Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / SỰ KÊU GỌI CAO CẢ CỦA CHÚA DÀNH CHO NGƯỜI NỮ

SỰ KÊU GỌI CAO CẢ CỦA CHÚA DÀNH CHO NGƯỜI NỮ

Sự Kêu Gọi Cao Cả Của Chúa Dành Cho Người Nữ.
1 Ti-mô-thê 2:9

Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá.

IMG_6401

Tranh luận về vai trò của người nữ  trong Hội Thánh đã gia tăng trong những năm gần đây. Triết lý về quyền của người nữ  thâm nhập hầu hết mọi khía cạnh xã hội của chúng ta và đã tạo ra những điều khác biệt trong Hội Thánh. Tôi ngạc nhiên khi càng ngày càng có nhiều Hội Thánh Tin Lành, trường học và học viện đã từ bỏ những lẽ thật Kinh Thánh mà trước đây họ từng đã nắm giữ. Người ta đã viết sách khẳng định “lẽ thật” mới về vai trò của người nữ  trong Hội Thánh. Những học giả thì tái phân tích các phân đoạn Kinh Thánh dạy về vai trò truyền thống của người nam  và nữ. Một số người nói rằng không nên lưu ý đến những phân đoạn này vì chúng bày tỏ thành kiến chống người nữ của sứ đồ Phao-lô. Một số khác thì công bố rằng những phân đoạn này đã được những nhà biên soạn sau này thêm vào và không phản ánh ý định của tác giả lúc ban đầu. Hội Thánh – nền tảng lẽ thật của Đức Chúa Trời, đã nhanh chóng ngã vào cuộc diễu hành của đạo quân binh vực quyền của người nữ.
Nỗ lực lật đổ thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho nam giới và nữ giới nói cho cùng cũng không phải là nỗ lực của con người. Đó là nỗ lực của kẻ thù lớn nhất của Đức Chúa Trời – Satan, nó là kẻ sử dụng những con người tội lỗi để đạt được mục đích của mình. Đó là lý do vì sao cuộc tranh cãi về vai trò của người nữ trong Hội Thánh thật là bi thảm: Hội Thánh bị những lời nói dối của Satan lừa dối và vô hình trung trở thành mục tiêu của sự tấn công từ ma quỷ. Đức Chúa Trời có những vai trò cụ thể cho người nam  và người nữ  trong xã hội, gia đình và Hội Thánh. Những điều này được nói rõ trong Kinh Thánh. Chúng ta cần tái khẳng định những điều đó.
Nói đến vấn đề này, tôi có thể dành rất nhiều thì giờ để chứng minh chủ nghĩa nữ quyền tiến xa đến mức nào. Tôi có thể đem ra rất nhiều câu khẩu hiệu, và chúng ta có thể xem xét đủ loại vấn đề. Chúng ta có thể thảo luận nhiều về những trường học, học viện dạy về quyền của người nữ, và những quyển sách minh họa sự ảnh hưởng của phong trào nữ quyền trên Hội Thánh đã trở nên phổ biến như thế nào. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều cảnh giác trước những ảnh hưởng đó. Đối với tôi thì cách hữu ích nhất là hãy đơn giản xem Lời Chúa. Nếu chúng ta hiểu những gì Kinh Thánh nói, chúng ta có thể xử lý với bất cứ ý kiến sai lầm nào gặp phải. Không có phân đoạn nào nói thẳng và dễ hiểu hơn 1 Ti-mô-thê 2:9-15 trong việc đề cập đến vai trò phụ nữ trong Hội Thánh:

Tuy nhiên tất cả chúng ta đều cảnh giác trước những ảnh hưởng đó. Đối với tôi thì cách hữu ích nhất là hãy đơn giản xem Lời Chúa. Nếu chúng ta hiểu những gì Kinh Thánh nói, chúng ta có thể xử lý với bất cứ ý kiến sai lầm nào gặp phải. Không có phân đoạn nào nói thẳng và dễ hiểu hơn 1 Ti-mô-thê 2:9-15 trong việc đề cập đến vai trò phụ nữ trong Hội Thánh

9 Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá, 10 nhưng dùng việc lành, theo lẽ đương nhiên của người đàn bà tin kính Chúa. 11 Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. 12 Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng. 13 Vì A-đam được dựng nên trước nhứt, rồi mới tới Ê-va. 14 Lại không phải A-đam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi. 15 Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi.
Sách Ti-mô-thê thứ nhất là một bức thư mà Phao-lô gửi đến người con trai thuộc linh, người bạn, và người đồng công của mình là Ti-mô-thê. Phao-lô và Ti-mô-thê đã gặp nhau một vài năm trước khi Phao-lô viết thư tín này (Công-vụ 16:1-5). Khi thư tín này được viết, Phao-lô đã kết thúc hành trình truyền giáo thứ ba của mình và vừa được tha bổng trong lần bị bỏ tù đầu tiên tại La-mã. Sau khi rời khỏi ngục, Phao-lô đã gặp Ti-mô-thê tại thành Ê-phê-sô.
Ti-mô-thê là Mục Sư của Hội Thánh Ê-phê-sô. Rõ ràng là lời đồn đã đến tai Phao-lô rằng mọi việc tại Ê-phê-sô không tốt như đáng phải có. Phao-lô đã trải qua ba năm chức vụ tại Ê-phê-sô và ông đã trải lòng ra vì Hội Thánh tại đó. Trong Công vụ 20, Phao-lô nói với các trưởng lão trong Hội Thánh Ê-phê-sô rằng ông đã không trễ nãi trong việc truyền ra toàn bộ Lời Chúa đến Hội Thánh nhưng cả ngày và đêm cảnh báo họ trong ba năm rằng sự gian ác sẽ dấy lên giữa vòng họ ( câu 27-31). Thật không may, điều ông lo sợ nhất đã xảy ra: Hội Thánh tại Ê-phê-sô đã ngã vào những tín lý sai lầm và lối sống không tin kính. Điều đáng nói hơn đó là các lãnh đạo đã bị tha hóa và cần phải được thay thế bởi những lãnh đạo tin kính.
Phao-lô gặp Ti-mô-thê tại Ê-phê-sô và đã xử lý với hai lãnh đạo tha hóa là Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ (1 Ti 1:20). Khi Phao-lô rời khỏi Ê-phê-sô để đi thi hành chức vụ ở nơi xa hơn về hướng Tây, ông cử Ti-mô-thê ở lại để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Sau khi Phao-lô ra đi một vài tuần, ông viết bức thư này để khích lệ và hướng dẫn Ti-mô-thê trong mục vụ. Trong 1 Ti-mô-thê 3:14-15 Phao-lô đưa ra ý định tổng thể của bức thư: “Ta mong mau mau đến thăm con, nhưng viết thơ nầy, phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy.” Thư tín 1 Ti-mô-thê đã được viết để sắp xếp Hội Thánh theo đúng trật tự mà Chúa muốn.
Một trong những nan đề của Hội Thánh tại Ê-phê-sô đó là vai trò của người nữ. Vì những lãnh đạo của Hội Thánh đã ngã vào những giáo lý sai trật. Không có gì đáng ngạc nhiên khi điều này phát sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực trên những người nam cũng như nữ trong Hội Thánh. 1 Ti-mô-thê 5:6 cho chúng ta biết rằng có một số phụ nữ đã từ bỏ sự thanh sạch và chỉ sống để vui chơi. Một số phụ nữ góa bụa trẻ hơn đã hứa với Chúa ở vậy, nhưng họ đang trong mối nguy bội lời thề ước của mình vì dục vọng tự chuốc lấy điều quở trách vào mình (câu 11-12). Một số trở thành những kẻ ở không đi từ nhà này sang nhà khác. Một số khác nữa trở thành những người thày lay thóc mách hay nói những việc không đáng nói  (câu 13). Một số thì đã rẽ sang một bên, đi theo Sa-tan (câu 15). Trong 2 Ti-mô-thê 3:6, Phao-lô có nhắc đến những người phụ nữ này như những người đàn bà mang tội lỗi, bị bao nhiêu tình dục xui khiến, khiến họ trở thành những con mồi dễ dụ cho những giáo sư giả.
Thư tín 1 Ti-mô-thê 2 tập trung vào một vấn đề khác liên quan đến phụ nữ. Giả vờ đến thờ phượng Chúa, một số phụ nữ đã phô trương vẻ đẹp của mình và làm ô uế sự thờ phượng. Cách ăn mặc và cách sống của họ phơi bày một ý định gian ác hơn là một tấm lòng thờ phượng.
Sự thờ phượng là trọng tâm của Hội Thánh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Phao-lô đã thảo luận về điều đó trong phần đầu của lá thư. Thực ra đó là chủ đề thứ hai mà ông xử lý trong đoạn 2 khi ông bắt đầu luận bàn về những nan đề trong Hội Thánh. Buổi thờ phượng trong Hội Thánh tại Ê-phê-sô bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những phụ nữ cho đó là cơ hội để phô trương sự giàu có và vẻ đẹp của mình. Sức quyến rũ tình dục của họ khiến mọi người mất tập trung vào buổi lễ thờ phượng. Từ những phân tích của Phao-lô về những vấn đề phụ nữ gây ra trong buổi thờ phượng, ông mở rộng ra các ý tưởng về vai trò của phụ nữ. Trong câu 9, chúng ta gặp khía cạnh đầu tiên trong 6 khía cạnh thiết yếu trong sự kêu gọi cao cả của Chúa dành cho người nữ.

 

VẺ BỀ NGOÀI CỦA NGƯỜI NỮ

“Cũng vậy, phụ nữ ăn mặc một cách gọn ghẽ … không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá.”

Cụm từ “cũng vậy” chỉ hướng ngược lại với câu 8. Cụm từ này giới thiệu về một đối tượng mới, nhưng là đối tượng có liên quan đến chủ đề trước. Giờ đây Phao-lô chuyển sang một chủ đề mới trong vấn đề bao quát về cách cư xử nên có của người nam và nữ trong sự nhóm lại thờ phượng. “Cũng vậy” đóng vai trò một từ chuyển tiếp giữa những chủ đề khác nhau trong một vấn đề rộng lớn. Cụm từ này được dùng trong 1 Ti-mô-thê 3:8 để tạo một chuyển biến từ chủ đề về các trưởng lão qua chấp sự, và trong câu 11 thì chuyển từ nam chấp sự qua nữ chấp sự, tất cả trong một vấn đề chung về lãnh đạo Hội Thánh. Giờ đây, Phao-lô chuyển từ việc luận bàn thái độ của những người nam trong buổi nhóm thờ phượng (câu 8) qua những người nữ (câu 9-15).

 

KIỂU MẪU CHUNG
Từ Hi Lạp dịch từ “sẽ” trong câu 8 (Bản dịch King James) (boulomai) chỉ về ý định, mục đích,  hay mệnh lệnh, ngược lại với “thelo” chỉ về một ước muốn. Từ đó có thể được dịch là “tôi ra lệnh”. Nó bao hàm ý muốn và thẩm quyền thiên thượng của vị sứ đồ. Phao-lô đang ra lệnh cho những người nam hãy cầu nguyện và những người nữ hãy giồi mình trong cách cư xử đúng đắn.
Từ khóa tiếp theo là “giồi” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp kosmeo, có nghĩa là “sắp xếp”, hoặc “sắp đặt ngăn nắp”. Phao-lô đang có ý nói phụ nữ nên chuẩn bị chính mình cho sự thờ phượng. Từ Hi Lạp kismios được dịch là “giản dị”, thể tính từ của từ kosmeo, có nghĩa là “được sắp đặt có thứ tự” hay “được sắp đặt đàng hoàng.”
Thứ ba, từ Hi Lạp được dịch là “áo quần” trong bản New King James không chỉ nói về quần áo nhưng có thể mang nghĩa “cách ăn ở” hay “thái độ.” Nó bao gồm tất cả những sự chuẩn bị của một người nữ cho sự thờ phượng, bao gồm cả thái độ của tấm lòng và sự trang sức đúng mực của vẻ bên ngoài. Trang phục của người đó nên phản ánh một tấm lòng hướng về Chúa.

Thứ ba, từ Hi Lạp được dịch là “áo quần” trong bản New King James không chỉ nói về quần áo nhưng có thể mang nghĩa “cách ăn ở” hay “thái độ.” Nó bao gồm tất cả những sự chuẩn bị của một người nữ cho sự thờ phượng, bao gồm cả thái độ của tấm lòng và sự trang sức đúng mực của vẻ bên ngoài. Trang phục của người đó nên phản ánh một tấm lòng hướng về Chúa.

VẤN ĐỀ CỤ THỂ

Phao-lô không chỉ đưa ra một lời khen chung chung về vẻ bề ngoài của phụ nữ, mà ông còn xử lý với một số vấn đề cụ thể là nan đề trong Hội Thánh Ê-phê-sô.
Một nan đề cụ thể đó là việc một số phụ nữ thử bắt chước những giá trị của nền văn hóa xung quanh. Một số tác giả thời đó đã mô tả cách phụ nữ ăn mặc theo văn hóa La-mã vào thời của Phao-lô chắc chắn có ảnh hưởng trên Hội Thánh tạị Ê-phê-sô.
Bài viết của Juvenal, một nhà thơ châm biếm trong thế kỷ thứ nhất của La-mã, ông mô tả về đời sống hằng ngày trong đế quốc La-mã. Trong tác phẩm châm biếm thứ sáu ông mô tả những phụ nữ  với vẻ bề ngoài của họ đã gây sốc cho mọi người: “Không có gì mà một phụ nữ không cho phép mình làm, không có gì mà cô ta xem là đáng xấu hổ cả, và khi cô quấn quanh cổ mình với dây chuyền xanh ngọc lục bảo và đeo những viên ngọc trai khổng lồ vào đôi tai thon dài  mới thấy việc làm đẹp là quan trong đến vậy; rất nhiều  lớp nữ trang chất chồng nhau trên đầu cô ta! Trong khi đó cô chẳng để ý gì tới chồng mình cả!”
Pliny, sử gia La-mã trong thế kỷ thứ nhất, nói về Lollia Paulina, có thời từng là vợ Vua La-mã. Bà sở hữu một chiếc đầm trị giá hơn một triệu đô la theo tiêu chuẩn ngày nay. Chiếc đầm được đính đầy những viên ngọc bích và ngọc trai, và bà Lollia cầm theo hóa đơn bên mình để chứng minh giá trị của nó. (Lịch Sử tự nhiên 9.58).
Tuy nhiên trái ngược với xã hội La-mã, các tôn giáo huyền bí của Hi-lạp lại có những luật định nghiêm khắc về vẻ ngoài của phụ nữ. Một dòng chữ khắc minh họa quan điểm của họ: “Một người nữ thánh không nên có trang sức bằng vàng, không má hồng, không phấn mặt, không buộc tóc, không tóc bện, không giày, ngoại trừ những đôi giày làm bằng nỉ hoặc da thú sinh tế” (trích trong Những lá thư gửi Ti-mô-thê, Tít, và Phi-lê-môn, của William Barclay [Philadelphia: Wesminster, 1975], 67-68).
Cả Phao-lô và Ti-mô-thê đều đồng ý rằng Hội Thánh Ê-phê-sô sẽ là một lời chứng tin kính đến cộng đồng. Thế nhưng chúng ta thấy gì ở đó? Vì phụ nữ ở Hội Thánh bắt chước cách ăn mặc lòe loẹt của những người nữ ngoại giáo, để kêu gọi sự chú ý cho chính mình, hoặc ăn mặc để dụ dỗ đàn ông vào những mối quan hệ tình dục bất chánh là xúc phạm đến mục đích của buổi thờ phượng.
Một nan đề cụ thể thứ hai là mong muốn của một số phụ nữ thích phô trương sự giàu có của mình. Trong thế kỷ thứ nhất, người nghèo đầy dẫy mọi nơi. Người giàu sang có thể ăn mặc theo phong cách mà những người nghèo không thể nào sánh kịp. Ngày nay, để có quần áo đẹp cũng khá  dễ dàng trong xã hội phương Tây. Nhưng trong thời kỳ Tân Ước, một chiếc đầm của một người giàu có thể lên đến 7,000 đơ-ni-ê (vì 1 đơ-ni-ê bằng một ngày công cho một người làm thuê, số tiền đó tương đương với hơn 19 năm tiền lương của một người lao động bình thường). Khi một phụ nữ giàu có bước vào trong buổi nhóm mà mặc một chiếc đầm đắt giá, cô ta sẽ gây ra mối kích động làm gián đoạn buổi nhóm.
Ngoài áo quần đắt tiền, những phụ nữ giàu có còn trưng bày sự giàu có của mình qua những kiểu tóc trau chuốt với những trang sức đắt giá (ý của “tóc gióc” trong câu 9). Họ cũng đeo nhiều vòng và hoa tai bằng vàng và đính vàng vào giày dép và áo quần nữa.
Trong tác phẩm Của Tế Lễ Của Ca-In Và A-Bên, Philo – nhà triết học Do Thái của thế kỷ thứ nhất mô tả về một kỵ nữ: Cô đeo nhiều dây chuyền và vòng vàng, tóc thì búi cao với những bím tóc cầu kỳ. Mắt kẻ chì, lông mày vẽ láng mượt. Cô mặc quần áo đắt tiền thêu hoa lộng lẫy.
Hãy lưu ý rằng Kinh Thánh không cấm phụ nữ búi tóc hay sở hữu vàng, ngọc trai, và quần áo đẹp. Cả cô dâu của Sa-lô-môn (trong Nhã Ca 1:10) và người nữ được mô tả trong Châm ngôn 31:22 đều có quần áo đắt tiền. Sẽ có những thời điểm và nơi chốn phù hợp cho những cái đó, như đã được khẳng định trong Ê-sai 61:10: “Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giê-hô-va, linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta; vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta; khoác áo choàng công bình cho ta, như chàng rể mới diện mão hoa trên đầu mình, như cô dâu mới giồi mình bằng châu báu.”
Nhưng vấn đề là trang sức đã và đang được phụ nữ sử dụng như một cách phô trương sự giàu có của người đó và kêu gọi sự chú ý cho chính mình theo một  phong cách không lành mạnh. Chính vì vậy đó là điều mà Phao-lô cấm đoán trong nơi thờ phượng. Khi một người nữ ăn diện trong buổi thờ phượng để thu hút sự chú ý cho chính mình thì người đó đã vi phạm mục tiêu của buổi thờ phượng (1 Phi-e-rơ 3:3-4).
Nhiều năm trước sau khi giảng, tôi bước ra cửa thánh đường và một phụ nữ ăn mặc không phù hợp để đi nhóm  đã tiếp cận tôi. Bà trao cho tôi một món trang sức quý giá – một dây chuyền vàng và một lời mời. Đó là một cám dỗ công khai, nhưng còn nhiều lời mời khôn khéo hơn nữa tiếp diễn trong các Hội Thánh. Bất cứ ai không nhận thấy điều này thì giống như chôn đầu mình dưới cát vậy. Hãy nhìn vào rất nhiều Mục sư đã làm mồi cho tội dâm dục và rất nhiều Hội Thánh phải xử lý với đồi phong bại tục và hậu quả của tranh ảnh khiêu dâm. Đó là một trong những nguyên do Phao-lô dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ trong 1 Ti-mô-thê 2:9-10.
John Chrysostom, một thánh phụ trong thế kỷ thứ tư đã viết điều này trong bài giảng của ông về tầm quan trọng của việc phụ nữ ăn mặc giản dị trong buổi nhóm: “’ăn mặc đơn giản’ nghĩa là gì? Đó là che phủ hoàn toàn và lịch sự, và không có quá nhiều những phụ trang dư thừa đối với người này mà không phải đối với người kia. Cái gì? Vậy bạn tiếp cận Đức Chúa Trời để cầu nguyện với tóc búi và trang sức bằng vàng ư? Có phải bạn đi khiêu vũ không? Đi dự một lễ cưới ư? Đến một buổi tấu hài ư? Ở đó thì quần áo đắt tiền là hợp lý; còn ở đây thì không cần đến. Bạn đến đây để cầu nguyện, để cầu xin cho tội lỗi mình, để nài xin cho những sự xúc phạm của bạn, van xin Đức Chúa Trời và hi vọng Ngài ban lại cho bạn sự thuận lợi…Hãy tránh xa sự giả tạo như thế!
Hội Thánh là nơi để thờ phượng, không phải nơi để biểu diễn. Tôi cảm thấy khó chịu khi thấy những người tự xưng là Cơ Đốc Nhân nhưng vẻ bề ngoài của họ làm cho người ta choáng ngợp. Bất cứ khi nào con người muốn dùng buổi nhóm để tìm kiếm sự chú ý cho chính mình thì đó thực sự là một tai họa cho Hội Thánh.

dr_macarthur

Tác giả: John F. MacArthur

Translated by Van Pham.

(Còn tiếp)

    

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn