Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / 10 THÓI QUEN LÀM SUY GIẢM HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

10 THÓI QUEN LÀM SUY GIẢM HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

 Uông Nguyễn

un

Nếu Cứu Chúa là Đấng Sáng Tạo và thường nhấn mạnh câu ‘Ai có tai mà nghe hãy lắng nghe,’ trong Phúc Âm. Đặc biệt là trong sách Khải Huyền có 8 lần Chúa Thánh Linh nhấn mạnh sự lắng nghe, vậy là tín hữu của Chúa chúng ta cũng cần biết rõ giá trị của sự lắng nghe để tiếp thu. Tại sao Chúa phải nhấn mạnh như vậy? Bởi vì chúng ta thường bị phân tâm. Mỗi chúng ta đều có quá khứ, chính quá khứ đã tạo cho ta những thói quen, những thói quen này khiến ta mất hiệu nghiệm trên mọi phương diện và đặc biệt là hạnh phúc gia đình.

 

  1. So kè
    Thói quen so kè là một trong những yếu tố gây cản trở rất lớn khi ta muốn nghe người đối thoại với ta. Một lý do đơn giản của so kè là ta thường muốn chứng tỏ rằng ai thông minh hơn, ai có khả năng hơn, ai năng lực hơn, ai có cảm xúc lành mạnh hơn… Nhiều người còn đi xa hơn khi còn tập trung vào vấn đề so sánh rằng ai khổ hơn ai, ai là nạn nhân. Khi ta nói chuyện với người khác thì ta lại quá bận tâm suy nghĩ và cho rằng, “liệu ta có thể làm được việc này hơn người không?” Khi ta tự so sánh và cho rằng ta có kinh nghiệm hơn… nói hay hơn, làm giỏi hơn, kiếm tiền nhiều hơn… Con ta thông minh hơn, ta thành công hơn và như vậy ta nói chuyện mà lòng ta đã quá bận tâm với nhiều thứ để so sánh. Ta đã quá bận tâm và đó là lý do khi nói chuyện ta chẳng tiếp thu được bao nhiêu. Vợ chồng nói chuyện với nhau mà chỉ là so kè chứ không phải hiểu biết. Ta đã đánh mất cơ hội để hiểu người bạn đời đang muốn đối thoại với ta. Khi ta không hiểu thì sẽ không thể thông cảm với nỗi đau hay những tủi hờn của người đang muốn giãi bày, và hậu quả là: tình cảm của ta mãi mãi hời hợt. Không thể tập trung lắng nghe, ta không thể thông cảm và chia sẻ cho nhau những nỗi đau trong đời, và đó là lý do khiến hạnh phúc của ta cũng chỉ là bèo bọt và hời hợt như cách tiếp chuyện của ta vậy.
  2. Đọc tâm ý người đối thoại
    Thói quen đọc ý tưởng người đối thoại thì thường ít để tâm lắng nghe xem bạn ta đang nói gì. Họ thường cố gắng hình dung ra xem người đang đối thoại với ta thật sự đang nghĩ gì và cảm xúc của họ ra sao. Khi chú tâm đọc ý tưởng của người đối thoại, ta thường quan tâm rất ít tới lời nói hơn là giọng điệu và ý tứ để tìm hiểu. Sự chú ý này là bản chất tự nhiên của sự dễ bị chi phối bởi tâm tư của ta và khiến ta đã không muốn hiểu chính ta và lại càng thiếu hiểu biết người mà ta tiếp chuyện. Mặc dù người mà ta đang tiếp chuyện rõ ràng muốn giải bày tâm tư và tình cảm của họ nhưng ta đã bị chi phối, thiếu tập trung, vì thế trên phương diện nào đó khi người ta nói, tai ta không nghe rõ và cảm xúc của họ thật sự chẳng ăn nhằm gì với ta. Ta sự thật không biết và chẳng hiểu gì khi mà người đối thoại với ta đã nỗ lực giải bày. Đó là trong xã hội còn trong gia đình thì khi một trong hai người chúng ta bị chi phối như vậy, ta sẽ chỉ làm gia tăng sự bất mãn và hậu quả là hôn nhân và hạnh phúc của ta càng ngày càng xuống dốc.
  3. Chờ để phát ngôn
    Người có thói quen chờ để phát ngôn thì sẽ chẳng nghe được gì khi ta quá bận tâm để chuẩn bị cho lời nói của mình. Đây là cãi nhau. Mọi sự chú ý của ta là để chuẩn bị để ta có thể nói ra những gì mà ta đã chuẩn bị trong tâm trí của mình. Vì ta chỉ chú ý đến những gì mình muốn nói thành ra trong khi tiếp chuyện người nhưng thực tình thì tâm trí ta đang bay lả bay la vì ta đang có điều gì hay để phát biểu, hoặc một vài câu chuyện hấp dẫn nào đó để nói. Và chỉ chờ có cơ hội là ta sẽ nói ngay. Nói liến thoắng, nói không ngắt lời, nói như người bị chứng ‘tháo tỏng’ vậy. Nhiều người còn cả đưa ra một chiến lược là nếu ta nói thế này thì người đối thoại với ta sẽ phải đáp lại thế kia… Rút cuộc ta không nghe được gì trong tâm sự của người đối thoại với ta. Hạnh phúc gia đình là do sự đầm ấm tạo ra, và chỉ khi ta biết tập trung lắng nghe, ta mới có thể hiểu và bắt đầu thông cảm.   kh3
  4. Sàng lọc
    Khi ta sàng lọc là khi ta chỉ muốn nghe những gì mình muốn nghe. Ta chỉ chú ý đủ để biết người đối thoại với ta có giận hờn, có oán trách, có bất an… Có nghĩa là lời nói của họ, những quan tâm, sự bức xúc của họ chẳng ăn nhằm gì với ta. Vì ta chỉ muốn nghe những gì mà ta thích nghe, còn mọi sự khác những quan tâm, bức xúc của bạn ta, thì ta để ngoài tai. Và khi ta phát ngôn là ta sẽ phát ra những lời cay đắng của lòng mình.
  5. Phán xét
    Óc phán xét là một trong những thói quen kinh khủng để triệt hạ mọi nỗ lực gây dựng. Óc phán xét là cội nguồn của mọi thành kiến, và chỉ trích, nó chính là nọc độc làm tê liệt mọi cơ hội để ta có thể nghe một cách chân thành. Không phải ngẫu nhiên mà trong Phúc Âm khi mở phần Tân Ứơc ra là ta đã gặp ngay lời của Cứu Chúa Giê-su dạy ta rằng ta không được phán xét [Mathiơ 7:3-5]. Trong thần học khi ta phán xét là khi ta ngự trên cương vị của Đức Chúa Trời. Vì thích phán xét cho nên ta hay có thành kiến, và khi những thành kiến kia khống chế ta. Nhiều khi người đối thoại với ta có thể bị cho là ngu dốt, điên khùng, chẳng ra gì, không đủ tư cách… Tất nhiên là ta sẽ chẳng để ý đến người đối thoại với ta và không còn để ý xem họ đang nói gì. Ta đã gạt bỏ họ trước khi họ mở miệng ra nói chuyện với ta vì thành kiến của ta. Ta vội vàng phán xét rằng người đó là vô đạo, phường đạo đức giả tạo… Khi họ chưa nói xong là khi ta đã dựng xong một bức tường ngăn cách. Họ càng nói thì ta càng gia tăng cái nhìn bi quan về họ. Ta không có quyền phán xét nếu ta chưa nghe hết câu chuyện của người đối thoại. Hạnh phúc gia đình sẽ không bao giờ được duy trì chứ đừng nói đến tăng trưởng nếu ta cứ để óc phán xét tác yêu tác quái trong ta. Read more:     https://huongdionline.com/2015/09/03/chuyen-tinh-vuot-thoi-gian/
  6. Mơ tưởng
    Mơ tưởng thì không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe xem người đối thoại với ta đang nói gì. Khi ta nghe ai đó nói cái gì đó gần giống như với kỷ niệm cũ của ta thế là tự nhiên tâm trí của ta bị tràn ngập với dĩ vãng. Tâm trí ta bị nhấn chìm với bao nhiêu kỷ niệm năm xưa của ta. Tâm hồn của ta lúc này đã bay lả bay la đến một phương trời nào đó của dĩ vãng và ta quên mất người đang đối thoại với ta và quên mất họ đang thật sự nói gì.
  7. Đồng vị hóa vấn đề
    Ối chà sao người này nói cái gì giống tâm trạng của ta đến thế. Chuyện của họ sao giống như chuyện của ta và thế là ta sẽ bị gọi về với cái ta của vật lộn hôm nào. Người đối thoại với ta có thể nói rằng răng họ đau thì ta lại bận tâm nghĩ về răng của ta đau hôm nọ. Ta nghĩ về việc của ta hơn là nghe về việc của người đối thoại. Khi đó ta quên rằng người đang nói chuyện với ta đã không được quyền tâm sự, giải bày tâm tư từ trong đáy lòng của họ. Không thể chú tâm lắng nghe là không có quyền tận hưởng hạnh phúc.
  8. Đại quân sư
    Ta tự cho mình là người có kiến thức, có kinh nghiệm và tự biến ta trở thành một đại quân sư để giải quyết mọi nan đề. Ta sẵn sàng ra tay làm một hiệp sỹ giúp người và sẵn sàng nêu ý kiến mặc dù người đối thoại với ta không hỏi ý kiến của ta. Ta không muốn nghe nhiều, có khi chỉ nghe người đối thoại nói được vài lời, ta nhìn ra một ít cử chỉ là ta đã kết luận rằng ta đây đã có lời giải đáp chính đáng. Nhưng thương thay khi ta quá bận tâm tìm kiếm giải pháp và thuyết phục người rằng hãy làm theo ta, theo với sáng kiến của ta… thì ta đã làm mất đi một điều tối quan trọng đó là: tìm hiểu người đối thoại với ta. Vì ta không thể nghe được những gì trong cô đơn, trong lạc lõng, trong đau khổ, và tủi hờn của người đang đối thoại với mình thì tâm hồn ta không còn ở đó. Người đầu gối, má kề với nhau mà chỉ thích là quân sư của nhau thì trong họ đang là hai chiến tuyến của hai địch thủ vậy.   un
  9. Tranh luận
    Vì tự cho rằng ta biết nhiều, ta có kiến thức, ta thích khẳng định cái ta trong thiên hạ và ta trở thành người rất hiếu thắng. Vì có chút kiến thức, có chút hiểu biết, ta cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, thành ra ta rất thích tranh luận, thích đấu khẩu với người đối thoại cùng ta. Ta sẽ là kẻ gây nên những bức xúc trong cuộc đối thoại vì người đối thoại với ta nhận thấy rằng lời của họ chẳng ăn nhằm gì đối với ta nữa. Vì ta quá bận tâm để tìm cho ra những bất đồng của người đối thoại với ta, ta không còn nghe nữa. Nếu tư duy của họ không trùng hợp với tư duy của ta và như thế ta sẽ thẳng thừng bác bỏ họ. Ta không thể đội trời chung với họ. Không những ta không lắng nghe xem người đối thoại với ta muốn nói gì, muốn tâm sự gì mà ngược lại thì ta lại chỉ gân cổ khẳng định, tạo mọi nỗ lực để giữ vững lập trường của mình vào những điều mà ta tin là đúng… điều mà ta thích phải được lắng nghe và tệ hơn ta còn muốn người đang có nỗi niềm cần tâm sự kia phải tuân thủ theo ta. Nhiều khi ta còn cả gan xử dụng một biện pháp rất rẻ tiền, đó là mỉa mai và giễu cợt với quan điểm của người khác. Chính ta đã đánh mất tất cả mọi cơ hội để có được một cuộc nói chuyện cởi mở, chân tình và vui tươi. Ta không lắng nghe thì ta không thể nhận biết sâu xa hơn về người đối thoại với ta. Vợ chồng mà như là hai chiếc loa phóng thanh mở hết công suất thì không bao giờ nếm mùi hạnh phúc.
  10. Ta đúng
    Ta là đúng và sẵn sàng khẳng định cái đúng của ta. Ta sẽ tạo mọi nỗ lực để bảo vệ cái đúng theo quan điểm của ta. Ta sẵn sàng bóp méo mọi sự thật của người khác, nếu họ không công nhận ta sẽ có thể lên án, gọi tên, hoặc tệ hơn nữa là nêu lỗi lầm của người đối thoại với ta trong những năm xửa năm xưa… Mục đích là gì? Chẳng qua chỉ là để nhằm giúp ta tránh chấp nhận cái sai và sự thiển cận của mình. Ta không thể chấp nhận những lời phê bình có tính cách xây dựng, không thể chấp nhận cái nhìn khách quan của người khác. Thế giới quan của ta là bất di bất dịch và không ai có thể bảo ta phải thay đổi… Quan điểm của ta là dĩ bất biến. Ta bất biến và ta tự cho rằng ta không bao giờ sai. Ta chỉ có đúng, và đúng mà thôi. Bất hạnh thay những con người đó mãi mãi chỉ là những con người dại dột và hậu quả là… đổ vỡ.

Cùng một tác giả:

ĐỌC SÁCH

Uông Nguyễn   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn