Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Chúa Sử Dụng Đau Buồn Để Giúp Chúng Ta Trưởng Thành

Chúa Sử Dụng Đau Buồn Để Giúp Chúng Ta Trưởng Thành

Làm Thế Nào Chúa Sử Dụng Đau Buồn Để Giúp Chúng Ta Trưởng Thành

Mục Sư Rick Warren

r 8
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.” (Rô-ma 8:28)

Đau buồn, mất mát, và đau đớn là những phần không thể tránh trong cuộc sống.  Nhưng bạn có biết rằng Chúa đã sử dụng sự đau buồn của chúng ta để giúp chúng ta trưởng thành không?  Ngài thực hiện điều đó bằng ba cách.

Trước hết, Chúa sử dụng sự đau đớn để thu hút sự chú ý của chúng ta.  C.S. Lewis viết: “Đức Chúa Trời thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui vẻ, nhưng Ngài la lên với chúng ta khi chúng ta đau đớn.”  Nỗi đau đớn là loa phóng thanh của Đức Chúa Trời.  Chúng ta hiếm khi thay đổi khi chúng ta thấy ánh sáng.  Chúng ta thay đổi khi chúng ta phải cảm thấy nóng.

Châm ngôn 20:30 chép: “Những thương tích và dấu vít làm cho sạch điều ác, Và roi vọt thấm vào nơi kín đáo của lòng”.

Thứ hai, Ngài biến những điều xấu trở nên tốt.   Một trong những câu Kinh Thánh nổi tiếng nhất là Rô-ma 8:28 “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.”

Kinh nghiệm mất mát là cợ hội để bạn trưởng thành trong tính cách.  Bạn không thể kiểm soát sự đau đớn mà bạn trải qua, nhưng bạn có thể quyết định để xem nó sẽ làm bạn cay đắng hơn hay tốt hơn.  Bạn sẽ là người quyết định xem nó là một bước đi hay là một khối đá chắn lối bạn.   Bạn cần nhớ rằng ngay cả trong cảnh thương đau, Chúa vẫn hành động vì lợi ích của bạn.

Thứ ba, Ngài chuẩn bị bạn cho cõi đời đời. Thư 2 Cô-rinh-tô 4:17-18 chép: “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy”.

Có lẽ trước đây bạn từng nghe tôi nói rằng bạn không thể đem theo xe của bạn lên Thiên đàng được.  Bạn không đem theo đồ sứ đắt tiền, hoặc quần áo lên Thiên đàng; bạn cũng không đem sự nghiệp của mình lên Thiên đàng.  Nhưng bạn đem theo nhân cách của bạn.  Bạn đem theo chính bạn.

Chúa quan tâm đến sự phát triển nhân cách của bạn hơn là sự thoải mái của bạn.  Tại sao?  Bởi vì bạn có thể cảm thấy thoải mái trên Thiên đàng, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị.  Đây là giai đoạn học tập.  Đây là động tác khởi động.  Những rắc rối bạn gặp trên đất này đang giúp bạn chuẩn bị cho sự vinh hiển đời đời.  Đó là một sự an ủi.

Khi gặp đau đớn, bạn cần hỏi: “Chúa đang làm gì?” Ngài đang cố gắng lôi cuốn sự chú ý của bạn?  Ngài đang cố gắng biến những xấu thành tốt chăng?  Ngài đang chuẩn bị nhân cách của bạn cho Thiên đàng chăng?

Thảo luận

Chúa hành động vì lợi ích của bạn nghĩa là gì?  Có phải là Chúa chỉ để những điều tốt xảy đến cho tín hữu thôi không?

Tại sao đôi lúc việc chú tâm đến hiện tại dễ dàng hơn là hướng về cõi tương lai nơi Thiên đàng?

Bạn có thể chuẩn bị chính mình như thế nào ngay lúc này để bạn sẵn sàng nghe tiếng Chúa trong hoàn cảnh đau thương?

Sáu Cách Chúa Chúc Phước Cho Một Tấm Lòng Tan Vỡ

34
“Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối.” (Thi thiên 34:18)

Mỗi người trong chúng ta đều phải trải qua những mất mát trong đời sống.  Vậy thì Chúa chữa lành tấm lòng tan vỡ của bạn như thế nào?  Bạn không vượt qua được một mất mát.  Bạn không thể đi dưới nó; bạn không thể đi xung quanh nó.  Bạn phải trải qua sự đau buồn.
Và nếu bạn sợ biểu lộ tình cảm của mình và từ chối đi qua sự đau buồn, đó là nơi bạn bị tắc nghẽn.

Nhưng làm cách nào bạn thoát ra được?  Hãy để Chúa giúp đỡ bạn.  Có sáu cách Chúa chúc phước cho một tấm lòng tan vỡ.

1. Chúa kéo bạn đến gần Ngài.
Thi thiên 34:18 chép: “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối.” Khi bạn đau khổ, bạn thường cảm thấy Đức Chúa Trời xa cách vạn dặm. Nhưng những gì bạn cảm thấy không phải lúc nào cũng giống với thực tế.  Chúa không ở xa bạn vạn dặm.  Thật ra Ngài luôn ở sát bên bạn.

2. Chúa đau buồn với bạn.  
Kinh Thánh chép: “[Chúa Jesus] đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buồn bực,” (Ê-sai 53:3a).  Một khi bạn đến với Chúa Jesus với tấm lòng đau thương, Ngài biết bạn đang nói gì, và Ngài hiểu nỗi đau của bạn.  Chúa là Đấng chịu khổ, và Ngài là Đấng cảm thông.  Ngài không xa lạ; Ngài không thờ ơ.  Ngài không đứng bên lề.

3. Chúa ban cho bạn gia đình Hội thánh để được hỗ trợ.
Chúng ta có trách nhiệm chia sẻ đau buồn trong cộng đồng.  Sự rịt lành đến trong những nhóm.  Sự rịt lành đến trong Hội thánh.  Sư rịt lành xuất hiện trong cộng đồng.  Mọi việc sẽ tốt hơn khi chúng ta đến với nhau.

“Chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau…. Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau… Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.” (Rô-ma 12:5,10,15)

4. Chúa sử dụng đau buồn để giúp bạn trưởng thành.
Đức Chúa Trời sử dụng đau buồn, và thậm chí cả đau đớn để giúp bạn trở nên giống Chúa Jesus hơn, và Ngài làm điều đó bằng ba cách.  Chúa sử dụng đau đớn để thu hút sự chú ý của bạn (Châm ngôn 20:30).  Thứ hai, Ngài biến những điều xấu trở nên tốt. (Rô-ma 8:28).  Thứ ba, Ngài chuẩn bị bạn cho cõi đời đời. (2 Cô-rinh-tô 4:17-18)

5. Chúa ban cho bạn niềm hy vọng của Thiên đàng.
Có rất nhiều người đau buồn một cách tuyệt vọng.  Cuộc đời của bạn trên đất rất ngắn ngủi, nhưng nếu bạn tin Chúa Jesus và nhận Ngài làm Cứu Chúa, thì bạn sẽ có hy vọng sống đời đời với Chúa nơi thiên đàng.  Chính hy vọng đó sẽ giúp bạn chịu đựng suốt thời gian mất mát.  1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13 chép: “Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy”.

6. Chúa dùng nỗi đau của bạn để giúp đỡ người khác.
Đây được gọi là nỗi đau cứu chuộc; đó là lợi ích cao nhất và tốt nhất của nỗi đau đớn mà bạn trải qua. Chúa không muốn bạn lãng phí một sự đau đớn nào. “Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp.” (2 Cô-rinh-tô 1:4)

Thảo luận

Bạn nghĩ tại sao Chúa cho phép chúng ta kinh nghiệm đau buồn và mất mát?

Chúa muốn bạn chăm sóc những người đau buồn trong tuyệt vọng như thế nào?

Nỗi đau sâu nhất mà bạn đã trải qua là gì?  Làm thế nào bạn có thể dùng nỗi đau đó để giúp đỡ người khác?   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn