Một lời chứng tốt.
MỘT LỜI CHỨNG TỐT
Lê Nguyễn Hoàng Minh Trung là một mục sư của hội thánh Lutheran tại Portland, Oregon. Ngoài thì giờ đảm trách các mục vụ của nhà thờ, ông cũng là một tài xế của School bus.
Khi ông lái xe đưa đón các học sinh. Ông nhận lái xe school bus (xe số 8) cho một nhóm học sinh High School chuyên môn quậy phá và nói những lời đùa cợt tục tiểu. Đây là một chuyến xe khó khăn cho các tài xế. Và nhiều tài xế không dám tiếp nhận lái chiếc xe này.
Lê Nguyễn Hoàng Minh Trung khi còn trẻ tuổi đã từng kết bạn với một nhóm du đãng đường phố ở Portland, tiểu bang Oregon. Sau khi nhận ơn cứu rỗi của Chúa Jesus Christ, ông vào Trường Kinh Thánh và trở thành một mục sư.
Mục sư Trung được ơn của Chúa để có thể nhận lấy những trách nhiệm khó khăn – dù là ở nhà thờ hay bên ngoài xã hội.
Khi nhận lái xe school bus số 8, lúc đầu Mục sư Trung bị các em gây chiến với những lời nói xấc xược vô lễ. Ông bình tỉnh nói chuyện, khuyên nhủ, và ân cần dạy dỗ các em.
Một số em trên xe bắt đầu thay đổi thái độ với Mục sư Trung. Thay vì tiếp tục quậy phá và khiêu khích, chúng trở nên mềm mại và ngoan hơn. Qua tìm hiểu Mục sư Trung biết rằng đa số các em này đều sống trong những gia đình tan vỡ, cha mẹ chúng ly thân, nghiện ngập ma túy, cờ bạc và nhiều tệ nạn khác.
Chỉ có tin lành quyền năng mới có thể thay đổi số phận của những học sinh này. Và mặc dù ngay cả khi các em chưa tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa, thì chúng nó cũng chịu tác động bởi ảnh hưởng tích cực từ một đầy tớ Chúa.
Từ nếp sống gương mẫu cộng với ân tứ giáo dục cho lứa tuổi thiếu niên, Mục sư Trung được các em yêu mến. Chúng nó thích đi chuyến xe bus số 8, thích tiếp xúc với Mục sư Trung và được nghe ông nói chuyện. Có em phát biểu rằng khi ra trường có việc làm sẽ dâng hiến tiền bạc để hỗ trợ chức vụ Mục sư Trung. Có em thì nói rằng lớn lên sẽ làm tài xế xe school bus giống như Mục sư Trung.
Đính kèm theo lời chứng này là một lá thư của một em học sinh được thay đổi gửi cho Mục sư Trung.
Trong lá thư này Wolfgang Finlucy đã viết đại ý:
Ông Lê kính mến.
Ông là người lái xe bus tốt bụng mà tôi đã gặp. Tôi không muốn đi học, nhưng tôi thích ngồi trên xe bus của ông. Ông đã đối xử một cách tôn trọng với chúng tôi, mặc dù chúng tôi chỉ là bọn trẻ con ngỗ nghịch. Ông đã không cằn nhằn, bực dọc hay nói những lời tiêu cực với chúng tôi như những người lái xe khác. Vì vậy chúng tôi tôn trọng ông và cho rằng ông rất tuyệt vời. Ông làm cho chúng tôi cười và vui thích khi ngồi trên xe bus của ông. Nếu trong năm học tới, chúng tôi không có ông là người lái xe bus, thì những nhóm học sinh khác sẽ rất may mắn khi có ông là người lái xe bus cho chúng nó.
“Có thể dẫn con nai đến suối nước, nhưng không thể ép nó uống nước. Tuy nhiên nghệ thuật sư phạm là thuyết phục nó chịu uống nước.”
Trong một phương diện giới hạn, ánh sáng của thế gian và muối của đất giữ cho trái đất được xinh đẹp hơn.
–
Biên tập viên Hướng Đi
Năm câu hỏi bạn có thể sử dụng để chia sẻ về Chúa Jesus là:
1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
2. Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?
3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?
4. Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?
5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?
Những câu hỏi này hành động theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với một câu hỏi bất kỳ nào trong danh sách trên khi bạn cảm thấy được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi, và câu hỏi này hành động như một con tàu phá băng, đó là:
1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
Tôi không bao giờ hỏi: Bạn có tin vào Đức Chúa Trời không? Bởi vì nếu hỏi như thế thường gây ra vấp phạm, tổn thương. Những người bị hỏi câu này có thể cảm thấy niềm tin vào Đức Chúa Trời không phải là mối quan tâm của họ. Cho dù có đúng như thế thì họ vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi được phỏng vấn một câu hỏi mở mà qua đó họ có thể nói lên ý kiến cá nhân của họ.
Khi tôi hỏi câu hỏi về loại đức tin mà người khác có, nhiều người cho tôi câu trả lời ngắn chỉ 2 giây, một số khác đưa ra câu trả lời kéo dài 10 phút. Việc này không thành vấn đề. Cái chính là khi bạn lắng nghe thì lòng của họ mở ra với bạn.
Tôi còn nhớ có lần tôi đang đứng trong lối đi ở một nhà hàng địa phương. Một phụ nữ đứng phía
trước tôi trang sức lộng lẫy với các món nữ trang đắt tiền. Tôi hỏi cô ta:
– Vì sao cô phải trang sức nhiều như thế?
Cô ấy trả lời rằng cô ấy là một pháp sư, một phù thủy chỉ biết làm điều thiện. Tôi gợi ý:
– Nếu cô có thời gian, chúng ta có thể uống cà-phê?
– Được thôi.
Tôi ngồi xuống một bàn cà-phê gần đó và hỏi cô ta: Cô có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của cô?
Tôi lắng nghe cô ta giải thích niềm tin của cô vào ma thuật trong khoảng 20 phút. Tôi chỉ trả lời: Hmmmmmm.
Cố gắng giữ thái độ lịch thiệp, tôi ngồi đó nghe cô ta nói. Thay vì nhảy lên bịt miệng cô ta lại, tôi kiên nhẫn lắng nghe trong tình yêu thương.
Cho dù người phù thủy nói huyên thiên trong 20 phút hay một người khác chỉ trả lời: Vâng tôi có đức tin cho đời sống tâm linh. Tôi vẫn không bao giờ phản hồi. Tôi chỉ hỏi câu kế tiếp.
2. Theo bạn, chúa Jesus Christ là ai?
Câu hỏi này phân rẽ, tách biệt người sùng đạo với những người có liên quan khác. Những người sùng đạo thường trả lời câu hỏi này theo cách: Chúa Jesus là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, là người đã chết trên thập tự giá.
Đây là một câu trả lời đúng về thần học nhưng nó rất khách quan.
Nếu tôi hỏi bạn một câu hỏi giống như thế. Tôi hy vọng bạn sẽ trả lời: Ngài là Đức Chúa Trời của tôi và là Cứu Chúa của tôi.
Bạn chú ý từ “của tôi” trong giọng nói của bạn? Câu trả này bày tỏ bạn có mối liên hệ cá nhân với Đấng Christ.
3. Bạn tin có thiên đàng, địa ngục?
Một phụ nữ dừng lại trước nhà tôi mời tôi mua một vài món hàng nào đó. Khi cô ta bước vào trong sân nhà, tôi liền hỏi cô ta:
– Cô tin thiên đàng, địa ngục có thật không?
– Tôi không tin chút nào.
Khi đó tôi hỏi câu kế tiếp.
4. Khi qua đời bạn sẽ về đâu?
Người phụ nữ trả lời: Dĩ nhiên là thiên đàng.
Thật là thú vị, cô này muốn đi tới một nơi mà cô ta không tin là nó hiện hữu. Cô ta đã di chuyển sự tin tưởng của cô ta từ cái đầu tới tấm lòng. Cái đầu thì không tin nhưng tấm lòng thì tin!
Bạn có thể tiến đến câu hỏi tiếp theo: Tại sao Đức Chúa Trời cho phép cô vào thiên đàng?
Câu hỏi này sẽ dẫn bạn đến câu hỏi cuối cùng và bạn biết phải làm gì với bước tiếp theo. Đây sẽ là câu hỏi sản sinh hệ quả là bạn được mở Kinh Thánh ra và chia sẻ lẽ thật từ Lời Chúa.
5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?
Đây là một câu hỏi quyết định. Người ta sợ phải bỏ qua những cơ hội bởi vì họ không có các thông tin đúng.
Chỉ có thể có 2 khả năng khi trả lời câu hỏi này: Tôi muốn biết hoặc là tôi không cần biết. Nếu câu trả lời là tôi muốn biết, khi đó bạn được cấp giấy phép để đi bước tiếp theo.
Tôi nói điều này có thể làm cho bạn rất đỗi ngạc nhiên. Trong suốt 16 năm qua khi hỏi câu hỏi này tôi chưa bao giờ bị sa lầy trong đó.
Tôi xin giải thích. Khi tôi hỏi một ai đó: Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Có thể tôi sẽ nghe câu trả lời: Tôi không muốn biết.
Lúc đó tôi hoàn toàn yên lặng.
Rồi tôi nghe thêm một câu khác: Nè Bill, anh định không nói lẽ thật của anh cho tôi sao?
Tôi trả lời nhát gừng: Tôi cho rằng anh không muốn biết mà!
Và hầu như câu trả lời bây giờ là: Ồ không, tôi muốn biết, nói đi.
Và rồi tiến trình rao giảng Phúc Âm được tiếp tục. Tôi mở Kinh Thánh ra và đề nghị người đó đọc các phần trích dẫn mà tôi đã chuẩn bị trước. Đây là những nội dung chúng ta sẽ thảo luận ở chương tiếp theo.
Bill Fay
Translated by Hon Pham.
MỘT LỜI CHỨNG KHÁC.
Trước Thế chiến 2, có một thương gia xây cất người Pháp gốc Ý tên là Enrico sống ở Paris. Sau khi tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa, ông đi dạo chơi vào một đêm khuya nọ gần chỗ công trường mà ông xây dựng. Chợt ông thấy 2 người đàn ông nhảy ra khỏi chiếc xe tải và tiến về khu vực chứa vật liệu xây dựng của ông. Enrico dừng lại cầu nguyện: “Con phải làm gì đây, thưa Chúa?” Một ý tưởng lóe lên trong đầu ông.
Enrico tiến lại gần 2 gã đàn ông và yên lặng giúp họ chất gỗ lên xe. Sau vài phút ông hỏi: “Các anh sẽ làm gì với những tấm gỗ này?” Họ cho ông biết dự định của họ. Enrico gợi ý: “Tôi nghĩ các anh nên sử dụng đống gỗ này thì tốt hơn”.
Sau khi chiếc xe tải được chất đầy gỗ, một trong hai kẻ trộm tỏ lời khen ngợi Enrico: “Ông quả thật là một đồng minh ăn trộm đầy thiện chí”.
“Ồ không, tôi không phải là kẻ trộm” Enrico trả lời.
“Này anh bạn, đừng sĩ diện. Anh biết chúng tôi đang làm gì lúc nửa đêm thế này, thế mà anh còn sẵn sàng giúp chúng tôi nữa”.
“Tôi biết các anh đang làm gì chứ. Nhưng tôi không phải là tay ăn trộm. Tôi là chủ nhân của khu vật liệu và đống gỗ này”.
Hai người lạ mặt trở nên sợ hãi. “Đừng sợ” Enrico an ủi họ. “Tôi quan sát hành động của các anh, nhưng tôi quyết định không gọi cảnh sát. Các anh chưa biết cách sống công bình nên tôi sẽ chỉ bảo cho các anh. Trước hết các anh hãy nghe tôi nói. Rồi sau đó có thể chở đống gỗ này về nhà”.
Lập tức Enrico có ngay những khán giả thật nghiêm túc cho buổi “truyền giảng ngoài trời” của ông. Trong vòng 3 ngày sau cả hai anh chàng này đều tiếp nhận Chúa Jesus. Một người sau đó trở thành mục sư, còn người kia là chấp sự của Hội Thánh. Đống gỗ Enrico cho họ thật chẳng có gì đáng so sánh với giá trị của 2 linh hồn. Trong ánh sáng của Lời Chúa thì một linh hồn còn quí giá hơn cả thế gian.
Không phải đống gỗ Enrico tặng cho đã đưa họ đến với Chúa, nhưng cao cả hơn đó là tấm lòng vị tha của ông khi ông bắt quả tang 2 người đang vi phạm luật pháp. Họ biết Enrico có thể gọi cảnh sát đến bỏ tù họ, nhưng ông đã bày tỏ thiện chí trước khi họ ăn năn. Cũng vậy Chúa Jesus tha thứ cho nhân loại trên thập tự giá trước khi chúng ta ăn năn hối cải.
Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Nếu chúng ta ở trong trường hợp của Enrico, chúng ta sẽ hành động như thế nào?
(Trích từ TÔN JESUS LÀM CHÚA của Loren Cunningham – tác giả quyển DÁM SỐNG TRÊN BỜ VỰC)