BỐN ĐẲNG CẤP TRONG ẤN ĐỘ GIÁO
Đẳng cấp có những tiêu chuẩn riêng theo từng tầng lớp xã hội và chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống con người.
Đẳng cấp Trí thức (còn gọi là đẳng cấp Bà-la-môn) là một đẳng cấp cao nhất. Hiện nay có hàng ngàn đẳng cấp khác nhau tại Ấn Độ nhưng tất cả tương ứng với một trong bốn đẳng cấp lớn sau:
- “Trí thức” (tầng lớp trên, đẳng cấp Bà-la-môn – các thầy tư tế)
- “Võ sĩ” (đứng thứ hai trong sự thánh thiện – đẳng cấp chiến binh),
- “Trung lưu” (thứ ba, đẳng cấp thương mại), và
- “Bình dân” (kém nhất, đẳng cấp công nhân lao động)
Tính chất thiêng liêng được hiểu theo cách khác nhau cho từng đẳng cấp. Nó được định nghĩa theo hướng này hay hướng kia tùy theo đẳng cấp của mỗi tầng lớp trong xã hội Ấn Độ.
Đối với đẳng cấp Bà-la-môn, tính chất thiêng liêng có nghĩa là trở thành một thầy tư tế, tách mình khỏi thế giới và chuyên tâm nghiên cứu kinh Vệ Đà. Những người khác có thể nhận được công đức bằng cách phục vụ đẳng cấp Bà-la-môn. Ai làm hại hoặc không tuân theo đẳng cấp Bà-la-môn là một tội trọng. Các đẳng cấp Võ sĩ cho rằng tính chất thiêng liêng đích thực là trở thành một người lính cao quý, dũng cảm, chiến đấu chống kẻ thù và hào phóng. Đối với đẳng cấp Trung lưu thì xem tính chất thiêng liêng là sản xuất hàng hóa, kinh doanh, làm nông nghiệp hiệu quả. Các đẳng cấp Bình dân xem tính chất thiêng liêng là phục vụ các đẳng cấp cao hơn như một người làm công bình thường.
Đánh dấu vào câu đúng. Tính chất thiêng liêng đối với người Hindu là:
- Giống nhau cho tất cả mọi người Hindu. ( )
- Khác nhau tùy theo đẳng cấp của từng người ( )
Đối với người Hindu tính chất thiêng liêng được hiểu theo từng đẳng cấp của mỗi gia đình. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nguyên tắc chung: người Hindu tuân phục cha mẹ, kết hôn với người được cha mẹ chọn, không giết người hoặc gây tổn hại cho đồng loại.
Những người Hindu có thể biết đến đời sống nên thánh đích thực từ các bông trái Đức Thánh Linh bên trong chúng ta: tình yêu, niềm vui, bình an, nhẫn nhục, nhân từ, hiền lành, đức tin, sự khiêm tốn và tự kiểm soát. Họ tôn trọng những Cơ đốc nhân biết kỷ luật bản thân, từ bỏ những ước muốn xác thịt, từ bỏ sự yêu mến vật chất (ví dụ những Cơ đốc nhân ban phát một bữa ăn cho người thiếu thốn, hoặc đi qua những trải nghiệm khó khăn để làm chứng, cầu nguyện, phục vụ người nghèo…)
TỪ THỨ SÁU BỊ HIỂU SAI: “CON NGƯỜI”
Đối với người Hindu, con người không phải là một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Con người là một linh hồn bị giam cầm trong các cơ thể khác nhau. Hãy lắng nghe cuộc trò chuyện sau:
Người Hindu: Cá nhân không là gì so với các đẳng cấp. Phụ nữ có giá trị ít hơn nam giới. Con trai có giá trị nhiều hơn con gái. Tuy nhiên có một vinh dự cho người phụ nữ khi được trở thành mẹ, và chúng tôi có cùng một sự tôn trọng đối với cả cha và mẹ của chúng tôi.
Cơ đốc nhân: Vì vậy, bạn tin rằng con người cần được tái sinh?
Người Hindu: Tất nhiên, linh hồn của một người đi từ thân thể này đến một thân thể khác. Nhưng linh hồn không phải là một thân vị có ý chí, trí nhớ hay mục đích. Đó là một giọt nước của Thượng Đế, một phần của cái tuyệt đối. Số phận con người phụ thuộc vào hành động của chính mình trong thế giới này. Những hành động và hậu quả của con người tạo thành “nghiệp” của mình. “Nghiệp” này thì tốt hơn so với: các nghi lễ tôn giáo, những việc lành, thiền định giải thoát chúng tôi thoát khỏi những ham muốn của cơ thể.
Translated by Tuong Vi
Bản Tiếng Anh: https://huongdionline.com/2016/05/26/six-misunderstood/
Bài trước: https://huongdionline.com/2016/05/23/nguoi-hindu-giai-thich-cac-tu-ngu/