toán, kỷ thuật số, và nhất là sinh hoạt đời sống phóng khoáng.  Những nan đề mà chúng ta đáng lo ngại là tỉ lệ ly dị tăng cao, trẻ được sanh ra phải sống với một mẹ (single mother) hay một cha (single father), và nạn phá thai.  Thuợng nghị sĩ Cộng Hòa của Hoa Kỳ quan tâm qua câu nói “Chúng ta cần xây dựng gia đình… Tương lai của đất nước tuỳ thuộc phần lớn vào sức mạnh của những gia đình của chúng ta”.

Tại sao người ta vẫn ưa chuộng sống thử, sống chung với nhau trước khi cưới nhau?  Hút thuốc và uống rượu bia là tai hại cho sức khỏe, nhưng người ta vẫn thích làm trong cuộc sống hằng ngày.  Người ta quyết định sống thử (conhabit) với nhau trước hôn nhân bởi vì họ tin tưởng vào những lý do như sau:

  • Lợi ích kinh tế: “Chúng ta có thể tiết kiệm được tiền bạc bằng cách chia sẻ chi phí cuộc sống”.
  • Tăng sự mật thiết: “Chúng ta có thêm các cơ hội chia sẻ tình cảm và tình dục khi chưa lập gia đình”.
  • Thử nghiệm bạn tình: “Sống chung giúp chúng tôi hiểu biết dễ hơn bạn tình về thói quen và đức tính và nhìn thấy cách sinh hoạt ngày qua ngày”.
  • Thử nghiệm hôn nhân: “Chúng tôi dự tính cưới nhau thời gian gần”.
  • Vấn đề chia tay ít phức tạp: “Nếu mối liên hệ không thuận lợi, không có chuyện ly dị rắc rối xảy ra”.

(As reported by David Olson and Amy Olson-Sigg, “Overview of Cohabitation research: For Use with PREPARE-CC” (Minneapolis: Life Innovations, Inc. 2007).

 

  1. Định Nghĩa Của Hôn Nhân

Thánh Kinh mô tả hôn nhân là một mối liên hệ cam kết (a committed relationship) giữa người nam và người nữ được kết hợp và được chúc phước bởi Đức Chúa Trời (Sáng thế 2:22-24).  Đức Chúa Trời đã thiết lập hôn nhân giữa hai người, một người nam và một người nữ.  Timothy Keller tin rằng “Tình yêu  chân thật, Kinh Thánh phán, là theo bản năng của ước vọng lâu dài – Real love, the Bible says, instinctively desires permanence.”

Khái niệm về giao ước hôn nhân là trọng tâm của quan điểm Thánh Kinh qua mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài cũng như mối liên hệ giữa các bạn đời hôn nhân.   Sự hiểu biết mục đích và tính lâu dài trong mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào định hướng của Ngài cho giao ước về hôn nhân giữa người vợ và người chồng.

Theo quan điểm Thánh Kinh, hôn nhân là một giao ước thiêng liêng và lâu dài được chúc phước và bảo an bởi Thiên Chúa.  Hôn nhân giống như một căn nhà.  Căn nhà cần được xây dựng một nền tảng vững chắc, an toàn, và đáp ứng nhu cầu cho các thành viên sinh hoạt ở trong căn nhà đó.  Đức Chúa Trời là Đấng kết hợp đời sống chúng ta vào trong hôn nhân thánh nhằm giúp chúng ta sống chung nhau lâu dài.

Nền tảng hôn nhân mang tính kiên định hơn là bất ổn và lâu dài thay vì nhất thời.  Nền tảng xây dựng một hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự cam kết hai chiều của cặp đôi để rồi nâng đỡ nhau “khi mạnh khỏe cũng như khi đau yếu”.  Giao ước hôn nhân không phải là mối quan hệ mang tính bị ràng buộc như đang ở  lao tù, mà chính là một  sự nối kết giữa hai tâm hồn đồng cảm, hai con tim cùng run động, hai tâm trí hòa hợp, và hai thể xác là linh hoạt trong quĩ đạo của tin cậy và thủy chung.

 

Muốn xây dựng một hôn nhân bền vững và thiêng liêng, mỗi Cơ-đốc-nhân cần phát huy các loại Giao Ước của hôn nhân như:

 

1)      Giao Ước Đức Tin (A Covenant of Faith) là một giao ước mà cả người chồng và người vợ đêù tin quyết rằng khi thề nguyện trang trọng trước mặt Đức Chúa Trời cho một cuộc sống kết ước lâu bền cho đến khi nào cả hai vẫn còn sống với nhau.  Giao ước đức tin này chỉ khả thi và lợi ích cho hôn nhân khi cả hai đêù có cùng một niềm tin; bởi vì sự chia sẻ niềm tin với nhau sẽ giúp xây dựng niềm hạnh phúc bền vững ngay cả khi họ trải nghiệm qua những hoàn cảnh gian nan.  Bí quyết giúp giải quyết những xung đột trong hôn nhân là lòng cam kết niềm tin của cặp đôi với nhau, bởi vì quyền năng của Chúa Thánh Linh là Đấng soi dẫn và ban ơn khôn ngoan hầu họ vượt qua thử thách và sống cách hài hoà.

2)      Giao Ước Thế Tục (Worldly Covenants)

  1. a)     Chủ nghĩa thế tục (Secularism) – người ta quan niệm rằng đời sống không còn ý nghĩa thiêng liêng (sacred).  Điển hình như ngày lễ Giáng Sinh là “Christmas Day” được đổi thành ngày “Holiday”.  Lễ Thành Hôn dường như không còn trân quý như một ngày hôn lễ thiêng liêng được hành lễ trong Nhà thờ như giao ước trăm năm hạnh phúc bền vững được chứng giám bởi sự chúc phước của Thiên Chúa.  Giao ước hôn nhân đã trở thành một hợp đồng xã hội tạm thời (a temporary social contract) được cử hành bởi luật pháp dân sự (civil laws).
  2. b)     Chủ nghiã hiện sinh (Humanism) – dạy rằng hôn nhân là một tổ chức của con người và không phải là tổ chức thần hựu (divine institution). Chức năng của hôn nhân thế tục đáp ứng nhu cầu con người như: xã hội, tình ái, tình cảm, và tài chánh.  Một khi các nhu cầu không được đáp ứng nữa, thì hợp đồng của hôn nhân có thể sẽ bị chấm dứt.
  3. c)     Tự trọng (Selfism) – chúng ta có quyền để đạt sự tự hoàn thành (self-fulfillment), sự độc lập (self-sufficiency), sự phát triển bản ngã (self-development).  Một khi hôn nhân trở thành bước cản trở sự tự thể hiện bản thân, thì nó sẽ bị tan rã.
  4. d)     Thuyết tương đối (Relativism) – các nan đề luân lý có thể làm tăng nguy cơ phá vỡ liên hệ hôn nhân.

 

Chúng ta đang sống trong thế kỷ khoa học và kỷ thuật tân tiến vượt bậc.  Xã hội của chúng ta đang sinh sống tràn ngập sự kích động tình dục bất chánh qua phim ảnh, truyền hình, tạp chí, và mạng internet.  Tình dục đã trở thành thần tượng mà một số người đang say mê theo đuổi cho nhu cầu ích kỷ cá nhân bất chấp tiêu chuẩn của luân lý hay đạo đức.

Tình dục ở trong một ngữ cảnh (context) đúng đắn là hình ảnh tốt lành và tâm hồn tuyệt đẹp mà Đức Chúa Trời kiến tạo trong quan điểm cao quý của tình ái.  Mối liên hệ tình ái này ban cho những ai muốn kết ước sống trong hôn nhân qua ân điển chúc phước của Ngài cho người nam lẫn người nữ hầu trở nên “một thịt – one flesh”.  Hôn nhân tuyệt mỹ bởi vì chính nó phản ảnh mối liên hệ của Chúa Giê-su với Hội Thánh (Ê-phê-sô 5).

Ngữ cảnh Thánh Kinh về sự ân ái là một sự cam kết của cả cuộc đời trong hôn nhân giữa người nam và người nữ.  Đây chính là nền tảng thiết lập hôn nhân của Đức Chúa Trời từ buổi sáng thế (Sáng thế 2:24).  Từ ngữ “trở nên một thịt – become one flesh” là sự kết hợp của Thiên Chúa cho cặp đôi nam và nữ đồng tâm tình cam kết sống chung trọn đời, và cùng chia sẻ cho nhau những nhu cầu thầm kín hay thưc tiển qua thể xác, tình cảm, tâm sinh lý, tâm giao, và tâm linh.

 

Nhằm đối diện và đắc thắng trước những thế lực xã hội gây ra các mối rạn nứt, và đổ vỡ giao ước hôn nhân.  Cơ-đốc-nhân cần phải phục hồi và khẳng định lại những nguyên tắc Thánh Kinh của hôn nhân lâu dài, giao ước thiêng liêng, được chứng giám và chúc phước bởi chính Đức Chúa Trời.  Lòng cam kết của giao ước hôn nhân cần nhận thức và phát huy trong mối hôn nhân Cơ-đốc.

 

1)      Cam Kết Toàn Vẹn (Total Commitment) là giao ước chấp nhận cuộc hôn nhân như giao ước thiêng liêng với người phối ngẫu cách trọn vẹn.  Đây là lý do tại sao Thánh Phao-lô so sánh hôn nhân giữa Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài (Êphêsô 5:25-26).  Đấng Christ đã bày tỏ lòng cam kết và yêu chúng ta cách hi sinh mặc dầu chúng ta không thành tín (Rôma 5:8) và tận hiến cả đời sống của Ngài hầu cho chúng ta được sống (Êphêsô 5:25).

 

2)      Cam Kết Duy Nhất (Exclusive Commitment) là sự hứa nguyện sống chung thủy với người phối ngẫu và lánh xa lối sống bất chính ngoài hôn nhân. Sự gian dâm, tà  dâm (fornication) được xem như là tội “liên hệ tình dục trước hôn nhân – premarital sex”.  Sự ngoại tình (adultery) được xem như là tội có “mối liên hệ tình dục ngoài hôn nhân – extramarital sex”.

 

3)      Cam Kết Liên Tục (Continuing Commitment) là chấp nhận hôn nhân như là một giao ước thiêng liêng hầu sẵn lòng liên tục xây dựng lòng cam kết với người phối ngẫu; bởi vì thời gian sẽ thay đổi, thể xác thay đổi và cảm xúc cũng dễ bị tác động và biến động.  Chúa Giê-su đã phán dạy hôn nhân mà Chúa đã kết hợp “vợ chồng không còn là hai nữa, mà là một.  Vậy những người Đức Chúa Trời đã phối hợp, thì loài người không được phân rẽ” (Ma-thi-ơ 19:5,6 BDM).

 

4)      Cam Kết Tăng Trưởng (Growing Commitment) là chấp nhận hôn nhân như là một giao ước thiêng liêng cần phải trải nghiệm qua tiến trình tăng trưởng lòng cam kết cách sâu nhiệm và “đến mức trưởng thành, đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế” (Ê-phê-sô 4:13 BDM).  Một khi hôn nhân ngưng tăng trưởng thì nó bắt đầu bị khô héo đi.  Tăng trưởng lòng cam kết cần thời gian để cả hai người yêu nhau cùng nhìn về một định hướng, nhưng phải trả giá nhằm tạo mối cảm thông và giải quyết những bất đồng hay xung khắt, những khiếm khuyết tâm tính, những hiểu lầm, và những sự căng thẳng trong hôn nhân.  Nhằm kiến tạo mối liên hệ của vợ chồng ngày càng nồng ấm, các kỷ năng đối thoại bằng cách tập tành cách bày tỏ những cảm xúc thầm kín của mình, lắng nghe suy tư, ước vọng của người bạn đời của mình, lưu tâm các cơ hội để bày tỏ tình cảm cho nhau, và thể hiện sự quan tâm đến công việc lẫn nhau cần phải phát huy mỗi ngày.

 

Cam kết hôn nhân là cam kết của một đời sống tâm linh theo định vị hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, theo định hướng ân điển cứu chuộc và thêm sức của Chúa Giê-su, theo quỉ đạo yêu thương của Đức Chúa Cha.  Vua Đa-vít khuyên nhủ chúng ta “Hãy giao phó đường lối mình cho Chúa, và tin cậy nơi Ngài, thì chính Ngài sẽ làm thành tựu” (Thánh thi 37:5 BDM).  Cam kết hôn nhân của Cơ-đốc-nhân bao gồm:

  1. a)     Lòng cam kết sống theo gương của Chúa Giê-su mổi ngày.
  2. b)     Lòng cam kết sống theo lời Chúa dạy mang đến sự bền vững và bình an.
  3. c)     Lòng cam kết trân quí người bạn đời của mình qua giá trị, phẩm hạnh, và sự xứng đáng.
  4. d)     Lòng cam kết cầu nguyện cùng nhau và cho nhau.
  5. e)     Lòng cam kết thủy chung trong hôn nhân.
  6. f)       Lòng cam kết đặt hôn nhân là điêù ưu tiên trong thời gian, năng lực, suy tư, và sinh hoạt gia đình.
  7. g)     Lòng cam kết đặt để đời sống qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh.                                                                                        (H. Norman Wright, Quiet Times for Parents (Eugene, Oreg.: Harvest House Publishers, 1995), September 2, adapted).

Hôn nhân Cơ-đốc là sự cam kết lâu dài và mang tính thánh khiết và thủy chung.  Mặc dù thời đại có nhiều biến đổi trong cách sống và áp lực của môi trường, nhưng nguyên tắc của lời Chúa dạy trong Thánh Kinh vẫn là chân lý không hề thay đổi.  Mục sư Billy Graham nói“Mặc dù các nền văn hóa khác nhau và thời giant hay đổi, Lời của Đức Chúa Trời chúng ta vẫn kiên định mãi mãi như một nguồn trả lời tất cả nan đề của đời sống – Though cultures differ and times change, the Word of our God stands forever as an unchanging source of answers to all life’s problems”.

  1. Sống Thử Có Phải Là Tội Gian Dâm (Fornication) Không?

Từ ngữ “fornication” có nghĩa là sự gian dâm, tội gian dâm, từ “fornicator” nghĩa là người phạm tội gian dâm.  Từ ngữ  “tội gian dâm – fornication” đồng nghĩa với từ Hi lạp Πορνεία (porneia).  Từ ngữ “gian dâm – fornication” được Thánh Kinh mô tả là một tội gian dâm:

1)    Quan hệ tình dục bất chánh (illicit sexual intercourse): Công vụ 15:20, 29; Công vụ 21:25.

 

“Nhưng cần viết thư dặn họ giữ mình khỏi hoen ố vì các thần tượng hoặc vì tội gian dâm…” (Công vụ 15:20 BDM).

 

“…đừng gian dâm” (Công vụ 21:25 BDM).

 

Chúng ta cũng không nên dâm dục như một số người trong họ đã dâm dục nên trong một ngày mà hai mươi ba ngàn người ngã gục” (1 Cô-rinh-tô 10:8 BDM).

 

2)    Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân do Thiên Chúa kết hợp là phạm tội gian dâm (fornication):

 

Chớ để bị lừa dối! Những kẻ gian dâm, thờ thần tượng, ngoại tình, nữ đồng tính luyến ái, nam đồng tính luyến ái,…” (1 Cô-rinh-tô 6:9 BDM).

 

“Thật ra có tin lan truyền rằng giữa anh chị em có điêù dâm ô đến nỗi người ngoại đạo cũng không dâm loạn như thế” (1 Cô-rinh-tô 5:1 BDM).

 

“…Thân thể không phải để gian dâm nhưng vì Chúa và Chúa vì thân thể” (1 Cô-rinh-tô 6:13b).

 

3)    Tội gian dâm (fornication) là tội cần phải ăn năn.  Thánh Phao-lô đã rất đau lòng khi nhìn thấy con dân Chúa:

 

“…Đức Chúa Trời của tôi sẽ để tôi bẽ mặt vì anh chị em và tôi phải than khóc cho nhiêù người trước đây đã phạm tội mà nay vẫn không ăn năn về những việc ô uế, gian dâm và phóng đãng của họ” (2 Cô-rinh-tô 12:21 BDM).

 

4)    Vấn đề tội gian dâm, con dân Chúa cần phải tránh xa:

 

Vấn đề gian dâm, mọi thứ ô-uế và tham lam, anh chị em phải tránh, dù chỉ nói đến thôi, như thế mới xứng đáng là thánh đồ” (Ê-phê-sô 5:3 BDM).

 

“Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết, tránh gian dâm (fornication)” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:4 BDM).

 

5)    Hãy giết chết sự gian dâm:

 

“Vậy, hãy giết chết những dục vọng thuộc về trần tục như gian dâm, ô uế, dục vọng ích kỷ, dục vọng xấu xa, tham lam, tham lam là thờ thần tượng” (Cô-lô-se 3:5 BDM).

Theo tự điển Dictionary.com định nghĩa từ “fornication – gian dâm”:

1)      tự nguyện liên hệ tình dục giữa hai người không cưới nhau hay hai người không cưới hỏi nhau.

Liên hệ tình dục trước hôn nhân là tội gian dâm.  Ngoại tình là tội gian dâm.  Bất cứ dạng liên hệ tình dục khi mà hai người không thành hôn hay không hỏi cưới lẫn nhau được xem là tội gian dâm.

Từ ngữ “porneia – gian dâm” được ghi lại 25 lần trong Tân Ước, và  được định nghĩa qua Strong’s Concordance:

 

1)      liên hệ tình dục bất chánh (illicit sexual intercourse).

2)      ngoại tình (adultery), gian dâm (fornication), đồng tính luyến ái (homosexuality), lesbianism, giao hợp với thú vật.. (Sách Lê-vi 18).

3)      liên hệ tình dục với người đàn ông ly dị hay đàn bà (Mác 10:11,12).

 

  1. Những Hệ Lụy Của Vấn Đề Những Người Sống Chung Trước Khi Thành Hôn.

Nhiều Nhà Khoa Học Xã Hội, Nhà Tâm Lý Học, Nhà Tâm Vấn, và Mục Sư đã nghiên cứu và khẳng định về các nguy cơ hay hệ lụy của nếp sống thử trước hôn nhân như sau:

  1. Ảnh Hưởng đến Kinh Tế Cuộc Sống
  2. Ảnh Hưởng Tiêu Cực Con Cái & Tương Lai Hôn Nhân của Con Cái
  3. Tinh Thần Căng Thẳng
  4. Ly Dị và Ly Thân
  5. Nạn Bạo Hành & Lạm Dụng Tình Dục
  6. Nan đề không cam kết trong Hôn Nhân & Sự không Thoả Lòng.
  7. Mắc bệnh lây nhiễm trên thân thể.

Hậu quả thuộc linh của lối sống chung là điêù mà mọi người cần suy nghĩ thận trọng trước khi theo đuổi lối sống này bởi vì:

  1. a)     “Các hành động theo tính xác thịt thật rõ ràng, ấy là:Gian dâm, ô- uế, phóng đãng… sẽ  không thừa hưởng nước Đức Chúa Trời”  (Ga-la-ti 5:19-21 BDM).

 

  1. b)     “Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết,vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục và kẻ ngoại tình” (Hê-bơ-rơ 13:4 BDM).

 

  1. c)     “Dục vọng thai nghén sinh ra tội lỗi; tội lỗi trưởng thành sinh ra sự chết”(Gia-cơ 1:15 BDM).

 

  1. d)     “…Vì tội lỗi tôi, xương cốt tôi không được bình an”(Thánh thi 38:3 BDM).

 

  1. e)     “Tôi qụy xuống, gục đầu rất thấp, Suốt ngày tôi đi lang thang buồn thảm… Tôi buồn rầu vì tội lỗi tôi”(Thánh thi 38:6, 18  BDM).

 

  1. Những Hậu Quả Về Phương Diện Tâm Linh Cho Những Người Sống Chung Trước Khi Thành Hôn.

Xã hội ngày nay nhiều người dễ dàng chấp nhận lối sống chung trước khi tiến tới lập gia đình.  Tuy nhiên, người sống theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời được kêu gọi để sống trong thế gian này, chứ không phải sống giống như người của thế gian.

  1. Sống Ngoài Hôn Nhân Do Thiên Chúa Thiết Lập Là Vi Phạm Lời Chúa Dạy Bảo.

Tội gian dâm trong luật Môi-se (Mosaic law) đêù bị lên án (Sách Lê-vi 21:9; 19:29; Phục truyền 22:20-21, 23-29; 23:18; Xuất hành 22:16).

  1. Sống Ngoài Hôn Nhân Do Thiên Chúa Thiết Lập là Sống Ngoài Quỹ Đạo Thuộc Linh và Ân Sủng Của Ngài.

 

“Nếu tôi giữ điêù ác trong lòng, Ắt Chúa đã chẳng nghe tôi” (Thánh thi 66:18 BDM).

 

Nên Ta để chúng nó đi theo tấm lòng ương ngạnh của chúng nó; Theo mưu ý riêng của mình” (Thánh thi 81:12 BDM).

 

“Đức Chúa Trời tôi phán: Những kẻ gian ác sẽ không được bình  an” (I-sa 57:21 BDM).

 

“Nhưng vì sự gian ác các ngươi đã ngăn cách các ngươi với Đức Chúa Trời mình và tội lỗi các ngươi đã làm Ngài ẩn mặt không nghe các ngươi” (I-sa 59:2 BDM).

 

“…Và tội lỗi chúng tôi như cơn gió cuốn chúng tôi đi”              (I-sa 64:6 BDM).

 

“Đây là lời của Chúa Vạn Quân: Chính tội ác ngươi sẽ sửa phạt ngươi” (Giê-rê-mi 2:19 BDM).

 

“Nếp sống và hành động của ngươi đã gây ra mọi điêù ấy.  Đó là hậu quả cay đắng do gian ác ngươi gây ra, nó đâm thấu tận đáy lòng ngươi” (Giê-rê-mi 4:18 BDM).

Có một số bạn biện luận rằng chúng tôi chỉ ở chung với nhau, nhưng chúng tôi không có liên hệ tình dục.  Như vậy thì vấn đề sống chung không ảnh hưởng gì tới niềm tin Cơ-đốc của chúng tôi.  Mỗi lời nói, hành động, và lối sống của chúng ta đêù được sự quan sát và kiểm chứng của những người chung quanh.  Người Cơ-đốc cần thận trọng hơn trong nếp sống đạo của mình bởi vì Chúa Giê-su đã dạy rằng “Các con là muối của đất, nhưng nếu muối mất chất mặn đi, thì lấy gì làm cho mặn lại?  Muối ấy thành vô vị, chỉ còn bỏ đi và bị người ta giẫm dưới chân”.  Và “Các con là ánh sáng của thế gian.  Một thành xây trên ngọn đồi sẽ không bị che khuất” (Ma-thi-ơ 5:13,14 BDM).

Lời Chúa trong 1 Cô-rinh-tô 6:12 khuyến cáo chúng ta “Tôi được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi việc đêù có ích”.  Mặc dù chúng ta đang sống trong một đất nước tự do, “Nhưng hãy cẩn thận, đừng để quyền tự do của anh chị em gây cho những người yếu đức tin vấp phạm” (1 Cô-rinh-tô 8:9 BDM).  Đây là lý do tại sao chúng ta nên tránh lối sống không cam kết và “…làm trở ngại hay gây cớ vấp ngã cho anh chị em mình” (Rô-ma 14:13 BDM).  Trong ngày phán xét cuối cùng, chúng ta cũng nên nhớ rằng “Như thế, mỗi người chúng ta phải tường trình công việc mình cho Đức Chúa Trời” (Rô-ma 14:12 BDM).

  1. Hi Vọng Và Phước Hạnh Cho Người Ăn Năn Tội Lỗi

Đức Chúa Trời là tình yêu thương, đầy dẫy lòng nhân từ, và ơn tha thứ các vi phạm cũng như tội lỗi của chúng ta.  Nếu quí vị đã nhận biết sai lầm về vấn đề sống chung trước hôn nhân, quí vị tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su là Con Một của Đức Chúa Trời là Chúa Tể Trị đời sống quí vị (Giăng 8:24; Hê-bơ-rơ 11::6).  Quí vị cần thành khẩn ăn năn tội lỗi của mình về lối sống thử trước mặt Chúa (Lu-ca 13:3; Công vụ 17:30), tuyên xưng đức tin của mình với Chúa Giê-su hầu nhận ân điển cứu rỗi (Rô-ma 10:10; Công-vụ 8:37), và mở lòng tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của đời sống mình hầu nhận lãnh sự sống đời đời (Giăng 3:16).

Dĩ nhiên, thái độ ăn năn là thay đổi lối sống.  Vì thế, sau khi cặp đôi ăn năn tội lỗi của mình về vấn đề sống thử, hành động cụ thể là cả hai người cần phải tìm chỗ ở khác nhau riêng biệt cho đến ngày thành hôn cũng như kiêng giữ quan hệ tình dục.  Trong tiến trình dẫn đến lễ thành hôn, cặp đôi cần sự tâm vấn của một vị Mục sư, bởi vì Mục sư có thể hướng dẫn khoá tâm vấn tiền hôn nhân (pre-marital counseling) và giúp đôi bạn khám phá sự phước hạnh của một hôn nhân Cơ-đốc theo định hướng tâm linh mang chiều kích sung mãn và sâu nhiệm.

Trong 1 Giăng 1:9 BDM chép rằng “Ngài là Đấng Thành Tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điêù bất chính” nếu quí vị thật lòng xưng tội mình ra và ăn năn với Ngài.  Đời sống và hôn nhân của quí vị sẽ được phục hồi, và điêù quan trọng hơn hết “Hôn nhân phải được mọi người kính trọng, loan phòng phải giữ cho tinh khiết, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục và kẻ ngoại tình” (Hê-bơ-rơ 13:4 BDM).

  1. Xây Dựng Hôn Nhân Bền Vững

Sống với thái độ tích cực là hi vọng điêù tốt nhất và quan niệm sống lành mạnh về một cuộc hôn nhân mà chúng ta muốn kiến tạo. Ron L. Deal khẳng định rằng “Các hôn nhân vững mạnh không phải tự nhiên xảy ra.  Chúng được kiến tạo bởi thời gian qua nỗ lực quan tâm của cặp đôi.  Giống như tuyệt tác của họa sĩ, xây dựng một hôn nhân lành mạnh đòi hỏi những kỷ năng, sự sáng tạo, sự chịu đựng, và một kiến thức khả thi của vải (canvas), cọ (brush), nước sơn (paint)”.  Tuy nhiên hãy ghi nhận và suy gẫm danh ngôn của Jamaican “Trước khi lập gia đình hãy để hai mắt mở ra; sau khi lập gia đình hãy đóng một con mắt – Before you marry keep both eyes open; after marriage shut  one”.

Làm thế nào để tìm kiếm đúng người để lập gia đình?   Bí quyết nào giúp xây dựng mối hệ hôn nhân hạnh phúc?  Nhà Tâm Lý Học Xã Hội David Myers đã soạn thảo một bản liệt kê ra các yếu tố góp phần xây dựng hôn nhân bền vững và hạnh phúc như:

  • Lập gia đình sau 20 tuổi;
  • Lớn lên trong gia đình có hai cha mẹ vững vàng;
  • Hẹn hò (date) một thời gian để tìm hiểu trước khi lập gia đình – không vội vã lập gia đình.
  • Có trình độ học vấn tốt;
  • Có thu nhập mức lợi tức từ công việc tốt;
  • Đừng sống chung trước hôn nhân;
  • Đừng có quan hệ tình dục trước hôn nhân;
  • Nên sùng đạo trung tín và đi thờ phượng chung nhau;
  • Nên lập gia đình với người có cùng lứa tuổi, niềm tin, và trình độ giáo dục.

(Myers, David G. 2000.  The American Paradox: Spiritual Hunger in an Age of Plenty.  New Haven: Yale University Press).

Lối sống chung và sống thử trước hôn nhân, là tội gian dâm theo lời Thánh Kinh,  không thể đẹp lòng Chúa và không thể nhận lãnh sự chúc phước cho hôn nhân từ Ngài.  Hôn nhân do Đức Chúa Trời kết hợp và chúc phước sẽ kiến tạo một hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc, và bền vững bởi ân điển của Ngài.  Hôn nhân do Đức Chúa Trời chúc phước và chứng giám sẽ  “được phước lành và thịnh vượng.  Vợ ngươi sẽ như cây nho nhiều trái trong nhà ngươi;  Con cái ngươi sẽ như các chồi cây ô-liu chung quanh bàn ngươi.  Kià, người nào kính sợ Chúa sẽ được phước như thế” (Thánh thi 128:2-4 BDM).

Định hướng đời sống tâm linh của người con dân Chúa chính là  “Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng…Vì Đức Chúa Trời đã không kêu gọi chúng ta sống ô-uế nhưng sống thánh khiết” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:4,7 BDM).  Hãy đồng tâm tình như lời cầu nguyện của Thánh Phao-lô:

“Nguyện xin chính Đức Chúa Trời bình an thánh hóa anh chị em hoàn toàn.  Nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể anh chị em được gìn giữ trọn vẹn, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta quang lâm.  Đấng kêu gọi anh chị em là thành tín, chính Ngài sẽ thực hiện điều ấy”  (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23,24 BDM).   Amen!

Mục Sư Tiến Sĩ Ngô Việt Tân                                                                          

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn