Thứ Năm , 25 Tháng Tư 2024
Home / Hướng Đi Magazine / Đời sống / LET ME TELL YOU A STORY

LET ME TELL YOU A STORY

Ta quên mất rồi!

 

Câu chuyện được kể về một giám mục đã bực bội bởi một người đàn bà trong giáo khu của ông, bà cho biết hàng ngày bà thường đàm thoại vời Chúa Giê-su.  Một số người sùng bái đã tụ tập chung quanh ba ta và mỗi ngày nhiều người đến vây chung quanh nhà bà, họ quỳ gối, cầu nguyện, ca những bài thánh ca, và đọc kinh lần chuỗi.

 

Ngài giám mục nghĩ tất cả những điều đó đã đi  quá xa, nên ông đi đến gặp người đàn bàn đó.  Ông nói với bà rằng ông biết bà nghĩ là bà đã có những cuộc nói chuyện với Chúa Giê-su, nhưng ông thì tin chắc rằng chuyện này âu cũng chỉ là do sức tưởng tượng của bà mà thôi.  Để chứng minh điều này, ông nói, “Nếu Chúa Giê-su có thật sự đang ở ngay đây, trong phòng này, với bà, và bà có thể nói chuyện với Ngài, thì bà hãy hỏi Ngài kể ra ba tội của tôi mà tôi đã xưng tội sáng nay.  Nếu bà có thể kể ra những tội đó của tôi, thì tôi mới có thể tin chắc vào những gì bà nói.”

 

Người đàn bà ngồi đó một hồi lâu.  Rồi bà mỉm cười, quay sang Ngài giám mục và nói, “Tôi đã hỏi Chúa Giê-su, và Ngài nói, “Ta quên mất rồi.”

 

Chúng ta có một Đấng Cứu Thế, Ngài không những chỉ biết tha tội, mà Ngài còn quên.  Ngài mang đi tội lỗi của chúng ta và quên mất đi những tội lỗi vốn dĩ là của chúng ta ngay lúc đầu.

 

———————

 

Cô có thể lấy phòng của tôi

 

Một cô giáo dạy học trò ở nhiều lớp khác nhau trong một căn phòng nhỏ của một trường học ở phía bắc tiểu bang New York.  Trong đó, có một đứa bé bị liệt vào diện “đặc biệt”.  Cậu ta  là một đứa bé mà chúng ta có thể cho là “chậm lụt”.

Mùa Giáng Sinh đến, cô giáo quyết định làm một hoạt cảnh mừng lễ Giáng sinh, và cậu bé “chậm lụt” này cũng muốn tham dự.  Nó không muốn chỉ đứng sớ rớ trên sân khấu mà lại muốn tham dư một phần có lên tiếng diễn kịch.  Chúng bạn thì đã biết là nó sẽ không nhớ những câu, những lời được rõ lắm, nhưng chúng cũng đành chịu, thôi thì để coi có thể cứu vãn thế nào khi cần.  Chúng bảo cậu bé này sẽ đóng vai quản lý khách sạn.  Vở kịch diễn ra khi Mary và Joseph gỏ cửa khách sạn, thì cậu bé ra mở và nói, “Không có phòng!  Mary sau đó nói vài câu gì đó theo vở kịch, và khi cô ngưng nói thì cậu ta sẽ phải nói thêm là “không có phòng!”  Chúng bạn nghĩ, cậu ta có thể làm được chuyện đó, nhưng để cho chắc ăn, chúng có cắt đặt một chú bé khác đứng gần bên nhắc tuồng cho cậu  và rỉ tai kịp thời khi cậu ta quên.

Đêm đó vở hoạt kịch diễn ra gần như đã tập cho đến khi Mary và Joseph đi đến khách sạn gỏ cửa.  Khi đó, cậu bé nhà ta mở cửa ra và cậu nói những gì mà cậu  cần phải nói: “Không có phòng!”  Mary nài nỉ, “Nhưng, thưa ông, ngoài trời lạnh quá.  Có nơi nào cho chúng tôi có thể nghĩ tạm hay không?  Trời lạnh cóng và tôi đang bệnh.  Tôi sắp phải sinh con,  nếu ông không giúp chúng tôi, con tôi  phải sinh ra trong đêm đông lạnh lẽo”.  Cậu bé đứng trơ ra và không nói gì.  Chú bé nhắc tuồng thúc cùi chỏ cậu và nói rỉ vào tai, “Không có phòng! nói đi “không có phòng!”

Cậu bé quay sang chú bé nhắc tuồng và thốt lên, “Tao biết tao phải nói gì mà!  Nhưng cô Mary có thể lấy phòng của tao mà!”

Đối với một số ngươì, tình thương đến  dễ dàng và không suy tính.  Còn hầu hết chúng ta, thì tình thương đến trong thận trọng cân nhắc.  Chỉ trong tình thương không suy tính, Chúa Thánh Linh mới hiển hiện được mà thôi.

 

———————

 

Làm cho bằng được

 

Soren Kierkegaard kể chuyện một cậu bé đang cố gắng học số học. Thầy giáo đưa cho cậu ta một cuốn sách trong đó có nhiều bài toán để cậu làm. Ở phần sau cuốn sách, có sẵn những giải đáp cho những bài toán phía trước, nhưng thầy giáo có căn dặn là cậu không được coi các giải đáp đó trước, mà ông muốn là chính cậu phải làm cho được các bài toán đó.

 

Khi cậu ta bắt đầu làm bài, thì cậu lại gian lận.  Cậu ta lật phần sau cuốn sách để coi giải đáp  trước khi cậu làm toán, thế nên cậu thấy rằng làm bài toán sẽ rất dễ dàng nếu biết được đáp số trước như thế.  Kierkegaard cho biết là làm cách đó thì cậu ta chắc chắn là sẽ được điểm cao, nhưng rồi ra thì cậu không học được gì về số học cả.  Dù là khó khăn đến thế nào đi nữa thì chỉ có một cách là chính mình phải cố gắng, phải phấn đấu để giải đáp bài toán, chứ không phải dùng các giải đáp của người khác, dù là các giải đáp đó đúng đi nữa.

 

Điều rõ rệt rằng, trên bước đường cuả cuộc đời nầy, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và chúng ta đôi lúc cũng tự hỏi tại sao Chúa không đưa ra những giải pháp để cho chúng ta biết sẽ phải làm những gì.  Theo ông Kierkegaard, Chúa không cho chúng ta các giải pháp trước, chỉ vì Ngài muốn chính chúng ta phải làm cho bằng được.  Chỉ có chính mình phấn đấu với các vấn đề khó khăn mỗi ngày thì chúng ta sẽ trở nên những người trưởng thành, và Chúa mong chúng ta như thế.

 

Phỏng dịch theo Let Me Tell You A Story – Tony Campolo

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn