Thứ Năm , 9 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Tính Ưu Việt Của Tình Yêu

Tính Ưu Việt Của Tình Yêu

“Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.” (Giăng 13:35)
Không có tình yêu thương thì tất cả những ân tứ và quyền năng của Thánh Linh sẽ trở vô ý nghĩa và vô giá trị. “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng” (1Cô-rinh-tô 13:1). Sứ đồ Phao-lô nói rằng, có những người họ đặt nặng về vấn đề nói tiếng lạ, và những người nhìn vào ân tứ đó là bằng chứng chính của sự đầy dẫy Thánh Linh. Nhưng nếu những người đó không có tình yêu, thì nói tiếng lạ cũng chẳng nghĩa lý gì hơn là những tiếng ồn của những cái cồng và chiêng sắt. Nó chỉ là một tiếng ồn mà thôi, nó không phải là một bằng chứng hay chứng minh điều gì cả. Nó có thể chứng minh là có sự hiện diện của Thánh Linh nhưng không thể là bằng chứng chắc chắn nếu không có tình yêu. Nó cũng giống như những cái chuông đồng với âm thanh của nó. Nó chỉ là một tiếng ồn, mà không có bằng chứng cụ thể.
Tất cả những giáo điều chính thống của chúng ta và sự hiểu biết về Kinh Thánh không có giá trị nếu không có tình yêu trong đó. Mặc dù tôi có sự hiểu biết, những điều như là sự huyền nhiệm về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, sự Toàn Năng của Ngài, và bổn phận của loài người, nhưng nếu tôi không có tình yêu, những điều này vô giá trị. Nếu tôi chỉ muốn đối diện với người khác và làm thế nào cho họ có thể thấy và tin tôi, tin vào giáo điều của tôi. Nhưng tất cả sẽ là vô giá trị nếu không có tình yêu.
Tôi đã kết luận rằng điều quan trọng là tôi có một đức tính tốt đẹp hơn là có những câu trả lời đúng đắn. Nếu tôi có những câu trả lời sai, thì Chúa có thể thay đổi điều này bởi sự khải thị của lẽ thật. Nhưng thường khi nó có thể cần đến cả một cuộc đời để thay đổi một bản tánh. Tốt hơn hết là chúng ta nên có một đức tính tốt đẹp và những câu trả lời sai hơn là những câu trả lời đúng mà có một bản tánh xấu xa. Hãy nhớ điều nầy khi lần tới chúng ta gặp một sự bất đồng với một người nào đó về tín lý hay một vấn đề nào đó.
Ý chỉ tối cao của Chúa cho chúng ta là chúng ta có được kinh nghiệm tình yêu của Ngài để rồi chia xẻ tình yêu đó đến cho người khác. Chúa Jesus phán rằng: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy” (Giăng 13:34). Đó là mạng lịnh lớn, rồi Ngài lại nói rằng: “Ai có các điều răn ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người ,và tỏ cho người biết ta.” (Giăng 14:21). Giăng nói: “Ví bằng có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được” (1 Giăng 4:20) Và ông hỏi, “Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được!” (1 Giăng 3:17).
Giăng nói khá nhiều về sự gìn giữ mạng lệnh của Đức Chúa Trời trong lá thư đầu tiên của ông. Những mạng lệnh gì mà chúng ta đã nghe từ vị sứ đồ này? Đó là chúng ta phải yêu thương nhau.
Khi chúng ta hầu việc Chúa trong cùng một Hội Thánh hay là cùng sinh hoạt với một nhóm người, mặc dầu đó chỉ là một buổi học Kinh Thánh ở nhà, hay là ở một Hội Thánh có mười nghìn người. Chúng ta cần phải cân nhắc kỹ càng, một trong những đề tài chính của chúng ta phải là tình yêu thương. Tình yêu đó được bày tỏ qua cử chỉ hành động, và đời sống của chúng ta. Ước gì mọi người thấy được tình yêu thương của Đấng Christ được thể hiện trong chúng ta. Như Phao-lô đã nói với Ti-mô-thê rằng: “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ”(1 Ti-mô-thê 4:12). Hãy luôn luôn tìm kiếm sự thông cảm và thương xót, hãy nhìn mỗi người ở trong sự thương xót của Chúa Cứu Thế Jesus.
Tôi tìm được chìa khóa của sự thương xót chính là sự thông cảm. Ê-xê-chi-ên có một lần đã nói rằng: “Ta dừng lại nơi họ đương ở, và trú lại giữa họ bảy ngày, buồn rầu lặng lẽ” (Ê-xê 3:15). Tôi tin rằng đó là điều rất tốt để cố gắng làm, ít nhất là trong tư tưởng của chính mình. Đặt để chính mình vào vị trí của người khác; đặt để chính mình vào cuộc sống của họ; ngồi nơi chỗ của họ ngồi, nhìn vào cuộc đời từ góc độ của họ. Chúng ta luôn nhìn sự việc chỉ từ nhãn quan của mình, nhưng hãy thử nhìn bằng góc độ từ bên kia.
Tôi tin rằng đó là điều rất tốt để cố gắng làm, ít nhất là trong tư tưởng của chính mình. Đặt để chính mình vào vị trí của người khác; đặt để chính mình vào cuộc sống của họ; ngồi nơi chỗ của họ ngồi, nhìn vào cuộc đời từ góc độ của họ. Chúng ta luôn nhìn sự việc chỉ từ nhãn quan của mình, nhưng hãy thử nhìn bằng góc độ từ bên kia.
Đôi khi có nhiều người họ quấy rầy chúng ta bằng cử chỉ hành động của họ hay có một đặc điểm nào đó mà không được hợp mắt chúng ta. Có một lần tôi được nghe Tiến sĩ James Dobson đã nói là có một học sinh ông ta rất ghét, và anh chàng này cũng rất ghét ông ta. Suốt cả những năm học họ không chịu được nhau. Sau này, Tiến sĩ Dobson gặp lại ông này ở một hội đồng, và ông biết mình phải đối mặt với người này. Bởi thế nên, ông viết xuống những điều mà đã làm ông khó chịu và những lý do mà ông không thích người này. Sau đó khi ông đến gặp người này và nói “Anh biết không, trong những năm học ở trường tôi rất ghét anh, và đây là những lý do tại sao.” Và ông ta bắt đầu đọc những điều mà ông ta ghét ông này; và ông này lại đối đáp rằng: “Ô, tôi cũng ghét anh và cũng chỉ vì những lý do giống như vậy.” Tiến Sỉ Dobson nói là khi ông nhìn lại những lý do đó và nhận thấy rằng như là mình đang nhìn vào một chiếc gương. Tôi nhận thấy điều này rất trung thực và rất buồn cười.


Những tính nết mà chúng ta không thích về chính mình là những tính nết mà chúng ta ghét bỏ trong người khác. Chúng ta có thể chứa đựng nó và bỏ qua chính mình, nhưng khi chúng ta thấy những điều đó trong người khác thì chúng ta không thể chịu được. Những điều này nó làm bực mình và nó làm chúng ta buồn bực. Vì thế, thông cảm là một tố chất rất quan trọng cho sự thương xót.
Có nhiều năm tôi đã dùng thời gian nghỉ hè và hướng dẫn trại thanh thiếu niên; Đây là những điều thích thú nhất cho tôi. Đây là thời gian tuỵêt vời nhất mà tôi có thể vui hưởng nó. Cả gia đình tôi cũng muốn đi và họ có cơ hội để có thể thưởng thức những cảnh đồng quê tuyệt vời. Nhà tôi, Kay, thường hay nói “Nhưng mà mình ơi, anh đã không thường hay nghỉ hè.” Và tôi nói, “Ô, anh có chứ.”
Hướng dẫn trại thiếu niên, anh thường gặp những cậu bé nghịch ngợm, chẳng hạn khi anh nói, “ngồi xuống,” mấy cậu này lại đứng lên. Nếu anh nói “đứng lên,” thì họ lại ngồi xuống, Nếu anh nói, “Chúng ta không ném đá vào thân cây, nó có thể làm nứt nẻ những vỏ cây, và những con bọ sẽ chui vào cây, thế nên chúng ta không nên ném đá vào những thân cây này.” Anh để ý và sẽ bắt gặp những cậu con trai thích ném đá vào cây, những cậu này luôn luôn quấy rối. Có những người trách nhiệm trại đến và nói với tôi rằng: “Chuck, anh phải nên đem cậu này qua nhóm khác đi, chứ tôi không chịu trách nhiệm về những gì tôi có thể làm trên cậu bé này. Tôi sẽ giết nó chết mất, tôi không chịu nổi nó nữa.”
Bởi vậy, tôi bảo họ, “Đem cậu ta lại cho tôi.” Đương nhiên họ chụp cổ cậu bé này mà lôi nó lại và nói “Đây là đứa mà tôi đã nói cho anh biết.” Tôi lại ngồi xuống và mỉm cười với cậu bé này, tôi nói: “Con muốn uống nước gì, Cô-ca-cô-la, Seven-up, Sô-đa cam, hay là thứ khác?” Tôi lại đi qua chỗ tiệm tạp hóa và mua cho cậu này một lon nước và một cây kẹo mà cậu thích nhất. Khi cậu bé bắt đầu ngồi xuống chỗ đó, lúc đầu sự suy nghĩ bướng bỉnh vẫn còn ở trên gương mặt, có lẽ nó sẽ không nói cho tôi biết điều gì hết cả. Bởi vậy tôi bắt đầu làm dịu bớt sự chống cự của cậu bé. Điều lạ lùng mà chúng ta thấy là nước ngọt và kẹo đi vào thân thể làm cậu bé dần mất đi vẻ bướng bỉnh. Tôi đã làm sụp bức tường mà cậu ấy đã dùng làm bình phong, khi tôi bắt đầu tỏ vẻ tìm hiểu. Câu chuyện được diễn ra như thế này:
– Con từ đâu đến?
– Đồi Núi Đen.
– Đồi Núi Đen ở đâu? Có phải nó nằm gần Dòng Sông Xanh không?
– Ừ.
– Tốt, con có đi học không ?
– Có.
– Thế thì, kể cho tôi biết một ít về gia đình của con. Bố con ở đâu?
– Con không có bố.
– Ồ, sao vậy?”
– Con không biết. Con không bao giờ gặp bố cả.
– Ô! Vậy à, thế thì gay go quá.

Khi anh bắt đầu tìm hiểu sâu, anh sẽ biết là mẹ cậu bé đi làm ở một quán rượu. Và thường thì có những người đàn ông khác đem về nhà hàng đêm, và cậu bé bị bỏ rơi một mình. Những người đàn ông này không được thân thiện với cậu bé đó. Vì vậy tốt nhất là cậu ta không nên lãng vãng lại gần. Mẹ của cậu bé này cũng không thật sự lo lắng gì cho cậu. Và câu chuyện bắt đầu được cởi mở, trong lòng tôi cảm thấy tội nghiệp cho cậu bé. Cậu bé bất hạnh này không có được một cơ hội nào, sự oán giận, sự thù ghét thế gian mà cậu bé phải sống đã chồng chất trên đời sống cậu; và cậu bé càng ngày càng tìm cách để dựng nên bức tường ngăn cách. Cậu không cho bất cứ ai có thể đến gần mình, là vì cậu phải canh chừng cho chính mình. Chỉ có cậu bé ấy có thể lo cho chính mình. Bây giờ anh có thể hiểu được. Anh nhận biết rằng tại sao cậu bé này có tính cách ngỗ nghịch như vậy.
Lúc đó tôi trở lại nói chuyện với người nhóm trưởng. Chúng tôi ngồi xuống với cậu bé và chia xẻ lại tất cả những điều đã xảy ra trong đời sống của cậu bé này. Tôi muốn trình bày cho người nhóm trưởng này để họ cũng hiểu và có được sự thông cảm với cậu bé. Tôi khuyên nhủ người nhóm trưởng này cho cậu bé phụ giúp để cậu bé này được gần gũi người nhóm trưởng này hơn, và để cho cậu ấy có một trách nhiệm nào đó; tạo điều kiện để cậu bé được sự quan tâm, và giúp đỡ của người trưởng nhóm. Chúng ta chỉ cần có một tuần lễ thôi, với lòng thương xót, quan tâm thì có thể thay đổi mọi chuyện một cách tuyệt vời.
Là mục sư, anh sẽ gặp những người như vậy trong Hội Thánh. Anh có thể sẽ nổi nóng với họ. Nhưng anh cần phải có một sự thông cảm để tìm hiểu họ, tìm biết những cái gai nó ở đâu, những gì đã làm đau đớn họ. Nếu mà anh cố tìm để hiểu được họ thì anh đã có lòng thương xót, anh mới có thể giúp đỡ họ được. Anh không thể giúp đỡ người nào mà anh không cảm thấy có sự thương xót đối với họ. Có bao nhiêu lần anh đã đọc trong Kinh Thánh, nói rằng: “Và Chúa Jesus động lòng thương xót,” khi Ngài thấy sự thiếu thốn của đám đông? Ngài hiểu được sự cần thiết của họ. Ngài không cần ai phải giải thích cho Ngài; bởi vì Ngài biết rõ những gì trong người đó và trong Ngài có sự thương xót. Thế nên, hãy luôn tìm sự hiểu biết đó.
Chúa Jêsus nói với môn đồ Ngài rằng: “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta , bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhơn danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi.” (Giăng 15:16) Trái của Thánh Linh chính là tình yêu thương. Ngài đã chọn anh để anh mang đến trái Thánh Linh này. Trong Giăng 13:34, ngay sau khi Ngài phán với môn đồ hãy yêu thương lẫn nhau như chính Ngài đã yêu thương họ, Ngài lại dạy tiếp rằng “Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy.Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta.” (Giăng 15:8-9). Bởi thế, chúng ta có thể nhận thấy sự ưu việt về tình yêu của Đức Chúa Trời.

 


Dr. Chuck Smith
Translated by Hon Pham

 

 

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn