Thứ Năm , 23 Tháng Một 2025
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Chúa Ở Đâu Khi Bão Đến?

Chúa Ở Đâu Khi Bão Đến?

“Đây là câu hỏi mà đứa con trai 5 tuổi của tôi đã hỏi vào ngày 14/9/2018, khi cả gia đình tôi bao gồm cả vợ Lauren và hai đứa con gái cùng ngồi trên hiên nhà và ngắm nhìn những cây thông trong sân đang bị gió thổi nghiêng ngả”.

thiên tai, Thiên Chúa, con bao, Bài chọn lọc,

“Bố ơi, Chúa ở đâu khi bão đến?”. (Ảnh minh họa)

Dù suy yếu từ cấp 4 (sức gió từ 209 – 251 km/h) xuống cấp 1 (119 – 155 km/h), song bão Florence vẫn gây thiệt hại nặng nề khi quét qua các bang North Carolina, South Carolina, Virginia, Georgia và Maryland.

Theo Cơ quan Quản lý khẩn cấp, Bộ An ninh Nội địa Mỹ, ít nhất 25 người thiệt mạng, 500.000 ngôi nhà bị mất điện, 20% các trạm xăng ở bang North Carolina cạn nhiên liệu, 9% trạm gas ở bang South Carolina không có ga.

Thống đốc bang North Carolina cảnh báo người dân về nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng do mưa lớn sau bão. Ảnh vệ tinh cho thấy hoàn lưu bão Florence tạo ra vùng mây khổng lồ có thể gây mưa rất lớn trong những ngày tới.

Trước sức tàn phá kinh hoàng của Florence, một cậu bé 5 tuổi thắc mắc với bố mình rằng: “Bố ơi, Chúa ở đâu khi bão đến?”.

Đó là con trai của Bruce Ashford – Hiệu trưởng Chủng viện Thần học Baptist Đông Nam, và câu trả lời của ông bố này đăng trên tờ Fox News hôm 16/9 chắc hẳn sẽ khiến nhiều người vỡ lẽ.

Bố ơi, Chúa ở đâu khi bão đến?

Đây là câu hỏi mà đứa con trai 5 tuổi của tôi đã hỏi vào hôm qua, khi cả gia đình tôi bao gồm cả vợ Lauren và hai đứa con gái cùng ngồi trên hiên nhà và ngắm nhìn những cây thông trong sân đang bị gió thổi nghiêng ngả.

Đó quả thật là một câu hỏi rất hay.

Bởi nếu như Thiên Chúa nhân từ và mạnh mẽ như Kinh thánh đã nói, thì tại sao Ngài lại cho phép một cơn bão như Florence phá hủy bờ biển Carolina, nơi cơn bão đã cướp đi mạng sống của ít nhất 7 người và khiến cho hàng ngàn người khác rơi vào cảnh vô gia cư? Vậy Thiên Chúa ở đâu khi cơn bão này ập đến?

Cả tôi và Lauren đều cố gắng suy nghĩ để đưa ra một câu trả lời thỏa mãn sự tò mò của cậu con trai 5 tuổi. Nhưng điều khó khăn là câu hỏi đó gắn liền với sự tồn tại của các thiên tai trong tự nhiên.

Có lẽ có một số bài học mà tất cả chúng ta đều có thể học được từ sự tàn phá này.

Điều đầu tiên là Đức Chúa Trời không hề cảm thấy vui vẻ và thích thú khi thiên tai xảy ra. Bởi khi ngài tạo ra nhân loại, ngài đã xây dựng theo cách mà con người có thể phát triển thế giới của mình.

Trong những ghi chép của Kinh Thánh về sự sáng tạo, nó liên tục đề cập đến một thế giới “tốt đẹp” và “rất tốt đẹp”.

Tại thời điểm sáng tạo đó con người có mối quan hệ hoàn hảo với Thiên Chúa, giữa người với người và thế giới xung quanh.

Nhưng không phải Đức Chúa Trời đã phá vỡ thiên đường hoàn hảo này, mà người làm điều đó chính là con người chúng ta. Hành động đó bắt nguồn từ tội lỗi của Adam và Eva, một tội lỗi mà tất cả chúng ta đều biết đến.

Điều không thể tưởng tượng là nó lại xảy ra và được giải phóng đến thế giới của chúng ta. Ngay cả thế giới tự nhiên cũng bị đầu độc bởi cuộc nổi dậy đầu tiên đó. Nó đã biến đổi một thế giới hòa bình thành một thế giới đầy rẫy sự nguy hiểm.

Bài học thứ hai mà cơn bão Florence có thể dạy chúng ta là sự vĩ đại của Thiên Chúa. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước sức mạnh không gì ngăn nổi của gió bão và những cơn mưa lũ, chúng ta nên nhớ rằng không có gì mạnh mẽ hơn Thiên Chúa và lời nói của ngài. Chính Thiên Chúa đã tạo ra gió và sóng. 

Logo HH Media

Như những gì chúa Jesus đã chứng minh khi ngài vẫn còn sống trong thế giới loài người. Lúc đó cả gió và sóng đều tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, điều này lại không khiến cho các môn đệ của Chúa được sưởi ấm và an ủi. Thay vào đó họ cảm thấy bên trong Chúa Jesus có một sức mạnh đáng kinh ngạc hơn cả cơn bão và nó đã khiến cho họ cảm nhận được một nỗi sợ hãi sâu sắc hơn (xem Mark 4:41).

Nói cách khác khi chúng ta đứng trước sức mạnh áp đảo của cơn bão, chúng ta nên để cho cảm giác sợ hãi và nỗi kinh hãi của chúng ta nhắc nhở bản thân về sự phụ thuộc của con người đối với Thiên Chúa.

Bài học thứ ba là trong khi thiên tai mang lại những tấn bi kịch, thì chúng cũng có thể đem đến nhiều điều tốt nhất cho nhân loại.

Thời gian qua chúng ta đã nghe nói về một số câu chuyện mang đậm tính chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh cao thượng trong cơn bão Florence.

Vào sáng thứ Bảy (15/9) chúng ta được học về những người cứu hộ mạo hiểm mạng sống của mình để cố gắng cứu một gia đình mắc kẹt bên dưới tán cây đổ nát và mái nhà sụp đổ.

Vào buổi chiều thứ Bảy đó, có hàng ngàn tình nguyện viên đến từ các tổ chức phi chính phủ như Samaritan’s Purse và North Carolina Baptist Disaster Relief đã tham gia các đội cứu hộ khẩn cấp để hỗ trợ y tế, nơi trú ẩn và các bữa ăn nóng cho nạn nhân trong vụ thảm họa.

Ngoài ra còn có hàng ngàn câu chuyện khác về lòng dũng cảm và sự từ bi sẽ tiếp tục được viết lên trong những ngày tiếp theo.

Bài học thứ tư là dưới ánh sáng của những hành động yêu thương và can đảm như vậy, một cơn bão như Florence có thể là chất xúc tác mang lại sự gắn kết cho một quốc gia từng bị chia cắt sâu sắc như chúng ta. Giữa cơn gió mạnh và dòng nước dâng cao, tất cả người Mỹ trong mọi phe phái đều cùng nhau làm việc để giải cứu nạn nhân mắc kẹt, cứu chữa người bị thương và nuôi dưỡng người đói.

Như một quốc gia, chúng ta không bao giờ trở nên lớn hơn khi chúng ta đối mặt với thảm họa và sự đoàn kết. Thay vào đó chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng một khi gió bão đi qua, chúng ta có thể tìm thấy phương cách chữa lành vết thương cho xã hội, văn hóa và nền chính trị của chúng ta.

Cuối cùng, câu trả lời mạnh mẽ nhất cho câu hỏi “Chúa ở đâu giữa cơn bão Florence?”chính là “Ngài ở ngay đây với chúng ta”.

Theo đó, tôi đã cố gắng giải thích cho những đứa con bé bỏng của mình về cách mà Đức Chúa Trời bước vào thế gian của chúng ta cùng với sứ mệnh kết thúc cơn bão.

Mặc dù Ngài đã quá quen thuộc với những tấn bi kịch và sự mất mát, nhưng Ngài vẫn sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để nhấn chìm cái ác mãi mãi.

Vì vậy cái chết của chúa Jesus trên thập tự giá chứng tỏ những đoạn đường mà Ngài sẽ đi để giúp chúng ta nhận định đúng bản chất sự đau khổ của mình. Và sự Phục Sinh của Thiên Chúa chính là cách để Ngài thực hiện lời hứa của mình cho sự trở về để chấm dứt tất cả đau khổ trong một lần.

Cho nên trong lúc chúng ta chờ đợi sự trở lại của Thiên Chúa, thì những thiên tai này cho chúng ta cơ hội để đáp ứng nhu cầu của thế giới với lòng dũng cảm, đức tin và tình yêu. Đó cũng là điều mà ngay cả một đứa trẻ 5 tuổi cũng có thể hiểu được”.

 

>>> Cả lớp bật cười khi bé gái 6 tuổi đáp lại câu nói “Thiên Chúa không tồn tại!”

Tú Văn, theo foxnews 

http://tinhhoa.net   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn