Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Hội Thánh Thời Trung Cổ Và Kinh Thánh

Hội Thánh Thời Trung Cổ Và Kinh Thánh

Hội thánh thời kỳ trung cổ có hai quan điểm về Kinh Thánh:  thứ nhất là có một cái nhìn cao cả (nhìn thấy những điều thuộc về thiên thượng như Ê-sai nhìn thấy khải tượng cao sang về Chúa trong Ê-sai chương 6) về sự thần cảm của Kinh thánh, và thứ hai là có cái nhìn giảm bớt đi quyền năng của Kinh thánh trong đời sống. Đã có một sự nỗ lực đáng kể để xác định thẩm quyền của Kinh thánh trong mối tương quan với các thẩm quyền khác trong giáo hội. Đặc biệt là trong giai đoạn sau của thời kỳ này (từ thế kỷ thứ mười một đến thế kỷ thứ mười bốn), sự ảnh hưởng của triết học với sự nhấn mạnh vào lý trí đã dẫn đến một cách tiếp cận học thuật đối với việc nghiên cứu học thuyết Cơ đốc với những hình thức phức tạp và sự khác biệt tinh vi của nó. Do đó, vị trí của Kinh thánh bị suy giảm có thể được nhìn thấy trong một số nhận xét điển hình của Martin Luther về một số nhân vật hàng đầu của thời kỳ này. Khi nhận xét về Peter Lombard, là nhà thần học được chú ý ở thế kỷ thứ mười hai, Luther viết rằng ông “xứng đáng với tư cách là một nhà thần học; không ai sánh bằng ông ấy. Ông đã nghiên cứu về Augustine, Ambrose, Gregory, và tất cả các hội đồng học thuật. Ông là một người vĩ đại. Nếu ông ta tình cờ đến với Kinh thánh, thì chắc chắn ông ấy là người vĩ đại nhất.”55 Đối với Luther thì Thomas Aquinas (1224–1274)   là một “người nói chuyện phiếm” vì những liên hệ nhất quán của ông với Aristotle,  triết gia Hy Lạp (384-322 TCN). Aristotle   được Aquinas trân trọng gọi là “Nhà triết học”. Cảm giác của Luther đối với sự pha trộn giữa triết học và lẽ thật của Kinh thánh ở Aquinas thể hiện rõ qua việc ông mô tả Aristotle là “‘kẻ ngoại giáo” (ngoài những danh xưng khác)56

Mặc dù không chú trọng đến Kinh thánh trong đời sống của hội thánh suốt thời kỳ này, nhưng các tuyên bố của các nhà lãnh đạo giáo hội chứng tỏ rằng họ có một tầm nhìn đúng đắn về sự thần cảm của Kinh thánh là “lời của Đức Thánh Linh”, theo Giáo hoàng Leo the Great của thế kỷ thứ năm.57 Vào thế kỷ tiếp theo, Gregory the Great (540-604) cũng đã đánh giá về Kinh thánh, “Hãy tin xác quyết rằng Đức Thánh Linh là tác giả của Kinh thánh. Bởi vì, Ngài đã truyền cảm hứng cho những điều này và tất cả đều được viết ra…. Kinh thánh là lời của Đức Thánh Linh.”58

Anselm, tổng giám mục của Giáo hội Anh (1093-1109) nói, “Vì tôi chắc chắn rằng nếu tôi nói bất cứ điều gì mâu thuẫn với Kinh Thánh một cách rõ ràng, thì đó là sai, và nếu tôi nhận thức điều này thì  tôi không muốn nắm giữ nó.”59 Ngay cả với Thomas Aquinas, trong thế giới hiện đại  được ca tụng là “hoàng tử học thuật”. Ông cũng là một nhà thần học, viết nhiều bình luận về các phần của Kinh thánh. Tác phẩm thần học mang tính học thuật của ông là Thần học Tổng hợp. Theo lời của một học giả, mặc dù tác phẩm đó chứa rất ít trích dẫn từ Kinh thánh, nhưng nó được xây dựng “trên tảng đá của Lời thiên thượng”. Đối với sự hiểu biết của mình về sự thần cảm của Kinh thánh, Thomas Aquinas khẳng định rằng, “Tất cả những gì được nói đến trong Kinh Thánh đều là lời phán của Đức Chúa Trời.”60 Ông tin vào thẩm quyền tuyệt đối của Kinh thánh. Niềm tin đó được thể hiện qua những lời này của ông: “Chúng ta phải tuân giữ những gì đã được ghi chép trong Kinh thánh như là một nguyên tắc đức tin tuyệt vời để chúng ta không thêm gì vào đó, không làm giảm giá trị và không thay đổi điều gì thông qua việc giải kinh tồi tệ.”61

John Wycliffe (1320-1384), sử gia và là người tiền thân của Cuộc Cải chánh, tin tưởng mạnh mẽ vào thẩm quyền tối hậu của Kinh thánh trong mọi vấn đề. Đối với Wycliffe, ông “cực kỳ khinh bỉ những nhà thần học coi thường Kinh Thánh. Nếu bất kỳ người nào như vậy tìm thấy những mâu thuẫn hoặc sai sót trong Kinh thánh, thì sự thiếu hiểu biết của họ chính là lỗi chứ không phải do bản văn kinh thánh có lỗi…. Kinh Thánh không chỉ chứa đựng tất cả giáo lý Cơ đốc, nhưng nói chung là tất cả lẽ thật. Đó là một “bộ sách bách khoa toàn thư thiên thượng,” một bản tóm tắt sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.”62

Tính năng động của Lời Đức Chúa Trời trong các hội thánh chắc chắn đã bị lu mờ ở nhiều nơi suốt trong thời kỳ Trung cổ. Rất ít người thực sự đọc Kinh thánh bởi vì hầu hết mọi người không có thể biết đọc hoặc biết viết. Tuy nhiên, dân chúng và các học giả đã tin hoàn toàn vào sự vô ngộ của Kinh thánh vì nó là lời được thần cảm. Một học giả đã nói về thời kỳ trung cổ, “Trong suốt những thế kỷ này, không ai nghi ngờ về toàn bộ Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chính là tác giả của Kinh Thánh, cũng như các người ghi chép đã viết dưới sự thần cảm của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và do đó, những quyển sách này hoàn toàn không có sai sót và mâu thuẫn, ngay cả khi trường hợp này dường như xuất hiện ở đâu đó.”63

 

 

Trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY

Translated by VMI

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn