HIỂU BIẾT CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI
Kiên trì giải thích lẽ thật của Đức Chúa Trời đối với nhiều người, nhưng tập trung vào những gia đình tìm kiếm chân lý. Khi họ nhận ra rằng Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị, mà họ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, họ có thể xoay bỏ thần tượng của mình và tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi thông qua Chúa Giê-su Christ. Trước khi họ có thể hiểu thấu kế hoạch cứu rỗi qua Chúa Giê-su, họ phải hiểu những điều sau:
- Đức Chúa Trời yêu thương là một Đấng có thân vị (đã trở thành người). Ngài là Đấng tạo dựng nên muôn vật. Ngài cũng là Đấng thánh khiết, công bình và hằng có đời đời (các Phật tử có thể sẽ không có những ý tưởng đúng đắn về Chúa; họ nghĩ rằng Chúa không tồn tại. Họ tin vào nhiều thần linh, họ cho rằng từ “God” dùng để chỉ về Đức Phật hoặc sự giảng dạy của Đức Phật).
- Người nam và nữ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để có một mối quan hệ đặc biệt với Ngài.
- Loài người chúng ta đã phá vỡ mối quan hệ này qua sự bất tuân của chúng ta – tội lỗi là một hành động xúc phạm đến Đức Chúa Trời thánh khiết và yêu thương. (Đối với các Phật tử tội lỗi của tổ tiên không ảnh hưởng đến những người khác – nó không liên quan đến sự phạm lỗi với Chúa. Họ cho rằng tội lỗi là một hành động xấu sẽ tích lũy thành nghiệp chướng xấu; việc tốt mang lại công đức tốt sẽ dẫn đến một tình trạng tái sinh tốt hơn ở kiếp nạn tiếp theo. Đối với một số Phật tử thì tội lỗi là giết hại các loài vật). Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Linh bày tỏ cho họ về bản chất thực sự của tội lỗi.
- Sự phán xét tối hậu của Chúa cho tất cả loài người chắc chắn sẽ xảy ra. Chúa Giê-su thường cảnh báo mọi người về sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời – nhiều câu chuyện ngụ ngôn cho thấy những người khước từ hay bất tuân các mạng lệnh của Ngài sẽ bị kết án (các Phật tử cho rằng có một chu kỳ bất tận của cái chết và sự tái sinh đối với họ).
- Tình yêu và lòng thương xót có nghĩa là quan tâm đến các nhu cầu của những người kém may mắn trong thế giới – như tổ chức “Người Sa-ma-ri nhơn lành” (Lu-ca 10) (các Phật tử nghĩ đến lòng thương xót như một quan niệm sẽ chấm dứt khổ đau của người khác thông qua thiền. Họ cho rằng Chúa Giê-su bày tỏ tình yêu trong việc hy sinh chính mình Ngài cho chúng ta là một điểm yếu).
- Cầu nguyện là sự hiệp thông giữa Chúa là Cha chúng ta và con cái của Ngài (các Phật tử có thể nghĩ về điều này như là một sự lặp lại của những cụm từ đánh đố khó hiểu).
- Chúa Giê-su Christ đã trở thành một người có thực xuất hiện trong lịch sử (Phật tử có thể nghĩ rằng sự hiện thân thành người của Chúa Giê-su giống như sự xuất hiện của một thần linh nào đó).
- Sự cứu rỗi là phục hòa mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người qua Chúa Giê-su đã chết cho chúng ta trên thập tự giá. (Phật tử dựa trên những nỗ lực riêng của họ để đạt được sự cứu rỗi.) Sự cứu chuộc của Chúa Giê-su dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho những ai tiếp nhận Ngài.
- Chúng ta phải luôn luôn giải thích những từ ngữ trong tôn giáo của chúng ta có một ý nghĩa rõ ràng. Nếu không các Phật tử sẽ hoàn toàn hiểu lầm.
- Sử dụng những câu chuyện trong Kinh Thánh để xây dựng một sự hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời và Tin Mừng của Chúa Giê-su Christ. Các câu chuyện sau đây rất hữu ích để giúp các Phật tử hiểu được lẽ thật:
– Sự sáng tạo
– A-đam bất tuân mạng lệnh của Chúa
– Trận Đại hồng thủy
– Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham
– Các bệnh dịch tại Ai-cập
– Lễ Vượt Qua và tuyển dân được giải phóng ra khỏi Ai Cập
– Tuyển dân Y-sơ-ra-ên nhận lãnh luật pháp
– Ê-li và các tiên tri của Ba-anh trên núi Cạc-mên
– Bộ sưu tập của bạn cũng sẽ bao gồm một số các phép lạ và những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê-su (nhiều Phật tử thích những câu chuyện), sự chết, sự phục sinh và những thử thách Chúa đã trải qua.
– Bạn có thể thêm các sự kiện khác về Chúa Giê-su như: sự giáng sinh, báp-tem, sự cám dỗ, các ví dụ trong lời dạy dỗ của Chúa, sự chữa lành người bị quỉ ám, dụ ngôn người con trai hoang đàng, sự hóa hình, sự thăng thiên của Chúa Giê-su; sự giáng lâm của Chúa Thánh Linh trong Lễ Ngũ Tuần; việc cải đạo và báp-tem của Sau-lơ….
(Còn nữa)
IAN E. BENSON
Translated by Tuong Vi