Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Hiểu Biết Về Đức Thánh Linh

Hiểu Biết Về Đức Thánh Linh

ĐỨC THÁNH LINH KHÔNG PHẢI LÀ

 

Đức Thánh Linh Không Phải Là  Linh Của Con Người.

Trong một lớp học Kinh Thánh tại hội thánh nơi tôi làm mục sư, một sinh viên  hỏi tôi liệu Đức Thánh Linh có giống như tâm linh ở trong con người hay không.  Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời, Đấng tạo thành thân thể A-đam từ bụi đất thế gian, hà hơi thở sự sống vào con người, và người trở nên một loài sanh linh (Sáng 2:7). Vì vậy mỗi người là một thể chất vật lý. Người đó vừa là vật chất vừa là phi vật chất. Đấng Christ phân biệt giữa thân thể và tâm linh của con người (Ma-thi-ơ 10: 28). Phao lô nói về con người bao gồm linh, hồn và thân thể (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23). Trong đời này, bản thể phi vật chất được liên hệ một cách không thể tách rời với thân thể vật lý: cái này ảnh hưởng cái kia.

Trong sự chết, bản thể linh tách rời khỏi thân thể chết. Người tín hữu chân thành đi về với Đấng Christ, và người không được cứu đi vào Địa Ngục để chờ sự phán xét cuối cùng.

Tuy vậy, Thần Linh của Đức Chúa Trời không giống tâm linh của một người. Phao lô phân biệt: “Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời” (1 Cor. 2: 11). Những từ “những sự trong người” đó là, trong một người, là quan trọng.  Tuy nhiên, cũng là những chữ “ những sự trong người” không được lặp lại cho Thần Linh của Đức Chúa Trời bởi vì Đức Thánh Linh không ở trong Đức Chúa Trời. Thánh Linh biết các sự trong Đức Chúa Trời vì Ngài là Đức Chúa Trời. Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh tất cả đều biết những điều của Đức Chúa Trời bởi vì tất cả đều ngang bằng Đức Chúa Trời.

Bên cạnh được xác nhận là Thần Linh của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh cũng được xác nhận là Thần Linh của Đấng Christ (Rô-ma 8: 9). Mối liên hệ này không giống như việc tôi nói “tâm linh của Bob  Gromacki”. Là một con người, tôi là một thể linh, được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, ngự trong một thân thể vật chất.  Mặc dù Đức Chúa Con mang trên chính Ngài bản chất tự nhiên qua sự Nhập thể, Đức Thánh Linh không duy trì mối quan hệ với Chúa Giê-su Christ như mối liên hệ của tâm linh tôi với tôi. Trong khi Đức Thánh Linh và Chúa Giê-su là hai thân vị riêng biệt, thì tôi và tâm linh tôi lại không như vậy.

Đức Thánh Linh Không Phải Là Một Chủ Thể Vật Lý

Chúa Giê-su dạy rằng Đức Chúa Trời là thần trong bản chất (Giăng 4: 24). Tương tự như vậy,  Phao lô khẳng định rằng Đức Chúa Trời vừa không hề hư nát và không thấy được (1 Tim 1:17). Danh của Đức Thánh Linh cho thấy bản chất phi vật chất của Ngài. Ngài là thần linh, không phải vật chất. Ngài không có hình và dạng.

Cựu Ước ghi lại những sự hiển hiện, những sự hiện ra của Đức Chúa Trời trong hình dạng loài người và sự hiển hiện của Đấng Christ, sự xuất hiện của Chúa Con trước nhập thể trong hình dạng loài người. Đức Chúa Trời dùng những sự hiện ra này để mặc khải chính Ngài và Ý muốn Ngài cho nhân loại trong những cách họ sẽ hiểu được. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không có những bộ phận vật lý của con người như tai, mắt và tay. Những từ ngữ đó là phương tiện để  Đức Chúa Trời vô hạn giao tiếp với loài người hữu hạn.

Động vật là những sinh vật có sự sống thể chất. Chúng hoạt động từ bản năng được tạo dựng, và khi chúng chết, sự tồn tại của chúng kết thúc.

Con người là sinh vật thể chất vật chất, được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Khi con người chết, tâm linh tách rời khỏi thân thể. Con người sống tiếp bởi vì nguyên tắc sự sống được tập trung vào tâm linh của người đó.

Thiên sứ là thể linh đóng chiếm trong khoảng không giới hạn và có thể hiện thực hoá chúng, thường ở trong hình dạng loài người. Thiên sứ không bao giờ trải nghiệm sự chết giống con người và động vật.

Tuy nhiên, Đức Thánh Linh là một thần linh, một thể riêng biệt và đời đời. Ngài hiện diện mọi nơi; Ngài không có đặc tính vật lý.

Đức Thánh Linh Không Phải Là Một Đồ Vật

Cách gọi tên “Đức Thánh Linh” dịch từ tiếng Hy Lạp to hagion pneuma. Từ pneuma thường được dịch là “linh” hoặc ‘gió”) là một danh từ vô tính về mặt ngữ pháp.

Trong tiếng Hy Lạp, danh từ, đại từ, tính từ, mạo từ đều thuộc giống đực, giống cái hoặc giống trung. Ba tập hợp này không liên quan gì đến nhân cách hay giới tính. Ví dụ, chữ Hy Lạp cho “ngôi nhà” là oikos, thuộc giống đực. Vì vậy tất cả những từ bổ ngữ của nó đều thuộc nhóm giống đực. Tuy nhiên, vì “ngôi nhà” là một đồ vật, thì việc điều chỉnh trong dịch thuật là điều cần thiết để chuyển tải sự việc này. Ví dụ, nếu tôi nói, “Tôi thấy ngôi nhà của mình và đang đi về hướng nó”, thì đại từ cho từ “nó” là từ thuộc giống đực để nhất quán với từ “ngôi nhà”. Sẽ thật nực cười nếu nói rằng, “Tôi thấy ngôi nhà của mình và đang đi về phía anh ta”.

Những người khước từ nhân tính của Đức Thánh Linh tuyên bố rằng thuật ngữ giống trung là pneuma; vì thế họ kết luận rằng Đức Thánh Linh phải là một “đồ vật” hay “nó”. Thật không may bản King James có cách dịch này: “Chính Đức Thánh Linh  mang lời chứng với linh chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (Rô- ma 8: 16, xem thêm 8: 26). Tiếng Hy Lạp kết hợp “chính nó- itself” là một đại từ giống trung auto, nhất quán về giới với từ to pneuma (Thánh Linh), một danh từ giống trung. Một cách dịch rõ nghĩa hơn, từ  Chính Thánh Linh Ngài – Himself  được sử dụng hầu hết trong các bản dịch hiện đại, bao gồm các bản (NASB, NIV, NKJV)

Đấng Christ sử dụng đại từ cả giống đực và giống trung để mô tả Đức Thánh Linh. Vào đêm trước khi Ngài chịu đóng đinh, Ngài phán cùng các môn đồ mình rằng: “Nhưng khi Đấng Giúp Đỡ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống, tức là Thần Lẽ Thật ra từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta.” (Giăng 15:26). Danh xưng “Đấng Giúp Đỡ” thường được dịch là “Đấng Yên Ủi”, từ Hy Lạp là parakletos, là một danh từ giống đực. Đại từ quan hệ “Đấng-Whom”(hon) cũng là một đại từ giống đực, nhất quán với từ parakletos. Đại từ “Ngài- who” (ho), là một đại từ giống trung,  nhất quán với từ pneuma (“Thánh Linh”). Đại từ (“Ngài- He”) dịch là ekeinos, là một từ giống đực nhất quán với từ parakletos.

Trước đó, Đấng Christ hứa với các môn đồ Ngài, “Và ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Giúp Đỡ khác (allon parakleton), để ở với các ngươi đời đời.” (Giăng 14:16). Tính từ “khác” (allon) có nghĩa là “một cái khác cùng loại).  Như vậy, Đức Thánh Linh là một Đấng Yên-ủi khác – bình đẳng với Đấng Christ. Đấng Christ nói về một Đấng khác, chứ không phải với một điều hay một ảnh hưởng vô tri vô giác khác.

Đấng Christ cũng nói với các sứ đồ, “ Ta nói những điều đó với các ngươi đang khi ta còn ở cùng các ngươi. Nhưng Đấng Giúp Đỡ [parakletos tức là Đức Thánh Linh [to pneuma to hagion, giống trung] Đấng mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy  sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” (Giăng 14:25- 26). Sự pha trộn giữa danh từ và đại từ giống đực và giống trung cho thấy nhân tính của Thánh Linh. Hơn nữa, trách nhiệm dạy dỗ của Đức Thánh Linh cũng hàm ý rằng Ngài là một thân vị  cũng giống như Đấng Christ là một thân vị.

Đấng Christ sau đó công bố, “Dầu vậy, ta nói cùng các ngươi: ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi,  Đấng Giúp Đỡ [parakletos, giống nam] sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài [auto, giống nam] đến. Khi Ngài [ekeinos, giống nam] đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự xưng công bình và sự phán xét.” (Giăng 16: 7-8). Việc sử dụng các đại từ giống nam nhất quán với từ giống nam parakletos; và chức vụ tự cáo miêu tả công việc của một con người thực hữu.

Lại một lần nữa Chúa Giê-su tuyên bố, “Khi nào Ngài [ekeinos, giống nam], Linh [to pneuma, trung tính lẽ thật sẽ đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; Vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài [ekeinos, giống nam] sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về mình mà rao bảo cho các ngươi” (Giăng 16: 13- 14). Việc sử dụng ekeinos trong những câu này vô cùng ý nghĩa bởi vì tiền ngữ gần nhất của nó là từ parakleton (16:7), trong khi từ trung tính pneuma được tìm thấy ngay trong chính văn mạch này. Một lần nữa việc trao đổi dễ dàng của đại từ nhân xưng giống nam và trung tính biện chứng cho nhân cách của Đức Thánh Linh. Những hoạt động của Thánh Linh được đề cập trong những câu Kinh Thánh này cũng để mô tả người chứ không phải đồ vật.

ĐỨC THÁNH LINH LÀ CHỦ THỂ NÀO?

Chúng ta đã thấy rằng Đức Thánh Linh không giống linh của con người, cũng không phải là vật chất hay một ảnh hưởng vô tính. Bây giờ chúng ta sẽ trở lại chứng cớ tích cực trong Kinh Thánh chứng minh rằng Đức Thánh Linh là một thân vị thực hữu, thần thượng, bình đẳng trong nhân vị tính với Đức Cha và Chúa Con.

Đức Thánh Linh Có Những Phẩm Chất Của Một Người

Những dấu hiệu của nhân cách gồm có ý thức tự hữu, lương tri và sự nhận biết khác biệt của bản thân với người khác và các đồ vật khác. Những đặc điểm của nhân cách cũng bao gồm khả năng suy nghĩ, cảm nhận, lựa chọn. Là con người, chúng ta là những cá thể đạo đức, tinh thần, cảm xúc và ý chí. Thiên sứ cũng có những dấu hiệu nhân cách tương tự như vậy.  Từ sự hiểu biết của chúng ta về nhân cách của con người và từ sự khám phá của Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Đức Thánh Linh là một con người.

Ngài suy nghĩ. Đức Thánh Linh có trí khôn. Ngài là toàn tri, ấy là Ngài biết mọi sự. Phao lô viết, “Đấng dò xét lòng người [Đức Chúa Cha]hiểu biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài [Thánh Linh] theo ý Đức Chúa Trời mà cầu thay cho các thánh đồ” (Rô-ma. 8: 27). Như vậy Đức Thánh linh có tâm trí, một tâm trí vô hạn.

Trong việc giải nghĩa về chức vụ thiết yếu của Đức Thánh Linh trong sự mặc khải, thần cảm và soi sáng thần hựu, Phao lô công bố, “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh bày tỏ những sự đó cho chúng ta. Vì, Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả những sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa. Vả, nếu không phải thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì ai biết sự trong Đức Chúa Trời”. (1 Côr 2: 10-11). Để Đức Thánh Linh biết những sự trong Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn, thì Ngài cũng phải là Đức Chúa Trời, vì chỉ Đức Chúa trời mới có thể biết Ngài cách trọn vẹn.

Rõ ràng, Đức Thánh Linh phải có trí khôn để Ngài dạy dỗ (Giăng 14:6), làm chứng (15: 26), thuyết phục (tự cáo về tội lỗi), dẫn dắt (16: 13), bày tỏ (16:13), và làm vinh hiển Đấng Christ (16:14).

Ê-sai xác nhận Đức Thánh Linh là Đấng có khả năng xức dầu, đổ đầy và ngự trong Đấng  Mê-sia. Ông đã mô tả Ngài như sau, “Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va.” (Ê-sai 11:2). Những đặc tính này cho thấy Đức Thánh Linh có một tâm trí, một khả năng vô hạn để suy nghĩ.

Ngài cảm nhận. Phao lô cảnh báo tín hữu, “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc” (Ê-phê 4: 30). Cơ đốc nhân cố ý phạm tội làm tổn thương sự cư ngụ của Đức Thánh Linh về mặt cảm xúc. Từ “lypeo`” trong tiếng Hy Lạp (“làm buồn”) được sử dụng cùng từ nói về nỗi buồn rầu của các sứ đồ vì sự đóng đinh sắp đến của Đấng Christ (Ma-thi-ơ 17: 23), sự buồn rầu của người trai trẻ sau khi chàng rời Đấng Christ đi trong sự không tin (Ma-thi-ơ 19: 22), sự buồn rầu của các mồn đồ khi nghe thông báo rằng một người trong số họ sẽ phản Đấng Christ (26: 22), sự buồn bực dự dội của Đấng Christ khi Ngài cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê (26:37), sự buồn rầu của Phi-e-rơ khi Đấng Christ thử thách lòng trung thành và tình yêu của ông dành cho Ngài (Giăng 21:17), sự buồn rầu của Hội Thánh cô-rinh-tô, điều dẫn họ đến sự ăn năn (2 Côr. 2: 2, 4; 7: 8-9), sự buồn rầu của Cơ đốc nhân về sự chết của những người thân yêu (1 Tê-sa-lô-ni-ca. 4: 13), và gánh nặng bởi những khó khăn của cuộc sống (1 Phi-e-rơ 1: 6).

Từ làm buồn (“lype` ”) dựa trên động từ “làm cho đau khổ”, được sử dụng để nói về nỗi đau khổ của các môn đồ tại vườn Ghết-sê-ma-nê (Luca 22: 45), sự buồn rầu của các sứ đồ về sự đóng đinh và sự ra đi  sắp tới của Đấng Christ (Giăng 16: 20), gánh nặng của Phao lô về sự cứu chuộc của dân Y-sơ-ra-ên (Rô-ma 9: 2), nỗi đau cảm xúc của Phao lô đối với những người Cô- rinh- tô phản nghịch (2 Cô-rinh-tô 2: 1, 3), nỗi quan tâm của phao lô với bệnh tình của Ép-ba-phô-đích (Phi-líp 2: 27), và ảnh hưởng của sự sửa trị thiên thượng đối với tín hữu (Hê-bơ-rơ 12:11).

Cha mẹ phải đau lòng vì sự phản loạn và sự bất kính của con cái. Vợ chồng đau lòng về nhau vì những lời nói công kích và hành động vô đạo đức. Nỗi đau cảm xúc trở nên nghiêm trọng hơn khi những người chúng ta yêu thương nhất xâm hại mối quan hệ của chúng ta. Điều đó cũng vậy đối với Đức Thánh Linh. Tất cả các tội đều làm buồn lòng Đức Thánh Linh, nhưng những tội lỗi tín hữu cố ý phạm với Ngài là Đấng ngự bên trong sẽ làm tổn thương Ngài hơn hết. Nỗi đau như vậy của Ngài cho thấy yếu tố cảm xúc trong thân vị của Ngài.

Ngài quyết định. Đức Thánh Linh có ý chí, và có khả năng tự ý làm việc gì đó. Ngài có khả năng quyết định và lựa chọn. Đức Thánh linh nói với các tiên tri và giáo sư của Hội Thánh An-ti-ốt rằng, “Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho công tác mà ta đã giao cho họ làm” (Công vụ 13:2). Đức Thánh Linh đã chọn 2 trong số 5 người. Ý muốn của Ngài là cho Phao lô và Ba-na-ba làm những giáo sĩ đầu tiên cho dân ngoại.

Trong chuyến hành trình truyền giáo thứ hai, Phao-lô và các tín hữu bị Đức Thánh Linh ngăn cấm truyền giáo cho các tỉnh Phi-ri-gi và Bi-thi-ni tại Á-Châu (Công vụ 16:ánh7). Một lần nữa cho thấy Đức Thánh Linh bày tỏ ý muốn của là Ngài tập chú vào địa lý đối với lời được rao giảng.

Tất cả tín hữu đều đã nhận được ân tứ và khả năng từ Đức Thánh Linh. Ngài cũng quyết định ân tứ nào sẽ được ban cho mỗi Cơ đốc nhân, “Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng mỗi người” (1. Cô-rinh-tô 12:11). Sự phân phát này là theo ý muốn Ngài không phải theo mong ước của chúng ta.

Đức Thánh Linh nghĩ, cảm nhận và quyết định bởi vì Ngài là một con người. Cũng giống như chúng ta bày tỏ những đặc điểm của tính cách con người chúng ta qua trí tuệ, cảm xúc và ý muốn của chúng ta, vì vậy, Đức Thánh Linh cũng bày tỏ nhân cách thần hựu của Ngài qua những lãnh vực đó.

Đức Thánh Linh Hành Động Giống Như Một Người

Chúng ta bày tỏ chúng ta là ai và là gì qua những việc chúng ta làm. Động vật làm điều chúng làm vì chúng là động vật. Loài chim làm điều chúng làm vì chúng là chim. Loài người làm điều họ làm vì họ là con người. Cũng vậy, Đức Thánh Linh làm điều Ngài làm vì Ngài là một thân vị thần thượng.

Ngài dẫn dắt. Đấng Christ đã hứa với các môn đệ Ngài, “lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13). Nếu lẽ thật cứu chuộc và luân lý đạo đức có thể được ví như Bắc Cực, thì Đức Thánh Linh được ví như chiếc bàn là chỉ cho chúng ta đi về hướng đó.

Đó là đặc ân cho tôi được thăm Y-sơ-ra-ên vào 8 dịp. 5 trong 8 chuyến đi đó tôi được phục vụ như một giáo sư Kinh Thánh và một mục sư hướng dẫn viên. Tuy nhiên, nhóm du lịch của chúng tôi đều thuê dịch vụ từ một hướng dẫn viên Y-sơ-ra-ên chính thức. Những người hướng dẫn viên này nói tiếng Anh, tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Ả rập. Họ biết vùng đất đó tận tường. Họ biết nơi nào để đi và biết làm cách nào để tới đó. Những người hướng dẫn viên này là điều không thể thiếu để các cuộc hành hương Xứ Thánh thành công. Trong mỗi chuyến thăm, chúng tôi cần một người, chứ không chỉ một bản đồ hay một bảng chỉ đường đơn thuần để dẫn chúng tôi.

Động từ hodegeo (“dẫn dắt”) chỉ xuất hiện 5 lần trong Tân Ước. Đấng Christ đã sử dụng 2 lần để nói kẻ mù dẫn kẻ mù (Math 15:14; Mác 6: 39). Nó được sử dụng để nói Đấng Christ, Chiên Con, Đấng sẽ dẫn những kẻ được chuộc đến “suối nước sống” (Khải 7: 17). Khi Phi líp gặp hoạn quan Ê-thi-ô-pi và hỏi liệu ông có hiểu sách Ê-sai mà ông đang đọc không, người hoạn quan trả lời, “Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được” (Công vụ 8:31). Đức Thánh Linh có thể sử dụng những tín hữu hiểu biết và có phẩm chất để hướng dẫn người khác vào trong sự hiểu biết Lời Đức Chúa Trời.

Động từ (“dẫn dắt”) liên hệ với một danh từ chung hodos (“đường” hay “con đường”). Được dẫn dắt bao gồm đích đến, hỗ trợ, thời gian và sự quyết tâm tiến về phía trước trong đời sống thuộc linh của một người.

Ngài bắt phục. Nói về Đức Thánh Linh, Chúa Giê-su Christ phán, “Và khi Ngài đến, Ngài sẽ khiến thế gian tự cáo (bắt phục) về tội lỗi, về sự công bình và sự phán xét” (Giăng 16:8). Động từ elencho (“bắt phục”) là một từ thuộc về pháp luật. Trong phòng xử án luật sư công tố phải đưa ra bằng chứng cho bồi thẩm đoàn và thẩm phán rằng bị cáo phạm tội ngoài một nghi ngờ hợp lý. Trong cuộc truy nã nổi tiếng vụ O.J Simpson, Maira Clark và Christopher Lander thất bại trong nỗ lực thuyết phục bồi thẩm đoàn là Simpton phạm tội.  Vì vậy ông được tuyên bố trắng án khỏi tất cả những cáo buộc pháp luật chống lại ông.

Trong sự bắt phục về tội lỗi, sự công bình và sự phán xét, Đức Thánh Linh không cố gắng thuyết phục vị bồi thẩm đoàn về những đồng phạm của tội nhân. Thay vào đó, Ngài tạo nên bên trong tội nhân sự nhận biết về tội lỗi và sự phạm pháp của họ. Sau đó, Ngài thuyết phục tội nhân thừa nhận tình trạng tội lỗi của mình trước Đấng phán xét của cả vũ trụ. Chỉ sau khi như vậy, tội nhân mới nhận được món quà ân điển của sự cứu chuộc qua Chúa Giê-su Christ.

Quá trình bắt phục đạo đức cá nhân chỉ có thể được thực hiện bởi một người đạo đức. Đó chính là đời sống ảnh hưởng đời sống.

Động từ elencho tương tự được sử dụng bởi một người tín hữu chỉ tội cho một tín hữu khác (Math 18: 15), sự quở trách của Giăng Báp tít đối với Hê-rốt An-ti-ba (Luca 3: 19) , sự phơi bày những công việc tối tăm của tội nhân bởi ánh sáng (Giăng 3: 20), sự bắt phục một người chưa tin bởi lời tuyên bố của  thành viên Hội Thánh (1. Cô-rinh-tô 14: 24), sự phơi bày những công việc vô ích của sự tối tăm bởi các tín hữu (Ê-phê-sô 5: 11, 13), sự quở trách tội lỗi những thành viên và trưởng lão bởi các lãnh đạo Hôi Thánh (1. Ti-mô-thê 5: 20), sự quở trách những Cơ đốc nhân phạm tội trong sự trừng phạt thánh , sự bắt phục bởi Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 12: 5), sự định tội cá nhân bởi luật pháp (Gia-cơ 2: 9), và sự quở trách của Đấng Christ đối với Hội Thánh Lao-đi-xê (Khải 3: 9).

Mục sư có trách nhiệm quở trách (2. Tim 4: 2; Tít 1: 9, 13; 2: 15). “La mắng” (elenchos, 2 Tim 3:16) chỉ ra một trong những đặc tính của lời Kinh Thánh được hà hơi.

Đức Thánh Linh bắt phục con người bằng lời Kinh Thánh qua sự làm chứng của những tín hữu quan tâm. Trong niềm khao khát dẫn dắt người khác vào trong ý muốn theo luân lý của Đức Chúa Trời thì chúng ta phải chắc chắn rằng họ thực sự đã phạm luật đạo đức của Chúa chứ không phải chỉ bởi cảm tính và định kiến của chúng ta.

Ngài làm việc. Sau khi Phi -líp làm báp tem cho hoạn quan Ê-thi-ô-pi qui đạo, “Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi, hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường.  Nhưng Phi- líp thì người ta thấy ở thành A-xốt” (Công vụ 8: 39-40). Như một cơn lốc, Đức Thánh Linh đưa Phi-líp từ một vị trí địa lý dang một vị trí khác. Phép lạ độc đáo này được thực hiện bởi một thân vị thần hựu. Trong bộ phim ca nhạc giả tưởng Phù Thuỷ xứ Oz, trong một cơn lốc xoáy đã thổi bay Dorothy từ Kansa vào vùng lãnh thổ xứ Oz, nhưng hành trình giả tưởng đó không giống như câu chuyện có thực của Phi-líp.

Trên đảo Bát-mô sứ đồ Giăng đã có một trải nghiệm tương tự như Phi-líp. Khi Chúa Giê-su Christ kêu gọi ông vào thiên đàng (Khài 4: 1), ông tường trình lại, “ Lập tức tôi ở trong Đức Thánh Linh, và này tôi thấy một ngôi đặt trên trời, trên ngôi có một Đấng đương ngồi đó” (Khải 4: 2). Đức Thánh Linh di chuyển Giăng từ dưới đất lên tầng trời thứ ba, và làm cho vị sứ đồ có thể nhìn thấy một phần tương lai như Chúa thấy.

Ngài cầu nguyện. Phao lô viết, “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin để cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu thế cho các thánh đồ vậy” (Rô-ma 8: 26-28). Chúng ta, những tin hữu không bị cô độc trong những gánh nặng cầu nguyện. Là một mục sư,  tôi thường cầu nguyện cho mọi người có bệnh nan y. Trong những lúc ấy tôi đã tranh chiến. Tôi có nên cầu xin Đức Chúa Trời thực thi phép lạ chữa lành hoàn toàn không, hay tôi xin Chúa cất sự đau đớn này khỏi người đó bằng cách đưa họ về nhà ở trên trời? Ngay cả khi tôi không biết nên cầu xin điều gì, thì Chúa cũng biết rằng tôi muốn Ngài được vinh hiển. Tôi muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân và cho gia đình của họ. Đức Thánh Linh biết tấm lòng tôi, và tôi chắc chắn  Ngài khai báo ý định của lòng tôi cho Đức Chúa Cha.

Thật vui mừng khi biết rằng Đức Thánh Linh giúp đỡ và cầu thay cho chúng ta. Ngài biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời hơn chúng ta.

Sự cầu nguyện thực sự bắt nguồn từ tấm lòng qua tâm trí của Đức Thánh Linh tới Đức Chúa Cha. Trong nơi sứt mẻ giữa những tảng đá lớn tại Giê-ru-sa-lem đã làm thành Bức Tường Phía Tây, cũng được gọi là Bức Tường Than Khóc là nơi những lời cầu nguyện được viết lên giấy. Những “lời cầu nguyện viết trên giấy” này đôi khi bị những du khách đánh cắp làm quà lưu niệm. Những người Do Thái sùng đạo là những người đặt những nhu cầu cầu nguyện được viết ra giấy này trên bức tường than khóc với hy vọng nó sẽ giúp Chúa nhớ những lời cầu nguyện của họ. Ngược lại với hình thức dâng nhu cầu cầu nguyện một gián tiếp tới Đức Chúa Trời, thì chúc vụ cầu nguyện của Đức Thánh Linh lại cá nhân và trực tiếp.

Ngài dò xét. Phao lô viết, “Vì, Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả những sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời” (2. Cô-rinh-tô 2:10). Động từ eraunao (“dò xét”) xuất hiện 6 lần trong Tân Ước. Đấng Christ thách thức những người phê bình Ngài dò xét những lời Kinh Thánh liên quan đến Ngài (Giăng 5: 39). Những người lãnh đạo tôn giáo, là những người chỉ trích Ni-cô-đem về việc bảo vệ chức vụ của Đấng Christ đã thách thức Ngài, “Người hãy tra xét, chẳng có tiên tri nào ra từ Ga-li-lê” (Giăng 7: 52). Cả Đức Chúa Cha và Chúa Con đều dò xét tấm lòng con người (Rô-ma  8: 27 và khải 2: 23). Các tiên tri dò xét Cựu Ước để hiểu mối tương quan giữa sự chịu khổ và vinh hiển của Đấng Hứa Mesia (1. Phi-e-rơ 1: 10- 11).

Trong việc chuẩn bị để viết quyển sách này, tôi phải nghiên cứu chủ đề này trong cả Kinh Thánh và những sách liên quan. Tôi so sánh, xem xét kỹ lưỡng, đối chiếu và viết tài liệu này bên cạnh một tập giấy màu vàng. Vợ tôi sau đó giúp đánh máy bản thảo vào hệ thống máy tính. Không có máy tính hay bút chì nào đã tìm kiếm và hoàn thành chủ đề này, mà chính tôi phải làm điều đó.

Việc dò xét bao gồm sự phân tính của trí óc. Đó là việc chỉ con người mới có thể làm được. Vì vậy, Đức Thánh Linh phải là một con người.

Ngài ngăn cấm. Trong Công vụ 16: 6- 7 Luca kể lại  những gì đã xảy ra với Phao lô và đội hình truyền giáo của ông trong hành trình truyền giáo thứ 2: “ Đoạn, trải qua xứ Phi-ri-gi và đất Ga-la-ti, vì Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si. Tới gần xứ My-si rồi, hai người sắm sửa vào xứ Bi-thi-ni, nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Giê-su không có phép”. Ngăn cấm và cho phép là những sự lựa chọn của con người. Vấn đề này là việc đời sống chạm đến đời sống, người này ảnh hưởng người khác.

Ngài phán. Khi Đức Chúa Trời phán, Ngài có thể hiểu được bởi cả thiên sứ và con người (Hê-bơ-rơ 1: 1- 2). Nhiều phân đoạn Kinh Thánh đề cập đến việc Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con phán. Nhiều đoạn Kinh Thánh cũng công bố Đức Thánh Linh phán. Chúng ta không biết liệu lời mà Đức Thánh Linh phán là lời trình bày có thể cho mọi người nghe thấy hay chỉ là người được chỉ định nhận được. Hay, chúng ta cũng không biết có phải những lời đó được ghi âm lại nếu kỹ thuật công nghệ có sẵn vào thời đó.

Khi “Đức Thánh Linh phán cùng Phi-líp, Hãy lại gần và theo kịp xe đó” (Công vụ 8: 29), Phi-líp hiểu, vâng theo và truyền giáo cho hoạn quan Ê-thi-ô-pi.

Chúa ban cho Phi-e-rơ một khải tượng tại thành Giốp-ba, “Phi-e-rơ còn đương ngẫm nghĩ về sự hiện thấy đó, Đức Thánh Linh phán cùng người rằng; Kìa, có 3 người đương tìm ngươi. Hãy đứng dậy, xuống  mà đi với họ, chớ hồ nghi, vì ta đã sai họ đó.” (Công vụ 10: 19- 20). Phi líp đã vâng theo lệnh cấm thiên thượng.

Lời của Đức Thánh Linh cho các lãnh đạo Hội Thánh tại thành An-ti-ốt tạo nên đội hình truyền giáo đầu tiên, “Đương khi môn đồ cầu nguyện Chúa và kiêng ăn, thì Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm” (Công vụ 13: 2). Đức Thánh Linh phán những lời này cho cả nhóm như thế nào? Chúng ta không biết, nhưng rõ ràng những người lãnh đạo này đã quan tâm đến ý muốn của Chúa và uỷ thác hai người cho công tác đó.

Thành phần của Kinh Thánh cũng được liên quan với bài diễn thuyết hay lời nói của Đức Thánh Linh. Trước khi Ma-thia được chọn làm sứ đồ thay thế Giu-đa, Phi-e-rơ thông báo, “Hỡi anh em ta, lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít nói trong Kinh Thánh về tên Giu-đa, là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Giê-su, thì phải được ứng nghiệm” (Công vụ 1: 16). Phao lô cũng dùng những lời tương tự, “Đức Thánh Linh đã phán phải lắm, khi Ngài dùng đấng tiên tri Ê-sai mà phán cùng tổ phụ các ngươi” (Công vụ 28: 25). Như vậy, lời Kinh Thánh chính là tiếng phán của Đức Thánh Linh. Cũng như việc truyền đạt bằng lời nói giữa mỗi người, thì lời của Đức Thánh Linh cũng có ý nghĩa như vậy.

Lời của Chúa Giê-su Christ cũng ngang bằng với lời của Đức Thánh Linh.  Đấng Christ đề cập chính Ngài trong 7 bức thư gửi cho 7 Hội Thánh tại Châu Á (Khải 2- 3).  Mỗi bức thư đều kết luận: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng Hội Thánh” (Khải 2: 7, 11, 17, 29; 3: 6, , 13, 22). Đây là những lời được chia sẻ từ hai thân vị trong Đức Chúa Trời Ba Ngôi.

còn nữa

nguồn tham khảo  UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn