Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Kết Quả Biện Minh Phương Tiện?

Kết Quả Biện Minh Phương Tiện?

Câu hỏi: Kết quả có biện minh cho phương tiện hay không?

Trả lời: Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào kết quả hoặc mục đích là gì và phương tiện nào được sử dụng để đạt được kết quả/mục đích đó. Nếu mục đích là tốt và cao quý, và phương tiện sử dụng để đạt được mục đích cũng tốt và cao quý thì câu trả lời là có, kết quả biện minh cho phương tiện. Nhưng hầu hết mọi người không dùng thành ngữ này với ý nghĩa như vậy. Đa số mọi người dùng để bào chữa cho việc đạt được mục đích thông qua bất kì phương tiện nào cần thiết, bất kể phương tiện đó có thể là vô đạo đức, trái pháp luật hoặc gây khó chịu. Thành ngữ này thường có nghĩa giống như “bất kể bạn làm bằng cách nào miễn là bạn đạt được mục đích”

Câu “Kết quả biện minh cho phương tiện” thường bao gồm việc làm sai để đạt được một kết quả tích cực và biện minh cho việc làm sai bằng cách chỉ ra kết quả tốt đẹp. Ví dụ về việc nói dối trong sơ yếu lý lịch để xin được một công việc tốt và biện minh lời nói dối bằng cách nói rằng thu nhập cao hơn giúp cho người nói dối có khả năng chu cấp cho gia đình mình được đầy đủ hơn. Ví dụ khác có thể là biện minh cho việc phá thai để cứu lấy mạng sống của người mẹ. Nói dối và lấy đi một mạng sống vô tội đều sai về mặt đạo đức, nhưng chu cấp cho gia đình và cứu lấy mạng sống của một người phụ nữ là đúng về mặt đạo đức. Vậy thì làm thế nào để tách biệt đúng sai? Đâu là giới hạn được đặt ra?

Kết quả/phương tiện tiến thoái lưỡng nan là một tình huống phổ biến trong các cuộc thảo luận về đạo đức. Thông thường, câu hỏi được đặt ra là: “Nếu có thể cứu thế giới bằng cách giết một người, bạn có làm không?” Nếu câu trả lời là “có” thì một kết quả đúng về mặt đạo đức sẽ biện minh cho việc dùng phương cách vô đạo đức để đạt được nó. Nhưng có ba điều khác nhau để xem xét trong tình huống này: đạo đức của hành động, đạo đức của kết quả, và đạo đức của người thực thiện hành động. Trong tình huống này, hành động (giết người) rõ ràng là vô đạo đức và kẻ giết người cũng vậy (cũng vô đạo đức). Nhưng cứu thế giới là một kết quả tốt và đạo đức, đúng không? Loại thế giới nào được cứu nếu kẻ giết người được phép quyết định khi nào và nếu tội giết người được biện minh rồi thả tự do? Hay là kẻ giết người phải đối mặt với hình phạt cho tội lỗi của mình trong thế giới mà anh ấy đã cứu? Và cái thế giới được cứu đó có được biện minh cho việc lấy đi mạng sống của một người vừa cứu họ?

Theo quan điểm Kinh Thánh, dĩ nhiên một điều thiếu mất trong cuộc tranh luận này đó là đặc tính của Đức Chúa Trời, luật pháp của Đức Chúa Trời và sự quan phòng của Ngài. Vì chúng ta biết rằng Chúa là tốt lành, thánh khiết, công bình, có lòng nhân từ và ngay thẳng, ai mang danh Ngài cũng phải phản chiếu đặc tính của Ngài (I Phi-e-rơ 1:15-16). Giết người, nói dối, trộm cướp, và mọi hành vi phạm tội đều thể hiện bản chất tội lỗi của con người, không phải bản chất của Đức Chúa Trời. Với những Cơ Đốc Nhân bản tính đã được biến đổi bởi Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 5:17) thì không có lý do gì biện minh cho hành vi vô đạo đức, bất kể động cơ hay kết quả của hành vi đó. Từ Đức Chúa Trời thánh khiết và hoàn hảo, chúng ta nhận lấy luật pháp phản chiếu thuộc tính của Ngài (Thi thiên 19:7, Rô-ma 7:12). Mười Điều Răn cho chúng ta thấy rõ rằng giết người, ngoại tình, trộm cắp, dối trá và tham lam đều không thể chấp nhận trước mặt của Đức Chúa Trời và Ngài không có “điều khoản giải thoát” cho động cơ hay sự hợp lý hóa. Lưu ý rằng Ngài không nói “Đừng giết người trừ khi giết người cứu được một mạng sống”. Đây gọi là “đạo đức tình huống”, và điều này không được chấp nhận trong luật pháp của Đức Chúa Trời. Cho nên, rõ ràng rằng theo quan điểm của Đức Chúa Trời thì không có mục đích nào bào chữa cho phương tiện vi phạm luật pháp của Ngài.

Một điều nữa cũng thiếu trong các cuộc thảo luận về đạo đức mục đích/phương tiện là hiểu biết về sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản là tạo ra thế giới, cho con người cư ngụ trong thế giới đó và rồi rời bỏ họ để họ tự sống trong hỗn loạn mà không trông nom. Thay vào đó, Ngài có một kế hoạch và mục đích cho nhân loại mà Ngài đã đem đến qua nhiều thế kỷ. Mỗi quyết định của mỗi một người trong lịch sử đều được áp dụng một cách siêu nhiên vào kế hoạch đó. Ngài tuyên bố chân lý này một cách rõ ràng: “Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm” (Ê-sai 46:10-11). Đức Chúa Trời luôn quan tâm mật thiết và kiểm soát sự sáng tạo của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài phán rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu mến Ngài và cho những người được gọi theo ý muốn Ngài đã định (Rô-ma 8:28). Một Cơ Đốc Nhân nói dối về sơ yếu lý lịch hoặc phá thai sẽ vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và phủ nhận khả năng của Ngài trong việc chu cấp cho một gia đình và bảo toàn mạng sống của người mẹ nếu Ngài có ý định làm điều đó.

Những người không biết Đức Chúa Trời có thể bị buộc phải biện minh cho phương tiện của họ để đạt được mục đích, nhưng những người được xưng là con cái Đức Chúa Trời không có lý do gì để phá vỡ một trong những điều răn của Ngài, chối bỏ mục đích tối cao của Ngài, hoặc làm hổ thẹn danh Ngài.

English

 

Nguồn: https://gotquestions.org/Viet

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn