Thứ Bảy , 11 Tháng Một 2025
Home / THẦY ƠI / THAM GIA VÀO CÁC MẠNG XÃ HỘI?

THAM GIA VÀO CÁC MẠNG XÃ HỘI?

“Không thầy đố mày làm nên.”

Bài trước:

KẺ ĐỊCH LẠI ĐẤNG CHRIST LÀ AI?

Thầy ơi cho tôi hỏi:

CƠ ĐỐC NHÂN CHO PHÉP CON CÁI MÌNH THAM GIA VÀO CÁC MẠNG XÃ HỘI?

Trả lời: 

Hàng triệu người trên khắp thế giới đang tham gia vào các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Intergram, Vine ….để tán gẫu, đăng tải, chuyển tiếp các hình ảnh, bài báo và nhiều điều khác.

fa

Đây là thời đại của công nghệ truyền thông. Chúng ta có thể chia sẻ ngay lập tức những gì đang diễn ra chung quanh bằng cái nhìn chủ quan. Chia sẻ những quan điểm về cuộc sống trên mạng xã hội có thể giúp đỡ cho một số người nào đó có nhu cầu. Nhưng rõ ràng cũng có những nguy hiểm và những mặt tiêu cực trên mạng xã hội. Vậy làm thế nào để chúng ta quân bình về chuyện này?

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân cần xác định tin vào điều gì, và cần đăng tải trên mạng những gì? Giống như khi đề cập đến tiền bạc và những phương tiện khác, chúng ta có thể trở thành nô lệ hoặc là chủ nhân cho những phương tiện đó. Nếu đã có quyết định khởi đầu với tư cách chủ nhân, chúng ta có thể dùng mạng xã hội để truyền tải thông điệp Tin Mừng hay các nét đẹp mang tính phổ quát của những nền văn hóa để  giúp đỡ cho những người có nhu cầu.

Khi cha mẹ đồng ý cho con cái mình tham gia vào mạng xã hội, họ nên đi theo những nguyên tắc sau đây:

  1. Lập một kết ước với con cái (dĩ nhiên là con cái tuổi vị thành niên, còn lệ thuộc cha mẹ) để bảo đảm rằng chúng nó luôn giữ sự thuần khiết, tinh sạch trên những gì chúng nó theo dõi, đăng tải, chia sẻ trên mạng.

2. Thành lập một “lằn ranh đỏ” không cho phép con cái vượt qua. Nếu vượt qua, cha mẹ phải có hình thức kỷ luật phù hợp trong gia đình.

  1. Nên lắp đặt bộ lọc để ngăn cản những trang “Web đen” hoặc  thiết bị giám sát, theo dõi khi con cái của bạn online.
  2. Biết cách phù hợp để kiểm tra thường xuyên tất cả các thiết bị thông tin và những chương trình trên điện thoại, máy vi tính mà con cái bạn sử dụng.
  3. Bạn cũng phải có tài khoản trên mạng xã hội để theo dõi và giúp đỡ cho con cái của bạn.
  4. Bạn nên đưa ra những lời khuyên kịp thời trên mạng xã hội để bảo vệ con cái bạn trước những hiểm họa không lường trước.
  5. Duy trì một bầu không khí đối thoại cởi mở với con cái với tư cách là bạn bè (dĩ nhiên bạn vẫn là cha mẹ, nhưng đôi lúc phải trở nên bạn bè với con cái) trong những vấn đề lớp trẻ đang đối diện.
  6. Nếu con cái bạn là nạn nhân trên mạng xã hội liên quan đến bạo lực hay tình dục trước tuổi cho phép mà bạn bó tay (sau khi đã hết lòng cầu nguyện và nhờ các cố vấn trong hội thánh) thì nên tìm đến một chuyên gia Cơ đốc để nhờ tư vấn.

f 2

KẾT LUẬN:

Cha mẹ không nên cho phép con cái mình tham gia vào mạng xã hội mà không có bất kỳ một sự hướng dẫn nào. Hãy nhớ rằng những người sử dụng mạng xã hội cách “ngây thơ và vô tư” đôi khi trở thành nạn nhân của những hiểm họa không lường trước.

Con người yêu bản thân và tìm cách tôn vinh chính mình. Và điều này dễ dàng nhận thấy trên mạng xã hội – đặc biệt là với những người trẻ (hoặc với những người lớn tuổi mà vẫn chưa trưởng thành). Mạng xã hội tạo điều kiện dễ dàng cho họ làm điều đó. Hãy thận trọng và khôn ngoan khi bạn dùng mạng xã hội để truyền thông với thế giới bên ngoài. Hãy cân nhắc lời này: Những gì bạn không biết có thể làm tổn thương bạn!

KINH THÁNH THAM KHẢO:

Gióp 31:3; Thi. 101:3; Ma-thi-ơ 6:22; Lu-ca 11:33-36; 1 Côr. 6:18; 10:13; 1 Phi-e-rơ 2:24

 

Hướng Đi biên soạn

Sách tham khảo:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn